IV.MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP:

Một phần của tài liệu Bài Thảo luận: Thực trạng và giải pháp khắc phục nhưng yếu kém và từng bước củng cố, hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng (Trang 37 - 41)

III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA TTTT LIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM

IV.MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP:

Một số nhóm giải pháp nhằm phần khắc phục những yếu kém và từng bước củng cố, hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng như sau:

Một là, tổ chức lại các ngân hàng thương mại Nhà nước. Trước hết, thay đổi

cơ chế tài chính trong các ngân hàng này theo hướng hạch toán độc lập giữa các chi nhánh với nhau và với Hội sở chính. Tiếp theo đó, tiến hành cổ phần hoá các ngân hàng thương mại Nhà nước. Với giải pháp này thì số lượng các chủ thể tham

gia trên thị trường sẽ không chỉ tăng lên về mặt số lượng mà còn khẳng định ý nghĩa thực sự của các giao dịch. Sau khi các chi nhánh của các ngân hàng thương mại được hạch toán kinh doanh độc lập, sẽ không còn trông chờ vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính mà sẽ mua bán với bất cứ chủ thể nào có lợi nhất. Như vậy, mỗi địa phương (tỉnh hoặc thành phố) sẽ trở thành những trung tâm mua bán vốn của những chi nhánh của các ngân hàng thương mại Nhà nước khác nhau với nhau.

Hai là, đa dạng và chuẩn hoá các công cụ trên thị trường. Bên cạnh những

công cụ sẵn có, cần được chuẩn hoá theo những khuôn khổ pháp lý thống nhất, cần sớm đưa vào thị trường các công cụ giao dịch khác như các công cụ chứng khoán phái sinh, các loại thương phiếu, các bảo lãnh của ngân hàng (bank acceptances), kỳ phiếu ngân hàng, v.v… Những công cụ này không chỉ góp phần đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng - tài chính mà còn tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia có cơ hội lựa chọn nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu về nguồn và sử dụng nguồn khi tham gia thị trường.

Ba là, khuyến khích các tổ chức tín dụng Việt Nam tham gia vào hoạt động

thị trường tiền tệ trong khu vực và trên thế giới, trước hết là thị trường Hongkong và Singapore. Hiện nay, mới chỉ có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện được hoạt động này và đạt được một thành công góp phần sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả, nhất là nguồn tiết kiệm ngoại tệ huy động từ trong nước. Để thúc đẩy các tổ chức tín dụng tham gia hoạt động thị trường tiền tệ quốc tế, Ngân nhà Nhà nước cũng cần thay đổi một số những quy định pháp lý về quản lý ngoại hối và sự di chuyển của những luồng vốn. Song, quan trọng hơn, các tổ chức tín dụng vẫn phải tích cực và chủ động trong việc vươn ra thị trường nước ngoài, tranh thủ sự cộng tác với các ngân hàng có uy tín của nước ngoài thông qua những quan hệ như là quan hệ ngân hàng đại lý, uỷ thác, trung gian giải ngân.

Bốn là, nâng cao trình độ công nghệ của ngân hàng thương mại và các tổ

chức tín dụng trong nước. Chất lượng hoạt động của các ngân hàng thương mại là điều kiện nhằm đem lại sự ổn định cho thị trường. Các ngân hàng cần có hệ thống thông tin với khả năng thu thập và xử lý và cung cấp thông tin hiệu quả cho hoạt động quản lý nguồn vốn, chất lượng sử dụng vốn và dự báo chính xác diễn biến của thị trường. Trên thực tế, để thực hiện được các nghiệp vụ phái sinh nhằm hạn

trường tiền tệ là rất phức tạp, đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng đổi mới công nghệ, hiện đại hoá hệ thống thanh toán mà còn phải đào tạo đội ngũ nhân lực và học tập những bài học kinh nghiệm của các ngân hàng hiện đại trên thế giới.

