Sức sống mãnh liệt của quê h-ơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cái tối trữ tình của các nhà thơ chiến sĩ thời chống mỹ cứu nước (qua nguyễn đức mậu, anh ngọc, vương trọng) (Trang 68 - 77)

1.2 .Cuộc đời và sự nghiệp của ba nhà thơ-chiến sĩ

2.1.2.1 .Tình quân dân cá n-ớc

2.2.1. Sức sống mãnh liệt của quê h-ơng

Thơ ca chống Mỹ biểu hiện sâu sắc t- t-ởng yêu n-ớc, lòng tự hào về truyền thống, về thắng lợi của hiện tại và tin t-ởng vào t-ơng lai. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng là nội dung chủ yếu, là cảm hứng chủ đạo đ-ợc thơ khai thác và biểu hiện với nhiều sắc thái. Cùng với đề tài ng-ời lính, quê h-ơng, đất n-ớc cũng là đề tài bao quát, trung tâm của thơ chống Mỹ cứu n-ớc. Hình ảnh quê h-ơng, đất n-ớc hiện lên trong thơ dù ở nơi chiến tr-ờng bom đạn hay hậu ph-ơng quê nhà đều mang trong mình nét đẹp chân sơ, mộc mạc nh-ng có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ: Hàng cây nhanh chóng đâm chồi mới/ Rụng nốt vài ba chiếc lá đông/ Cái chùm quả hôm qua còn xanh vỏ/Nay ngỡ ngàng màu đỏ níu cành cong.(Mùa xuân Tr-ờng Sơn- Nguyễn Đức Mậu). Cái sự sống không dừng lại của bức tranh mùa xuân gợi cho ta nhớ tới bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, có một cái gì đó thôi thúc tự bên trong, đang ứa căng tràn đầy, trỗi dậy mãnh liệt, khao khát v-ơn lên để hít hà hơi thở của cuộc sống. Những hàng cây khô héo, những chiếc lá úa vàng nh-ờng chỗ cho màu xanh nõn nà óng m-ợt, chùm quả ngày hôm qua xanh là thế nay đã chín đỏ một góc trời, căng tràn sức sống, rực rỡ cả một không gian. Sự sống là bất diệt, d-ờng nh- thiên nhiên, cảnh vật cũng chạy đua với thời gian để mà khoe sắc và dâng hiến cho đời. Tr-ờng Sơn-nơi t-ởng chừng không gì có thể tồn tại, tất cả bị hủy diệt bởi bom đạn chiến tranh, nh-ng sự sống vẫn căng tràn nơi mảnh đất chịu nhiều mất mát, đau

ta vẫn thấy một màu xanh của niềm tin, hi vọng, của sức sống mãnh liệt đang trào dâng:

Cây rau ngót nằm dọc đ-ờng Tr-ờng Sơn Dáng nh- đợi chờ thôi thúc

Không có lá già gần gốc Lá dồn lên ngọn non xanh t-ơi

(Dọc đ-ờng hành quân- V-ơng Trọng)

Cây rau ngót gần gũi thân th-ơng gợi nhớ bát canh cua thơm mát quê nhà theo chân ng-ời lính ra trận là sự nâng đỡ sẻ chia của quê h-ơng xứ sở cho ng-ời chiến sĩ thêm ấm lòng những lúc hành quân. Tr-ớc những bom đạn dập vùi, sức sống diệu kỳ của quê h-ơng vẫn v-ơn lên mạnh mẽ và lung linh màu sắc. Cây rau ngót nhỏ mềm yếu đuối nơi v-ờn quê trong chiến tranh lại căng tràn nhựa sống nh- một niềm thách thức với kẻ thù. Những hình ảnh mộc mạc đơn sơ của quê h-ơng đã đi vào thơ V-ơng Trọng thật tự nhiên, bởi những hình ảnh ấy đã thấm sâu trong tâm hồn ông nh- hơi thở và nhịp đập của trái tim. Không gian chiến tr-ờng đạn lửa khiến ng-ời ta nghĩ tới sự điêu tàn của chết chóc, hủy diệt hoang tàn, trơ trọi xác xơ nh-ng trên khắp mảnh đất quê h-ơng vẫn hiện lên dồi dào sức sống: Giữa một vùng lửa cháy bom rơi/Tất cả lộ nguyên hình trần trụi/Cây xấu hổ với màu xanh bối rối/Tự giấu mình trong lá khép lim dim (Cây xấu hổ – Anh Ngọc). Cái loài cây “cỏ nội hoa hèn” không mấy ai để ý vẫn cứ hồn nhiên t-ơi thắm, yêu đời. Một màu xanh biêng biếc, một màu tím thủy chung, đôi mắt lá khép mở hữu tình mới nên thơ, nhiều mơ mộng của quê h-ơng và con ng-ời Việt Nam. Dù trong gian khó, trong bão giông, cái ngang tàng, b-ớng bỉnh, cái cá tính không chịu khuất phục là nét đẹp muôn đời.

