Ký kết thỏa ước lao động tập thể:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn tập QUẢN TRỊ NHÂN LỰC ĐẠI CƯƠNG (Trang 31 - 33)

- Liên quan đến hệ số lương cơ bản từ đó suy ra mức lương cơ bản:

2.Ký kết thỏa ước lao động tập thể:

Sau khi 2 bên thống nhất nội dung thương lượng tại phiên họp thỏa thuận và được 50% số người tập thể lao động tán thành nội dung thương lượng tập thể. BCHCĐCS tiến hành trích những nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật đã được 2 bên thống nhất đưa vào nội dung của TƯLĐTT và lập thành bản Thỏa ước lao động tập thể.

BCH CĐCS gửi bản dự thảo TƯLĐTT về Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để tiến hành rà soát và kiểm tra lại các nội dung trước khi gửi cho NSDLĐ ký kết hoặc tổ chức ký kết ngay tại Hội nghị người lao động, Đại hội CNVC.

- Hiệu lực của TƯLĐTT: Ngày có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể được ghi trong thoả ước. Trường hợp thoả ước lao động tập thể không ghi ngày có hiệu lực thì có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết.

6.3. Tranh chấp lao động

6.3.1. Khái niệm, phân loại tranh chấp lao động

a. Khái niệm

Theo Điều 3 khoản 7Bộ luật Lao động năm 2012: “Tranh chấp lao động là tranh

chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.”

b. Phân loại

- Tranh chấp lao động cá nhân: Cá nhân lao động (hoặc một nhóm người lao động) với người sử dụng lao động.

- Tranh chấp lao động tập thể: Nhiều người lao động (hoặc tất cả người lao động) với người sử dụng lao động

6.3.2. Đặc điểm của tranh chấp lao động

Tiêu chí so

sánh Tranh chấp lao động cá nhân Tranh chấp lao động tập thể Chủ thể

tranh chấp

Cá nhân lao động (hoặc một nhóm người lao động) với người sử dụng lao động

Nhiều người lao động (hoặc tất cả người lao động) với người sử dụng lao động

Nội dung tranh chấp

Đòi quyền và lợi ích cho bản thân mình Thông thường, các tranh chấp lao động cá nhân thường là tranh chấp về hợp đồng lao động

Đòi quyền và lợi ích gắn liền với tâp thể lao động Thông thường các tranh chấp này thường là tranh chấp liên quan đến thỏa ước lao động tập thể

Tính chất tranh chấp

Tranh chấp lao động cá nhân mang Tính chất đơn lẻ, cá nhân Thông thường chỉ là tranh chấp giữa một cá nhân NLĐ với chủ sử dụng lao động

Tính liên kết tập thể giữa những người lao động tham gia tranh chấp. Họ có chung mục đích đòi quyền và lợi ích cho tập thể lao động, giữa họ phải có sự tổ chức, bàn bạc, thống nhất với nhau

Đại diện công đoàn

Thông thường Công đoàn không tham gia và tranh chấp, nếu có thì với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động

Trong tranh chấp lao động tập thể, Công đoàn tham gia vào tranh chấp với tư cách là một bên chủ thể của tranh chấp

Ví dụ Tranh chấp giữa anh A với Công ty B về tiền thưởng

Tranh chấp giữa bộ phận văn phòng với công ty chủ quản về thời giờ làm việc

6.3.3. Nguyên tắc, trình tự giải quyết tranh chấp lao động

– Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động.

– Bảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.

– Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật. – Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

-Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.

– Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn tập QUẢN TRỊ NHÂN LỰC ĐẠI CƯƠNG (Trang 31 - 33)