Năm là, nâng cao năng lực tổ chức, điều hành thị trường liên ngân hàng của

Ngân hàng Nhà nước. Cần sớm thành lập Vụ Thị trường Tiền tệ trực tiếp thực hiện tổ chức, quản lý, điều hành thị trường liên ngân hàng. Đổi mới cơ chế hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường tiền tệ sao cho Ngân hàng Nhà nước trở thành là ngân hàng bán buôn lớn nhất trên thị trường tiền tệ.

Ngân hàng Nhà nước cần sớm xây dựng quy chế hoạt động đối với các thành viên tham gia hoạt động thị trường liên ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của thị trường. Thiết lập quy chế về thông tin: cơ quan kiểm duyệt thông tin, đội ngũ cán bộ xử lý, cung cấp thông tin phù hợp, cơ chế phối hợp thông tin với các cơ quan chức năng, v.v…. nhằm tránh tình trạng chồng chéo thông tin, bóp méo thông tin.

Đầu tư cho các điều kiện về cơ sở vật chất và kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tổng hợp, cập nhật thông tin, dự báo diễn biến thị trường, vốn khả dụng, trình độ quản trị kinh doanh, rủi ro, khả năng quản lý vốn khả dụng của Ngân hàng Nhà nước từng bước gắn kết thị trường tiền tệ trong nước với thị trường tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ về kỹ thuật xử lý giao dịch phát sinh trên thị trường, các kỹ thuật vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Sáu là, hoàn thiện cơ chế xác định lãi suất của thị trường. Lãi suất – giá bao

giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất đối với bất kỳ thị trường nào. Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế xác định giá theo hướng khớp lệnh hoặc đấu giá, trước hết tại các trung tâm tài chính lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Lãi suất được xác định ở những trung tâm này sẽ làm cơ sở tham chiếu cho các địa phương còn lại trong cả nước. Đồng thời, các tổ chức tín dụng sẽ căn cứ vào lãi suất nói trên để xác định lãi suất của thị trường bán lẻ – huy động hoặc cho vay vốn đối với nền kinh tế. Nói cách khác, các tổ chức tín dụng có thể chủ động thoả thuận lãi suất với các đối tượng khách hàng mà không phải mò mẫm hay bám dựa vào lãi suất “chỉ đạo” của Ngân hàng Nhà nước hay lãi suất của thị trường tiền tệ nước ngoài SIBOR hay LIBOR, v.v… Mặt khác, việc hình thành

lãi suất như trên sẽ tạo điều kiện gắn kết thị trường tiền tệ trong nước với thị trường các nước trong khu vực và quốc tế, góp phần cho các tổ chức tín dụng chủ động tham gia hoạt động trên thị trường và với các ngân hàng nước ngoài.

Bảy là,thống nhất thị trường liên ngân hàng. Thị trường liên ngân hàng hiện nay gồm có thị trường nội tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Sự phân tách thị trường đã tạo ra những bất cập trong việc quản lý dòng vốn. Ngoài ra, trong điều kiện hệ thống thông tin chưa hoàn chỉnh, dẫn đến việc truyền tải và quản lý thông tin thiếu chính xác. Điều này gây khó khăn khi thị trường mở rộng quy mô. Do vậy, cần thống nhất thị trường liên ngân hàng và có quy chế hoạt động phù hợp.

Danh sách thành viên nhóm TAM THẤT STT Họ và tên

1 Đỗ Thị Thiên Hương 2 Lê Thị Thùy Dương 3 Đinh Thị Oanh

4 Trịnh Công Dũng 5 Mai Hồng Minh 6 Phạm Thế Huỳnh 7 Nguyễn Văn Thương 8 Thân Văn Hân

9 Nguyễn Văn Dũng 10 Nguyễn Văn Hòa

Một phần của tài liệu Bài Thảo luận: Thực trạng và giải pháp khắc phục nhưng yếu kém và từng bước củng cố, hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)