3.2. Các giải pháp chủ yếu
3.2.8. Thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực
hịên Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, động viên kịp thời đối với những đơn vị cơ sở thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh
Thường xuyên tổng kết, sơ kết việc thực hịên Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở sẽ đánh giá được thực trạng thực hiện Pháp lệnh dân chủ trong dân cư, qua
đó có những hướng giải pháp phù hợp để khắc phục những hạn chế, tồn tại và phát huy những yếu tố tích cực.
Sơ kết, tổng kết phải rút ra được những bài học kinh nghiệm giúp Ban chỉ đạo các cấp, cấp ủy, chính quyền bổ sung, hoàn thiện các chương trình, kế hoạch tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ của nhân dân trong huyện. Đồng thời phải biểu dương những việc làm tốt, những kinh nghiệm hay và xử lý nghiêm minh các vụ việc sai trái, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Vì có biểu dương, khen thưởng, có xử lý kỷ luật nghiêm minh, có lý, có tình thì mới tập hợp được quần chúng và mang lại được hiệu quả giáo dục cao.
Phải tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm hay đến nhân dân. Phải tìm hiểu để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, lắng nghe ý kiến của dân và có hướng xử lý thích hợp, khách quan.
Sơ kết, tổng kết việc thực hiện dân chủ phải đề ra được phương hướng, chương trình hành động cho thời gian tiếp theo trên cơ sở những kinh nghiệm rút ra. Tuy nhiên phải tránh thái độ chủ quan, áp đặt, dân chủ hình thức.
Thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm cũng sẽ góp phần thiết thực vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội nói chung của huyện, bảo đảm cho quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Do vậy trong thời gian tới các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân huyện Vũ Thư cần chú trọng làm tốt công tác này.
Trong các giải pháp nêu trên, theo tác giả, việc thường xuyên xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền ở cơ sở trong sạch, vững mạnh là những giải pháp chủ yếu nhất đối với việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở ở huyện Vũ Thư. Vì chỉ có làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền mới đảm bảo cho việc phát huy dân chủ, đảm bảo cho quyền làm chủ của nhân dân.
KẾT LUẬN
Hoàn thiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở là khâu quan trọng và cấp bách trong hệ thống chính trị nước ta. Vấn đề này luôn mang tính ý nghĩa chính trị và tính thời sự lớn lao, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi toàn Đảng, toàn dân đang ra sức thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đảng ta đã không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo để nhân dân thực hiện ngày càng đầy đủ quyền làm chủ ở cơ sở. Mười năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (1998-2007) đã làm cho bộ mặt nông thôn nước ta có những thay đổi đáng kể, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên, niềm tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền cơ sở không ngừng được củng cố.
Trước nhu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới, những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã thể chế hóa kịp thời những chủ trương, chính sách cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Việc ban hành Pháp lệnh số 34 về thực hiện dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn năm 2007 là một bước quan trọng để thể chế hóa cho phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Pháp lệnh này được ban hành là một sự đảm bảo cho việc thực hiện dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện ở cơ sở. Cơ sở là cấp xa Trung ương nhất nhưng lại là cấp gần dân nhất do đó việc ban hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã đáp ứng được nhu cầu chính đáng của người dân, tạo động lực to lớn cho công cuộc chung sức xây dựng nông thôn mới. Những thành tựu 5 năm thực hiện Pháp lệnh đã chứng minh được vai trò to lớn của nó trong việc phát huy ngày càng có hiệu quả quyền làm chủ của người dân ở cơ sở. Thực tế cho thấy, địa phương nào tuyên truyền tích cực đến nhân dân nội dung, ý nghĩa của Pháp lệnh và triển khai
thực hiện có khoa học thì địa phương đó sẽ thu được kết quả khả quan, phát huy được tiềm năng và trí tuệ của nhân dân.
Những năm qua nhiều địa phương trong cả nước nói chung, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình nói riêng đã triển khai sâu rộng nội dung của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở đến các tầng lớp nhân dân trong huyện. Sau mỗi năm thực hiện, huyện đều tổng kết, đánh giá để rút ra được những bài học kinh nghiệm về thực hiện Pháp lệnh cho các giai đoạn tiếp theo. Nhờ đó, chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở đã từng bước được nâng lên.
Bên cạnh những thành tựu cơ bản đã đạt được, quá trình thực hiện Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục để tiếp tục đưa Pháp lệnh vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở Vũ Thư - Thái Bình nói riêng và ở cả nước nói chung.
Cùng với việc đưa ra những phương hướng cơ bản, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp chủ yếu đối với việc triển khai Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở đối với huyện Vũ Thư. Tuy kết quả nghiên cứu đạt được mới chỉ là bước đầu, nhưng theo tác giả, việc tham khảo kết quả nghiên cứu đề tài luận văn và vận dụng những đề xuất phù hợp cho từng địa phương sẽ góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả triển khai Pháp lệnh trong thực tiễn ở Vũ Thư hiện nay. Tác giả cũng mong nhận được sự đóng góp của thầy, cô và bạn đọc để luận văn tiếp tục được bổ sung hoàn thiện, góp phần phục vụ cho quá trình triển khai có hiệu quả Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Vũ Thư trong thời gian gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở của Trung ương (2002), Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Lương Gia Ban (2003), Dân chủ và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2002), Tài liệu học tập các nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. GS. TS Hoàng Chí Bảo (2005), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn hiện nay, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
5. GS. TS Hoàng Chí Bảo (2010), Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Phạm Văn Bính (2008), Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Vũ Hoàng Công (chủ biên) (2009), Xây dựng và phát triển nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
8. PGS. TS Nguyễn Cúc (2002), Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong
tình hình hiện nay. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
9. Chính phủ (1998), Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (ban hành kèm theo
Nghị định 29/1998/NĐ/CP ngày 11/5/1998), Hà Nội.