Gần ba m-ơi năm chiến tranh, quê h-ơng ta đã phải chịu bao mất mát bao tổn thất nặng nề t-ởng chừng nh- không thể hồi sinh.Trên khắp dải đất hình chữ S

này, lạ kỳ thay dù ở chiến tr-ờng hay vùng hậu chiến, tất cả sự sống nh- ùa về, trỗi dậy:

Tiếng ếch ao bèo báo những cơn m-a

Đồng gặt gấp, ào ào đ-ờng rào rào lúa chảy Ruộng khoanh vùng rung vầng trăng cá quẫy Tiếng dế ran ran bên chân mạ bật mầm.

(Âm điệu đồng bằng- Nguyễn Đức Mậu)

Một bức tranh đồng quê hài hòa cả đ-ờng nét, âm thanh và cả sắc màu. Hồn quê xứ sở đã thấm vào hồn thơ khiến cho tác giả có những quan sát tinh vi đến thế. Cuộc sống chẳng bao giờ chán nản, là dòng chảy bất tận của tự nhiên, là quy luật muôn đời của tạo hóa. Nếu “câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến chỉ có tiếng khẽ đ-a của lá, đ-ờng l-ợn nhẹ của sóng, cái đớp động nhỏ của cá thì hình ảnh quê h-ơng trong thơ Nguyễn Đức Mậu lại là một dàn hợp x-ớng của âm thanh. Tiếng kêu của những chú ếch, tiếng ran ran của tiếng dế, tiếng quẫy mạnh của những chú cá trong ao nh- lay động, thức tỉnh cả một không gian. Cái ồn ào, náo nhiệt của thanh âm cho ta thấy một không khí tấp nập, t-ơi vui, giàu sức sống. Những cánh đồng vàng -ơm lúa chín khắp các vùng quê, sự sinh sôi nảy nở cứ ạt ào tuôn chảy. Cái sự sống bất tận, căng tràn khiến quê h-ơng sao đẹp đến lạ lùng:

B-ởi đã vàng mơ, cam vừa đọng mật Sau cơn m-a lúa mùa lên xanh ngắt Quê h-ơng ta bỗng đẹp lạ lùng

(Tháng tám này ta hành quân-V-ơng Trọng)

h-ơng, mỗi nhà thơ chọn cho mình những hình ảnh khác nhau nh-ng dù khắc họa ở góc độ nào thì quê h-ơng vẫn gần gũi thân th-ơng, ngọt ngào. Có thể nhận thấy rằng, bút pháp của các nhà thơ đều cố gắng lột tả sự vận động của sự vật, cảnh vật trong dòng chảy của cuộc sống. Một không gian không có sự vận động là một không gian chết, buồn chán và tẻ nhạt vô cùng. Sự vận động, chuyển động của cảnh vật đ-ợc các nhà thơ h-ớng về mọi phía, có sự bao quát rộng lớn xung quanh - cho ta cảm nhận một sức sống đang ngập tràn ở khắp mọi nơi. Tất cả nh- đang thay đổi từng phút giây, sự thay da đổi thịt đến ngỡ ngàng. Cái sự sống bất tận ấy nh- chạy đua với thời gian, nó hiện hữu ở hiện tại và v-ơn dậy ở t-ơng lai:

Tháng hai lúa thì con gái Tháng t- lúa đã uốn câu

Đất quê ta đâu cũng biếc một màu Hạt lúa quê ta đâu cũng tròn cũng mẩy.

