ý nghĩa của nó trong sự nghiệp đổi mới đất nước
2.1. Quan hệ giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người phóng con người
2.1.1 Đặt vấn đề dân tộc giải phóng trên lập trường của giai cấp công nhân
Khi vạch ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã đề cập đến mối quan hệ giữa giải phóng giai cấp vô sản với giải phóng dân tộc. Nhưng họ xem xét vấn đề giải phóng
dân tộc ở vị trí của giai cấp vô sản ở các nước tư bản phát triển hoặc các nước chính quốc. Theo đó, vấn đề dân tộc nảy sinh như một hệ quả của vấn đề giai cấp và cách mạng giải phóng dân tộc phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc và chỉ có thể thành công khi cách mạng vô sản ở chính quốc thành công.
Hồ Chí Minh là một trong những người cộng sản đầu tiên của các dân tộc bị áp bức vận dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lênin và sớm nêu ra luận điểm về sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp vô sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến. Mục tiêu của cách mạng vô sản ở chính quốc là đập tan nhà nước của giai cấp tư sản, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, từ giải phóng giai cấp công nhân đến giải phóng các dân tộc bị áp bức rồi cuối cùng đi tới giải phóng nhân loại. Tiếp thu lý luận Mác-Lênin, Hồ Chí Minh viết: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”[46, 416]. Trong quá trình kết hợp lý luận với thực tiễn, xuất phát từ yêu cầu cấp bách của cách mạng thuộc địa, Hồ Chí Minh đã thay đổi lập luận của mình: có giải phóng được dân tộc mới giải phóng được giai cấp, coi giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp và là tiền đề để tiến tới giải phóng giai cấp hoàn toàn. Theo đó, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong thời điểm lịch sử lúc đó, không phải đảng Cộng sản nào cũng nhận thức được sáng tỏ vấn đề này cũng giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc nhưng trong tư duy của rất nhiều người lúc đó, chủ nghĩa dân tộc được đặt đối lập với chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa dân tộc ở Hồ Chí Minh là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính. Sau này, Người hầu như không dùng khái niệm “chủ nghĩa dân tộc” mà dùng khái niệm “lòng yêu nước” để phát huy mạnh mẽ truyền thống của người Việt Nam. Trong suốt 60 năm hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh không lúc nào xa rời lý tưởng độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Sức mạnh của yếu tố dân tộc, theo Hồ Chí Minh, không chỉ là sức mạnh tự có mà còn phụ thuộc một cách
quyết định vào việc kết hợp với chủ nghĩa xã hội Người đã đặt cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹ đạo cách mạng vô sản thế giới làm cho chủ nghĩa yêu nước truyền thống phát triển thành chủ nghĩa yêu nước hiện đại, kết hợp trong đó cả chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế. Nói cách khác, ở Hồ Chí Minh không có chỗ cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi xa rời quan điểm giai cấp mà trái lại gắn liền giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc Việt Nam với giải phóng giai cấp vô sản thế giới.
Hồ Chí Minh nhận định, rằng đối với Việt Nam, có giành được độc lập cho dân tộc thì mới giải phóng được giai cấp. Tuy nhiên, vấn đề dân tộc bao giờ cũng có tính giai cấp. Vấn đề dân tộc gắn với giai cấp nào thì nội dung, tính chất của độc lập dân tộc và dân chủ được xác định theo lập trường của giai cấp ấy. Hồ Chí Minh nhất trí với quan điểm của các nhà yêu nước cùng thời là sau khi giành được độc lập thì “quyền trao cho dân chúng số nhiều”. Nhưng trên cơ sở phân tích tính chất thời đại và nhận thức cái chung, cái riêng, Hồ Chí Minh đã nhận ra, rằng chỉ có nhận thức và giải quyết đúng cái chung mới có thể nhận thức và giải quyết đúng cái riêng. Muốn vạch đường lối đúng cho cách mạng Việt Nam không thể không tính đến vấn đề thời đại và giai cấp đóng vai trò trung tâm của thời đại. Chúng tôi cho rằng, chính việc khảo sát tính chất thời đại và vai trò lịch sử của giai cấp công nhân giúp Hồ Chí Minh đã có những quyết định sáng suốt vào những thời điểm quan trọng nhất. Người đã giải quyết vấn đề độc lập dân tộc không phải trên lập trường phong kiến hay tư sản mà trên lập trường của giai cấp công nhân.Vì thế, trong thực tiễn chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ, Hồ Chí Minh và Đảng ta một mặt thực hiện chính sách mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, mặt khác, đấu tranh chống tư tưởng đòi giành hoặc chia quyền lãnh đạo của giai cấp tư sản, bởi vì nếu quyền lãnh đạo rơi vào tay giai cấp tư sản thì chẳng những cuộc cách mạng dân tộc dân chủ không thể tiến hành đến cùng mà còn không thể chuyển lên chủ nghĩa xã hội khi có đủ điều kiện. Người chỉ ra, rằng mặc dù: “dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sỹ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường
quyền. Còn thế giới cách mệnh thì vô sản giai cấp đứng đầu đi trước” 47,266 nhưng: “trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thoả hiệp” 48,3.
