CHƢƠNG 1 : VĂN HÓA ỨNG XỬ VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH
2.4. Giải pháp giáo dục văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh cho sinh viên Học viện
Học viện Báo chí Và Tuyên truyền.
2.4.1 Một số quan điểm định hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên là mối quan tâm thường xuyên của các cấp lãnh đạo cũng như cán bộ, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nhằm đào tạo ra những sinh viên tài đức, có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân ái, tôn trọng kỷ cương pháp luật, sáng tạo… Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhà trường đã có những định hướng cơ bản để xây dựng và giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên. Theo đó:
- Hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử không chỉ dừng lại ở việc trang bị kiến thức mà còn nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi cho sinh viên.
- Thông qua phong trào và hoạt động ngoại khóa trong trường (phong trào đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường…), giúp sinh viên phát huy tính tích cực chính trị- Văn hóa- xã hội, xác định trách nhiệm và bổn phận của sinh viên đối với việc xây dựng, hình thành văn hóa ứng xử ngay trong trường đại học.
- Mọi hoạt động văn hóa trong trường phải tập trung vào việc hình thành nếp sống văn minh, lối sống văn hóa, hành vi ứng xử trong cuộc sống của sinh viên.
Trên cơ sở định hướng đó, Học viện đã ngày càng chú trọng hơn tới việc giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên bằng nhiều hoạt động thiết thực. Tuy nhiên, để có thể giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên một cách có hiệu quả đòi hỏi sự quan tâm, chỉ đạo từ phía nhà trường đồng thời cần có ý thức cố gắng, nỗ lực của bản thân sinh viên để họ có được văn hóa ứng xử phù hợp với đòi hỏi của thời đại mới trên cơ sở văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh.
2.4.2. Giải pháp
2.4.2.1. Nhóm giải pháp dành cho đối tượng giáo dục
Trong ứng xử với bản thân, đề cao việc tu dưỡng rèn luyện bản thân của mỗi sinh viên. Sinh viên phải có thái độ ứng xử phù hợp, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học. Đồng thời, sinh viên cũng phải chú trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống để có một “lối sống đẹp”(thực hiện cần, kiệm, có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh...), tích cực tham gia vào các hoạt động phong trào, hoạt động xã hội; từ đó hình thành nên “chất miễn dịch” để chống lại những hành vi, biểu hiện phi văn hóa.
Có thể khẳng định đây là giải pháp hết sức quan trọng trong nhóm giải pháp. Để chủ động nâng cao trình độ nhận thức của sinh viên về văn hóa ứng xử cần được tiến hành qua con đường tự giáo dục từ chính bản thân mỗi sinh viên. Sinh thời Hồ Chí Minh thường nói: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [40, tr. 239]. Từ đó ta có thể hiểu rằng với văn hóa cũng vậy, đặc biệt là văn hóa ứng xử.
Sinh viên cần chủ động nâng cao nhận thức của bản thân về văn hóa ứng xử bằng cách tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo chí, mạng internet, thông tin trên hệ thống đài truyền thanh truyền hình; chủ động học hỏi kinh nghiệm qua các tấm gương người tốt việc tốt, những điển hình tiên tiến trong Học viện cũng như ngoài xã hội. Đồng thời biết sử dụng vũ khí tự phê bình và phê bình để tiến bộ mãi mãi. Hồ Chí Minh cũng từng cảnh báo: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [44; tr. 557- 558].
Chỉ có tu dưỡng, rèn luyện bền bỉ suốt đời thì sinh viên sau khi ra trường mới trở thành những người cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, trở thành người giáo dục và định hướng thông tin, văn hóa ứng xử tốt cho quần chúng nhân dân thông qua công việc của mình.
Đối với mỗi sinh viên, việc tu dưỡng, rèn luyện phải được thực hiện mọi lúc, mọi nơi trong học tập, sinh hoạt, lao động, trong mối quan hệ bạn bè, anh em và với nhà trường. Sinh viên phải có ý thức rèn luyện cho mình những phẩm chất tốt đẹp của con người mới, sao cho có được thái độ “coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị” và “cần, kiệm, ít lòng ham muốn về vật chất”.
Giải pháp được nêu lên ở trên cần được áp dụng thường xuyên và phải dựa trên tinh thần tự giác của sinh viên. Bản thân mỗi sinh viên cần nhận thức được rằng ứng xử có văn hóa vừa là nghĩa vụ cũng vừa là quyền lợi của một người sinh viên.
Trong ứng xử với người: văn hóa ứng xử với người của sinh viên xoay quanh các mối quan hệ chủ yếu giữa sinh viên với gia đình, thầy cô, với các cán bộ, nhân viên trong trường và với bạn bè xung quanh.
Văn hóa ứng xử của sinh viên trước hết thể hiện trong mối quan hệ giữa sinh viên với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột thịt của mình. Đó là những người thân thương và gần gũi nhất, những người nuôi nấng và luôn quan tâm chăm sóc họ. Vì vậy trong ứng xử với những người trong gia đình, sinh viên cần tôn trọng, thương yêu, gần gũi và chia sẻ với họ.