(Lúa chiêm ở Cùa- Anh Ngọc)

Sự vận động của cảnh vật trở nên gấp gáp, hối hả bởi ta cảm nhận b-ớc đi của thời gian. Sau một cơn m-a,trái b-ởi, trái cam đã ngọt ngon, cánh đồng lúa xanh ngắt một màu. Những cánh đồng bát ngát trải rộng mênh mông trên khắp nẻo quê h-ơng đang mỡ màng mơm mởn một sức sống nh- những cô thiếu nữ đang tuổi dậy thì. Sự sống không ngừng phát triển đi lên theo thời gian, tháng hai đến tháng t-, ng-ời ta đã nhận thấy sự sinh sôi nảy nở đơm hoa kết trái của đồng lúa rì rào, của trái chín, của cỏ cây hoa lá. Đối lập với những hoang tàn, đổ nát mà con ng-ời sẽ hình dung khi khắp mọi vùng quê đang ngày đêm bị tàn phá, bị hủy hoại d-ới bàn tay của kẻ thù- một sức sống bật mầm trỗi dậy, dẻo dai, bền bỉ bất chấp mọi sự hủy diệt của bom đạn chiến tranh. Những hình ảnh mộc mạc, dân dã giản dị của quê h-ơng xứ sở dù đ-ợc nhìn ở góc độ nào cũng đều trở nên

lung linh sắc màu của sự sống. Bức tranh quê h-ơng hiện lên với một tình yêu, một niềm tin mãnh liệt trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi con ng-ời.

Hình ảnh quê h-ơng trong những tháng năm chiến tranh ác liệt vẫn thấm đ-ợm sắc xanh chảy tràn nh- một nguồn sống bất tận của mảnh đất và con ng-ời nơi đây. Cái sự sống lan tỏa gọi mời ở khắp các thôn cùng ngõ hẻm khiến cho cả đất n-ớc nh- đang bừng sáng một luồng sinh khí mới, một cảm hứng mới trong thi ca dân tộc. Mỗi một vùng quê, mỗi một mảnh đất ở nơi đây, dù tốt t-ơi màu mỡ hay khô cằn sỏi đá vẫn anh dũng v-ơn lên trong dập vùi gian khó - là hàng vạn bó hoa t-ơi thắm, khẳng định một chân lý muôn đời cho sự sống bất diệt của dân tộc Việt Nam. Một dân tộc, một quê h-ơng có truyền thống hàng nghìn năm dựng n-ớc và giữ n-ớc. Sức sống tiềm tàng không chịu khuất phục tr-ớc hoàn cảnh, tr-ớc bao khó khăn, thử thách ấy đã ăn sâu trong tiềm thức của con ng-ời Việt Nam. Truyền thống ấy nay vẫn đ-ợc duy trì, tiếp nối với suy nghĩ sâu sắc tr-ớc vận mệnh của quê h-ơng, đất n-ớc:

Hơn hai chục năm sau Đất n-ớc

Giặc đang còn

Nơi cha ngã chính nơi con xuất trận Thành phố gửi theo bao kỉ niệm

Sáng trong đầu vẫn những dấu chân son

(Những dấu chân son- V-ơng Trọng)

Đất n-ớc ta đã bao lần chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập non sông của cha ông tự ngàn đời. Ngày hôm nay, truyền thống ấy vẫn tiếp nối trên con đ-ờng kháng chiến nhiều khó khăn, mất mát, hi sinh. Khi Tổ quốc bị xâm lăng, những ng-ời cha, ng-ời bác, ng-ời chú đã hi sinh đến giọt máu cuối cùng cho mảnh đất thân yêu này. Và ngày hôm nay, nơi cha ông ngã