10. Chính phủ (1998), Chỉ thị số 24/1998 ngày 19/6 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và hoàn thiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, Hà Nội.
11. Chính phủ (2003), Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (ban hành kèm theo
Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/07/2003), Hà Nội.
12. Trần Bạch Đằng (12/2003), Dân chủ cơ sở một sức mạnh truyền thống
của dân tộc Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, (số 35), tr.64-49.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.33-35.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.66-67.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 30 CT/TW, ngày 18/2/1998 của
Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.48, tr.131.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.21-25
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.84-85.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp
hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.16-
17.
20. Đảng bộ huyện Vũ Thư (2010), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành
Đảng bộ huyện Vũ Thư trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015, Thái Bình.
21. Đảng bộ tỉnh Thái Bình (2004), Lịch sử Đảng bộ Thái Bình 1975- 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đỗ Trung Hiếu (2004), Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt
Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
tài khoa học cấp Bộ năm 2003 - 2004, do PGS, TSKH. Phan Xuân Sơn làm chủ nhiệm, Hà Nội.
24. Hội thảo khoa học - thực tiễn (01/2004), Thực hiện dân chủ ở cơ sở: Qua thực tiễn Việt Nam và Trung Quốc - Tổng quan hội thảo, Tạp chí
Cộng sản, (số 2), tr.30.
25. Huyện ủy Vũ Thư (15/8/2008), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ
thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (1998-2008), (số 116), Thái Bình.
26. Huyện ủy Vũ Thư (12/01/2011), Báo cáo tổng hợp kết quả phân loại tổ
chức cơ sở Đảng năm 2010, (số 28), Thái Bình.
27. Huyện ủy Vũ Thư (12/10/2012), Báo cáo kiểm điểm của tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4- khóa XI,
(số 210), Thái Bình.
28. Huyện ủy Vũ Thư (25/10/2012), Báo cáo kết quả triển khai thực hiện chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát động phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt, báo công dâng Bác”, (số 215), Thái Bình.
29. Huyện ủy Vũ Thư (10/7/2013), Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Pháp
lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH 11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XI về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Thái Bình.
30. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 27, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr.343. 31. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr.101. 32. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr.101-107. 33. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr.220-221 34. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội,
tr.569.
36. C. Mác (1997), Góp phần phê phán triết học pháp quyền Heeghen, Nxb Sự thật, Hà Nội.
37. Hồ Chí Minh (1985), Nhà nước và pháp luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội,
tr.85.
38. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Hồ Chí Minh (1983), Toàn tập, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.152. 40. Hồ Chí Minh (1984), Toàn tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.29.
41. Hồ Chí Minh (1998), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.698.
42. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.218.
43. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.481.
44. Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, tập 8, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.566. 45. Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, tập 10, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.508. 46. Hồ Chí Minh (1998), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.481
47. Hồ Chí Minh (1980), Tuyển tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.210. 48. Hồ Chí Minh (1980), Tuyển tập, tập 7, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.132. 49. Dương Xuân Ngọc (chủ biên) (2000), Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp
xã, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Dương Xuân Ngọc, Lưu Văn An (9/2000), Kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, vấn đề đặt ra và một số giải pháp, Tạp chí Thông tin lý
luận, tr 26-30.
51. Phạm Quang Nghị (7/2002), Phát huy quyền làm chủ của nhân dân xây
dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, Tạp chí Cộng sản, (số 21),
52. GS. TS Lê Hữu Nghĩa (1/2004), Đề dẫn hội thảo “Thực hiện dân chủ ở
cơ sở: Qua thực tiễn Việt Nam và Trung Quốc”, Tạp chí Cộng sản, (số 1),
tr.47.
53. PGS. TS Lê Minh Quân (2011), Về quá trình dân chủ hóa Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (2005), Thưc hiện quy chế dân chủ và
xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
55. Nguyễn Thanh Sơn (2003), Thực hiện Quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn tỉnh Sơn La - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
56. Nguyễn Thanh Sơn (2010), Quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở xã
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc Việt Nam thời kỳ đổi mới
- Luận án tiến sỹ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
57. PGS. TS Tô Huy Rứa - GS. TS Hoàng Chí Bảo - PGS. TS Trần Khắc Việt - PGS. TS Lê Ngọc Tòng (đồng chủ biên) (2005), Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986 - 2005, Nxb Lý luận chính
trị, Hà Nội.
58. Vương Ngọc Thịnh (2010), Thực hiện Pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên
địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện
chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
59. Thomas Meyer và Nicole Breyer (2007), Tương lai của nền dân chủ xã
hội, (Người dịch: Trần Danh Tạo, Ngô Lan Anh), Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội.
61. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
62. Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư (21/12/2009), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội năm 2009. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, (số 87).
63. Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư (20/12/2010), Báo cáo tình hình kinh tế
- xã hội năm 2010 và mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu năm 2011, (số 98).
64. Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư (22/12/2011), Báo cáo tình hình kinh tế
- xã hội năm 2011, mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu năm 2012, (số 83).
65. Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư, Phòng Văn hóa - Thông tin (6/12/2011), Báo cáo công tác đăng ký, bình xét, hình thức công nhận và chế độ khen thưởng danh hiệu văn hóa năm 2011, (số 73).
66. Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư, Phòng Văn hóa - Thông tin (7/12/2012), Báo cáo công tác đăng ký, bình xét, hình thức công nhận