Với thầy, cô giáo- Những người không chỉ cung cấp kiến thức, hiểu biết mà quan trọng hơn còn là người dạy sinh viên lối sống phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Do đó, bản thân mỗi sinh viên phải có thái độ “tôn sư trọng đạo”, phải tôn trọng thầy, cô giáo. Trên lớp học, sinh viên phải chú ý lắng nghe bài giảng, không nói chuyện riêng, làm việc riêng, đảm bảo thực hiện
đúng những yêu cầu của thầy, cô giáo trong giờ lên lớp; khi gặp thầy,cô sinh viên phải chào hỏi, lễ phép…
Đối với cán bộ phòng, ban, nhân viên vệ sinh nhà trường, sinh viên phải luôn luôn tôn trọng, không được phép có những hành vi vô lễ, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của họ.
Trong mối quan hệ giữa sinh viên – sinh viên : Mỗi sinh viên cần phải luôn có ý thức tôn trọng, yêu thương, đoàn kết giúp đỡ bạn bè. Trong giao tiếp không sử dụng những lời nói thô tục, không kết bè, kết phái trong lớp, trong trường, gây gổ, đánh nhau. Đặc biệt sinh viên không được phép rủ rê, dụ dỗ bạn bè tham gia vào các tệ nạn xã hội.
Để đạt được những chuẩn mực ứng xử đó, sinh viên cần có tấm lòng nhân ái. Bởi sự thờ ơ, thiếu quan tâm tới người khác là một biểu hiện chung phổ biến ở giới trẻ (trong đó có sinh viên) ngày nay. Thực tế cho thấy rằng, không chỉ thờ ơ trong cách ứng xử với thầy cô, bạn bè mà ngay cả với những người thân trong gia đình, sinh viên cũng có những ứng xử chưa thực sự thể hiện đúng mực tình cảm, sự quan tâm tới họ. Thậm chí một bộ phận không nhỏ sinh viên có suy nghĩ rằng ông bà, cha mẹ là lớp người cổ hủ, lạc hậu, luôn lấy quá khứ để áp đặt tương lai, vậy nên họ luôn tỏ thái độ khó chịu trước những lời dạy bảo, khuyên răn của lớp người đi trước… Do đó, cố gắng hình thành lòng nhân ái là một việc làm cần thiết của sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Lòng nhân ái theo nghĩa đơn giản của từ này là tình thương yêu, trân trọng giữa con người với con người, năng lực cảm thông, chia sẻ với niềm vui, nỗi buồn, suy nghĩ… của người khác. Cảm thông, chia sẻ với hạnh phúc và nỗi buồn của người khác cũng chính là của chính mình. Bao quát cả cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh nói chung cũng như cách ứng xử của Bác với mọi người nói riêng chỉ có một chữ “tình”. Đến cuối cuộc đời, di sản lớn lao
Người để lại trước khi đi gặp cụ Các Mác, Lênin đó là: “Muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng” [44, tr. 512].
Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V có đề cập đến "Thương nước, thương nhà, thương người, thương mình như là một truyền thống đậm đà của nhân dân ta".
Để sinh viên hình thành và phát triển tấm lòng nhân ái, biết thương yêu con người trong cách ứng xử và hoạt động hàng ngày, cần phải chú trọng giáo dục sâu, rộng văn hóa truyền thống Việt Nam. Đây được xem như “nguồn sữa mẹ” nuôi dưỡng tâm hồn, cốt cách mỗi người dân đất Việt. Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh được hình thành và lớn lên một phần cũng chính từ dòng sữa đó. Trọng nhân nghĩa, khoan dung, hòa mục để hòa đồng… Những nội dung văn hóa này có thể được lồng ghép trong rất nhiều môn học của Học viện như: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, đạo đức học Mác- Lênin… Việc giáo dục những nội dung văn hóa truyền thống này không chỉ dừng lại ở việc nêu lên những lý luận hay về lòng nhân ái mà cần thiết phải làm cho sinh viên nhận thức rõ giá trị, biểu hiện cụ thể của lòng nhân ái. Đó đôi khi chỉ là việc quan tâm đến những sở thích, những thói quen hết sức nhỏ nhặt của người thân, thầy cô, bạn bè, có lúc là giúp họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống, trân trọng phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi con người... Tóm lại sinh viên cần nhận thức được lòng nhân ái là làm sao cho mọi người và cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn lên như Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời đã từng nói: phải làm cho phần tốt nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi. Ấy chính là biết yêu thương con người.
Mặt khác, sinh viên cần tích cực tham gia vào các phong trào chính trị - xã hội thực tiễn có nội dung và hình thức giáo dục văn hóa ứng xử sinh động,
phong phú do Đoàn thanh niên Học viện tổ chức: Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên thông qua các buổi tập huấn cán bộ Đoàn, qua các hoạt động giao lưu, các hoạt động tình nghĩa … song hành cùng với việc học văn hóa, sinh viên được học đạo lý, nghĩa tình, ứng xử học đường, cách giao tiếp ứng xử trong sinh viên (với thầy cô, bạn bè, những người xung quanh…) mọi lúc, mọi nơi... Coi trọng việc giáo dục nâng cao trách nhiệm công dân, tính chủ động, tích cực của học sinh, sinh viên vì mọi người.
