Giải pháp cho những tồn tại trong vốn để xác định giá trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán ở Việt nam (Trang 26 - 27)

Nghị định 44/CP ra đời với những qui định cụ thể, rõ ràng hơn đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề rất nan giải trong quá trình xác định giá trị DN trớc đây. Ví dụ nh việc các tài sản DN không có nhu vầu sử dụng bao gồm tài sản không cần dùng và tài sản không có khả năng phục hồi cho quá trình SXKD đã đợc loại trừ ra khỏi giá trị DN khi tiến hành CPH. Các tài sản hình thành từ quỹ phúc lợi khen thởng cũng không đợc tính vào giá trị DN và đợc bàn giao riêng cho CPH tiếp tục quản lý sử dụng. Hay nh vấn đề công nợ khó đòi cũng đợc qui định rất rõ ràng. Với các khoản công nợ khó đòi nếu có chứng cứ hợp lệ cũng không tính vào giá trị DN CPH.

Những quy định mới này đã góp phần đẩy mạnh công tác CPH trong suốt giai đoạn từ nửa cuối năm 1998 đến nửa đầu năm 1999.

Tuy nhiên xung quanh vấn đề xác định giá trị DN vẫn còn một số tồn tại. Thứ nhất: Việc xác định còn phải thông qua nhiều khâu, nhiều nấc chồng chéo, nhiều khi gây ra tình trạng phân công trách nhiệm không rõ ràng, đã làm chậm quá trình này.

Để giải quyết tình trạng trên thì phân cấp trách nhiệm là rất cần thiết. Theo đó, chỉ có DN TW mới do Bộ Tài Chính thẩm định giá trị và Bộ tài chính giao cho Tổng cục quản lý vốn, còn địa phơng thì giao cho Cục Quản lý vốn.

Trong quá trình thẩm định, nếu giá trị tài sản cao hơn so với sổ sách 30% thì vẫn cho phép cấp dới tiến hành mà không phải gửi lên trên.

Thứ hai: Trong thực tế, đối với tài sản cố định, đặc biệt là đối với máy móc thiết bị tại DN sản xuất thờng xuất hiện sự mâu thuẫn giữa giá trị ghi trong số sách. Nguyên nhân là do nhiều trờng hợp DN trớc đây đã mua về các thiết bị đã lỗi thời, hỏng hóc nhng đợc tân trang, làm mới với giá gốc khi mua cao hơn rất nhiều so với giá trị thực tế. Do đó, nên chăng để tạo điều kiện tốt hơn cho DN, Ban thẩm định nên đánh giá dựa trên giá trị sử dụng thực tế còn lại theo giá thị trờng hiện tại. Nh thế, sẽ phản ánh đúng hơn giá trị của tài sản.

Thứ ba: Nhiều DN chuẩn bị không đầy đủ tài liệu, nhất là cơ sở pháp lý về nhà cửa, đất đai, các biên bản kiểm tra quyết toán, quyết toán thuế do đó đã làm chậm lại hoạt động của ban thẩm định. Nếu nh các DN CPH chuẩn bị tài liệu, hồ sơ đầy đủ thì việc xác định giá trị DN có thể không quá 15 ngày kể từ ngày thành lập Hộ đồng xác định giá trị DN.

Do vậy, Bộ Tài chính nên sớm có hớng dẫn những hồ sơ tài liệu mà DN nhất thiết phải chuẩn bị đồng thời cũng cần có những biện pháp xử lý đối với những cá nhân đã không hoàn thành công tác này. Về mặt lâu dài thì việc yêu cầu các DN áp dụng nghiêm ngặt chế độ kế toán thống kê, công khai tài chính sẽ là những giải pháp quan trọng một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị sổ sách giấy tờ, mặt khác cũng tạo giúp DN chuẩn bị tốt hơn cho quá trình gia nhập TTCK sau này.

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán ở Việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w