Ngôn ngữ kịch bản VBScript

Một phần của tài liệu Giáo trình chi tiết về HTML docx (Trang 81 - 82)

2. Các thẻ HTML

4.5 Ngôn ngữ kịch bản VBScript

Mã lệnh ASP có thể viết bằng VBScript hoặc JavaScript. Các script của ASP thực thi trên server và nằm trong cặp dấu <% %>. Bên trong có thể chứa các biểu thức, hàm, toán tử, lệnh hợp lệ của ngôn ngữ Script tương ứng. Ở đây chúng ta tìm hiểu vắn tắt cách sử dụng ASP để lập trình web động bằng VBScript.

4.5.1 Biến

Biến dùng để lưu trữ thông tin. Cú pháp khai báo biến như sau:

Dim biến 1, biến 2…

Biến có phạm vi cục bộ, nếu nó được khai báo bên trong 1 hàm hay thủ tục thì nó chỉ có tác dụng trong hàm hay thủ tục đó, nếu nó khai báo trong phạm vi toàn trang ASP thì tác dụng của nó sẽ có phạm vi trong toàn trang ASP, tuy nhiên không có tác dụng trong trang ASP khác.

Ví dụ:

Ở trang Hello.asp ta có một biến x có giá trị là 3, trang Index.asp ta dùng lệnh < %response.write x%> thì sẽ không hiển thị kết qủa là 3 vì biến x của trang Hello.asp không được hiểu trong trang Index.asp. Tương tự như vậy khi một biến được khai báo trong 1 hàm, sẽ không có tác dụng ở bên ngoài hàm đó.

Ghi chú:

Không bắt buộc nhưng nên khai báo để kiểm soát và bắt lỗi.

Trong asp không khai báo kiểu của biến. Asp sẽ căn cứ vào việc sử dụng biến mà quyết định xem nên xử lý biến đó như là kiểu gì.

Nên sử dụng <%Option Explicit %> ở ngay đầu mỗi trang ASP để bắt lỗi khi không khai báo biến mà sử dụng.

Khi khai báo nên sử dụng các tiền tố để dễ phân biệt về ý nghĩa của biến được khai báo.

Dạng dữ liệu Tiền tố (prefix)

Boolean Bln Byte Byt Double Dbl Integer Int Long Lng Object Obj String Str ADO command Cmd ADO connection Cnn ………..

Để có thể kiểm soát chính xác một biến theo kiểu mình mong muốn, chúng ta dùng các hàm chuyển đổi kiểu. Để định nghĩa một biến có phạm vi sử dụng trong nhiều trang ASP của ứng dụng Web, ta dùng biến session và application (xem đối tượng session và application).

4.5.2 Mảng

4.5.2.1 Mảng một chiều

Mảng dùng để lưu trữ dữ liệu theo một dãy có thứ tự các phần tử, cú pháp để khai báo một mảng như sau:

Dim tên_mảng(chỉ số)

Để tăng giảm số phần tử của một mảng đã khai báo, cú pháp viết như sau: ReDim tên_mảng(chỉ số mới)

Để biết tổng số các phần tử của một mảng ta sử dụng hàm UBOUND với cú pháp sau: Ubound(tên_mảng)

Ví dụ:

<%

dim y(5) ‘khai báo mảng 6 phần tử đánh chỉ số từ 0 đến 5 y(0)=2 y(1)=13 response.write y(0) response.write y(1) %> 4.5.2.2 Mảng đa chiều

ASP cho phép khai báo một mảng lớn hơn một chiều, được gọi là mảng đa chiều. Cú pháp: Dim tên_mảng(chỉ số 1, chỉ số 2, …, chỉ số n)

Ví dụ:

Dim arraylist(10,10)

Với ví dụ trên sẽ khai báo một mảng hai chiều có 10x10 phần tử, trong đó phần tử (1,1) ở phía trên bên trái mảng, phần tử (10,10) ở phía dưới bên phải mảng.

Tương tự như vậy, ta có thể khai báo mảng ba chiều, bốn chiều,… nhưng tốt nhất chỉ nên sử dụng mảng hai chiều (có thể ba chiều) vì nếu quá nhiều chiều sẽ làm cho việc xử lý thêm phức tạp.

4.5.3 Hằng số

Cú pháp để khai báo một hằng số như sau:

CONST tên_hằng = giá trị

Một phần của tài liệu Giáo trình chi tiết về HTML docx (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w