Có thể nói lần đầu tiên, thông qua tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề giải phóng dân tộc ở Việt Nam được xem xét dưới góc độ giai cấp tiến tiến đứng ở vị trí trung tâm: giai cấp công nhân. Đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh khẳng định: “Giai cấp mà không có Đảng lãnh đạo thì không làm cách mạng được, Đảng mà không có giai cấp công nhân cũng không làm được gì” [53,295]. Nghĩa là, cách mạng chỉ có thể thành công nếu có Đảng của giai cấp công nhân. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” Người viết: “....Cách mệnh phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu....Cách mệnh phải hiểu phong triều thế giới, phải bày sách lược cho dân....Vậy nên sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh” [47,267]. Cũng giống như các vĩ nhân và các nhà cách mạng tiền bối, Hồ Chí Minh đã khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Nhưng theo Người, quần chúng nhân dân phải được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo thì mới trở thành lực lượng to lớn như nhiều chiếc đũa bó thành một bó, chứ không phải mỗi chiếc một nơi. Đảng phải làm nhiệm vụ trọng đại đó. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng trước hết phải có đảng cách mệnh để trong thì vận động, ngoài thì liên hệ với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy.
Hồ Chí Minh khẳng định, rằng Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm hệ tư tưởng chính, phải chiến đấu vì quyền lợi của giai cấp, của dân tộc. Đảng phải dẫn đường để toàn dân làm cách mạng. Đảng phải làm cho dân tin tưởng, ủng hộ và đi theo. Quan trọng nhất, Đảng phải thấy cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Vì vậy, Đảng phải liên kết tất cả mọi người, phải phát huy sức mạnh toàn dân tộc để đưa cách mạng đến thành công.
Hồ Chí Minh chỉ ra: “Thời đại của chúng ta là thời đại văn minh, thời đại cách mạng, mọi việc càng phải dựa vào lực lượng của tập thể” 54,282. Để kêu gọi đoàn kết quốc dân đồng bào, Hồ Chí Minh đã phân tích tình hình và chỉ ra, rằng trong lúc cần đoàn kết mà chủ trương giai cấp đấu tranh là một điều ngu ngốc và Người khẳng định: “ Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng. Hỡi đồng bào yêu quý !Việc cứu quốc là việc chung. Ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm” 48,198.
Trên cơ sở lòng yêu nước và lợi ích chung của các giai cấp cần lao và mọi tầng lớp khác trong dân tộc, Hồ Chí Minh đã hoá giải khôn ngoan những đối kháng về quyền lợi giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội trong những hoàn cảnh nhất định để tập trung cho lợi ích toàn cục. Người thường dùng những câu chữ đơn giản để thuyết phục mọi người nắm tay đoàn kết như: nhóm lại thành giàu, chia nhau thành khó; một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao Người nói: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác. Nhưng thế này, thế khác đều là dòng dõi tổ tiên ta. Vậy ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít nhiều lòng yêu nước. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang” 49,246-247. Nghĩa là, muốn thực hiện được đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc, phải có lòng khoan dung độ lượng với con người. Hồ Chí Minh cho rằng ngay cả đối với những người lầm đường lạc lối nhưng đã biết hối cải, chúng ta vẫn kéo họ về phía dân tộc, vẫn đoàn kết với họ, mà hoàn toàn không định kiến, khoét sâu cách biệt. Người đã lấy hình tượng năm ngón tay để nói lên sự cần thiết phải thực
hiện đại đoàn kết. Thậm chí đối với những người trước đây chống chúng ta, nhưng nay không còn chống nữa thì khối đại đoàn kết vẫn dang tay đón họ.