Trong ứng xử với công việc:
Công việc chính và quan trọng nhất của mỗi sinh viên là học tập. Vì vậy, sinh viên trước hết cần phấn đấu, nỗ lực không ngừng để có thể lĩnh hội được nhiều tri thức nhất. Đồng thời, có ý thức rèn luyện bản thân thông qua các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế nhà trường.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định mục đích của việc học: học để làm việc, học để làm người và học để làm cán bộ. Cùng với xu hướng chuộng bằng cấp, chạy đua theo bằng cấp của xã hội, một số lượng không nhỏ học sinh chỉ cần thi đỗ đại học mà không cần biết mình học trường đó, ngành đó sau này ra sẽ làm gì? Do đó họ không đặt ra mục tiêu để phấn đấu, không tạo được động lực để rèn luyện. Chính vì vậy, ngay từ những năm học đầu tiên, sinh viên cần tìm hiểu thông tin kết hợp với những sở trường để định hướng nghề nghiệp cho mình, các bạn phải hiểu rõ mình học ra sau này để làm gì và cần làm như thế nào, học những cái gì để đáp ứng được yêu cầu công việc đó.
Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền được đào tạo để trở thành những cán bộ tuyên truyền, định hướng tư tưởng, văn hóa trong cả nước. Hồ Chí Minh từng nói: Cán bộ phải có văn hóa làm gốc. vì vậy ngoài việc chăm chỉ học tập để thu thập, trau dồi kiến thức chuyên môn, việc chuẩn bị cho mình một khối lượng tri thức văn hóa ứng xử nhất định đáp ứng yêu cầu công việc sau này là điều không thể thiếu.
Sau khi xác định được động cơ học tập chính đáng, sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có được niềm say mê học hỏi và vươn lên trong học tập cũng như trau dồi những kỹ năng sống cần thiết cho công việc sau này của mình. Nhờ vậy mà nhiều bạn sinh viên Học viện sau khi ra trường không chỉ có đủ kiến thức để ngay lập tức bắt tay vào công việc mà còn có được những phẩm chất cần thiết đáp ứng được nhu cầu công việc và nhiệm vụ được giao.
Trong ứng xử với thiên nhiên, môi trường học tập:
Sinh viên phải có ý thức bảo quản, giữ gìn cơ sở vật chất của nhà trường, không vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, ý thức bảo vệ cảnh quan xanh- sạch- đẹp.
Sinh viên cần tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa đặc biệt là tham gia chiến dịch “mùa hè xanh” để nâng cao ý thức, tình yêu với thiên nhiên và cảnh quan môi trường xung quanh. Mùa hè xanh là một trong những hoạt động vô cùng ý nghĩa của sinh viên tình nguyện học viện Báo chí và Tuyên truyền bởi nó không đơn thuần chỉ là một chuyến đi xa, mà nó còn là một trong chuỗi các hoạt động mang ý nghĩa xã hội lớn lao và tính nhân văn sâu sắc. Thông qua chiến dịch mùa hè xanh mỗi năm, hàng trăm sinh viên đã hăng hái lên đường, tỏa về khắp các vùng quê, chung tay góp sức cùng nhân dân các địa phương dọn dẹp, vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, phát quang bụi rậm… làm cho môi trường thiên nhiên ở các vùng quê ngày càng xanh, sạch, đẹp. Cũng thông qua hoạt động thực tiễn này, sinh viên có điều kiện sống gần gũi với thiên nhiên, nhận thức tốt hơn về sự gắn bó giữa thiên nhiên với đời sống con người… Từ đó, tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ chăm sóc thiên nhiên ngày càng được nâng cao trong mỗi sinh viên.
Một trong những chỉ dẫn quan trọng mà chúng ta rút ra được trong văn hóa ứng xử với thiên nhiên của Hồ Chí Minh là phải tạo điều kiện để con người đến gần hơn với thiên nhiên. Vì vậy, để nâng cao văn hóa ứng xử của
sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền với môi trường thiên nhiên, bản thân sinh viên cần tích cực, chủ động, hăng hái tham gia mùa hè xanh tình nguyện và các hoạt động lao động công ích khác.
2.4.2.2. Nhóm giải pháp dành cho cơ sở giáo dục
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Việc “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo được sự chuyển biến rõ nét từ nhận thức đến hành động trong cán bộ, đảng viên và đông đảo sinh viên trong Học viện, trở thành đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, có sức lan tỏa và từng bước phát huy tác dụng tích cực trong cuộc sống. Những gương điển hình tiên tiến học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ xuất hiện ngày càng nhiều trong cả cán bộ lẫn sinh viên Học viện. Việc phát hiện, biểu dương và học tập các tấm gương điển hình trong Nhà trường đang trở thành phong trào, được đông đảo cán bộ, giảng viên và sinh viên quan tâm, hưởng ứng. Nhiều sinh viên của trường đã đạt giải trong các cuộc thi tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm hưởng ứng cuộc “vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