Với tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc, người đã chủ trương đại đoàn kết rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nam nữ, lứa tuổi,...nhưng không phải là một tập hợp lỏng lẻo, ngẫu nhiên tự phát, mà là một khối đoàn kết chặt chẽ, có tổ chức trong mặt trận thống nhất rộng rãi, nhưng phải lấy liên minh công, nông, trí thức làm nền tảng và do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Trong cuộc vận động yêu nước chống Pháp, Phan Bội Châu cũng nói đến đoàn kết, nêu khẩu hiệu “toàn dân đoàn kết”, chủ trường tập hợp rộng rãi từ phú hào đến quan tước, sĩ tịch, bếp bồi, thông ký, lính tập..., nhưng riêng công nhân và nông dân chiếm số đông thì không thấy nói đến. Nhưng quan trọng hơn, dù chủ trương đoàn kết rộng rãi thế nào mà không hình thành được một tổ chức tập hợp quần chúng lại thì cũng vẫn chỉ là kêu goi suông, không tạo ra được sức mạnh trong thực tế. Người chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, cái gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác” 52,438.
Chủ trương xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đồng thời Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở: “Việc gì khó cho mấy, quyết tâm làm thì chắc được, ít người làm không nổi, nhiều người đồng tâm hiệp lực thì ai ai cũng phải gánh một vai. Có như thế mục đích mới đồng; mục đích có đồng, chí mới đồng; chí có đồng, tâm mới đồng; tâm đã đồng, lại phải biết cách làm thì làm mới chóng” 47,261. Vì vậy, Hồ Chí Minh phân tích cặn kẽ từng giai cấp, tầng lớp với những điểm mạnh, yếu cụ thể để từ đó có thể hạn chế nhược điểm mà phát huy cao nhất ưu điểm của họ. Cụ thể: với giai cấp nông dân, tuy có nhiệt tình cách mạng cao nhưng vì hoàn cảnh kinh tế lạc hậu, mà nông dân thường có tính thủ cựu, rời rạc tư hữu. Cho nên giai cấp công nhân phải đoàn kết họ, giúp tổ chức họ và lãnh đạo họ, thì họ là một lực
lượng rất to lớn vững chắc; với trí thức, tính từ học trò đến công chức, thầy thuốc, họ có trình độ văn hoá tương đối cao , song vì không có tổ chức, thiếu người lãng đạo, cho nên họ dám nghĩ mà không dám nói. Sau khi phân tích tình hình, Hồ Chí Minh khẳng định trong thời đại ngày nay, giai cấp công nhân là độc nhất và duy nhất có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng trên cơ sở liên minh với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội.
Với Hồ Chí Minh, sức mạnh đại đoàn kết là sức mạnh của lòng người, nó mạnh hơn bất cứ một thứ vũ khí nào. Khẩu hiệu của Người “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”[55,350] chính là lời hiệu triệu có sức mạnh với ngàn vạn đồng bào. Đại đoàn kết là thực hiện mục tiêu xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong liên minh các tầng lớp nhân dân, giai cấp công nhân là bộ phận có sứ mệnh lãnh đạo công cuộc giải phóng dân tộc, là đại biểu chân chính cho lợi ích dân tộc. Mặt khác, giai cấp công nhân Việt Nam là một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế, đại biểu chân chính cho lợi ích của người dân lao động. Bởi vậy, có thể nói, Hồ Chí Minh đã đặt cách mạng Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam vào cách mạng thế giới, giai cấp công nhân thế giới. ở Người, vấn đề dân tộc giải phóng được giải quyết trên lập trường của giai cấp công nhân, đó là nguyên tắc chỉ đạo, quán triệt trong cả tiến trình cách mạng. Điều này thể hiện sự thấm nhuần sâu sắc bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng nó một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể Việt Nam của Hồ Chí Minh. Theo đó, mục tiêu của cách mạng Việt Nam không nằm ngoài giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Con đường cách mạng không ngừng đó của Việt Nam được tìm ra không phải duy ý chí mà trong thực tiễn hoạt động, với nhiệt huyết cách mạng, Hồ Chí Minh có cơ hội tiếp thu những tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học, người đã nhận ra sự tương đồng giữa khát vọng giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào với lý tưởng giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại cần lao. Chính việc
phát hiện ra yếu tố tương đồng đó đã trở thành kim chỉ nam cho việc phát hiện những yếu tố khách quan, quốc tế và trong nước quy định tiến trình của cách mạng Việt Nam và đảm bảo cho sự thành công của cách mạng Việt Nam. Trong những yếu tố đó, yếu tố hàng đầu là lực lượng cách mạng bao gồm “khối đại đoàn kết toàn dân” được tổ chức lại dưới sự lãnh đạo của bộ phận ưu tú nhất là Đảng Cộng sản. ở đây, Hồ Chí Minh đã vận dụng triệt để lý luận của chủ nghĩa Mác về những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan cho sự ra đời của một cuộc cách mạng. Người không chỉ nhận thấy vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử mà còn làm sáng tỏ hơn nữa sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thông qua vai trò lãnh đạo