xuống, thế hệ chúng con lại lên đ-ờng chiến đấu cho quê h-ơng đất n-ớc sạch bóng quân thù. Cái ý chí quật c-ờng của một đất n-ớc tuy nhỏ bé nh-ng chẳng bao giờ khuất phục vẫn chảy mãi trong huyết quản của mỗi ng-ời dân Việt Nam. Một đất n-ớc đã trải qua nhiều thăng trầm biến thiên của lịch sử với những chiến công oai hùng và hiển hách và những con ng-ời thuộc thế hệ hôm nay - đứng tr-ớc vận mệnh của dân tộc, quê h-ơng mang trong mình một niềm tin, niềm tự hào của “con Lạc cháu Hồng”, tiếp b-ớc cha anh trên con đ-ờng bảo vệ non sông gấm vóc Việt Nam mãi t-ơi đẹp, hào quang và rực rỡ. Truyền thống dựng n-ớc và giữ n-ớc ngày hôm nay vẫn vẹn nguyên khí thế hào hùng, sự vang vọng của hào khí “Đông A” chưa nguôi tắt trước bao hiểm nguy và tàn khốc của chiến tranh. Ba m-ơi năm tàn phá, t-ởng chừng cả đất n-ớc và con ng-ời trở nên mệt mỏi, nhuệ khí không còn. Trái ng-ợc lại, những đau th-ơng mất mát của cuộc chiến lại càng khơi dậy niềm tin sắt đá, lòng quyết tâm của thế hệ hôm nay trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng: Hơn hai chục năm sau/Đất n-ớc/Giặc đang còn, cách xuống dòng đột ngột, tạo ra các câu thơ ngắn, một kiểu câu thơ bậc thang. Nhìn về kết cấu ta thấy rõ sự tách biệt các bậc nh-ng lại có một liên kết vững chắc giữa các bậc, nếu mất đi bậc nào ng-ời đi sẽ bị hụt và ngã ngay lập tức.Vì vậy mà các câu thơ trên dù tách rời nh-ng ng-ời đọc vẫn cảm nhận đ-ợc một sợi dây vô hình gắn bó chặt chẽ giữa các câu thơ với nhau. Cách ngắt nhịp của câu thơ như “một sự ngoái nhìn”, hồi tưởng chặng đường đi nhiều gập ghềnh của quê h-ơng đất n-ớc. Một nỗi niềm tràn ngập trong tâm trạng, chất chứa bao cay đắng, xót xa để rồi quay trở về thực tại-nỗi đau đáu ấy vẫn ch-a chấm dứt vì đất n-ớc giặc đang còn hiện hữu. Câu thơ ẩn chứa, dồn nén nhiều xúc cảm, tâm t- của con ng-ời đang sống trong giây phút thiêng liêng của lịch sử. Mảnh đất với quá khứ oai hùng, của truyền thống anh hùng bất khuất kiên c-ờng nơi chúng ta đang đứng đã thấm bao giọt n-ớc mắt, giọt mồ hôi và cả máu của những ng-ời cha

ng-ời chú đã ngã xuống cho dải đất này để ngày hôm nay, thế hệ sau lại tiếp b-ớc cha anh viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam:

Chúng con đi trên những con đ-ờng cha anh đi qua Mùa xuân ra trận năm nay gặp mùa xuân Nguyễn Huệ Ơi Tổ quốc ” Mẹ hiền sao kỳ diệu thế

Từ thuở vua Hùng dựng n-ớc vẫn hành quân.

(Tổ quốc - Nguyễn Đức Mậu)

Hai tiếng quê h-ơng, đất n-ớc, Tổ quốc thiêng liêng là cảm hứng bất tận trong thơ ca.Từ những hình ảnh cụ thể của quê h-ơng đất n-ớc, giai đoạn này có sự nhận thức lại trong cái nhìn khái quát, đa diện về dân tộc, Tổ quốc. Hình ảnh Tổ quốc nh- ng-ời mẹ hiền, nuôi d-ỡng những đứa con bằng dòng sữa mát lành, lời ru ngọt ngào trong ngày hè oi ả. Mẹ Tổ quốc đỡ nâng chúng ta trong những tháng năm hành quân không nghỉ. Sức mạnh quật khởi của chúng ta chính là niềm tin, là linh khí hội tụ ngàn năm của cha ông về một quá khứ vẻ vang, về ý chí kiên c-ờng bất khuất, đấu tranh không mệt mỏi để bảo vệ đất n-ớc tự bao đời. Lịch sử ngàn năm với bề dày của truyền thống quật c-ờng, của tình yêu quê h-ơng đất n-ớc, đấu tranh cho độc lập cho chủ quyền lãnh thổ Việt Nam đã có từ thuở hồng hoang, để những đứa con hôm nay gánh vác trên mình trọng trách nặng nề nh-ng cũng vô cùng vẻ vang và vinh quang của cha ông trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc:

Từ tím hoa xoan tới gặp tím hoa cà Đất n-ớc nở hoa suốt mùa đánh giặc... Ng-ời tr-ớc đi và ng-ời sau đã tới Nghe lịch sử truyền tay nhau mãi mãi

Hình ảnh đất n-ớc trong thơ hiện lên vô cùng bình dị nh-ng cũng vô cùng da diết và tự hào. Những bông hoa nhỏ dại ven đ-ờng tô thêm sắc thắm cho quê h-ơng đất n-ớc trong những năm tháng nhiều nhọc nhằn gian khó nh-ng cũng không kém phần thi vị và mộng mơ của những con ng-ời chan chứa tình yêu, niềm tin vào cuộc sống. Những con ng-ời luôn sẵn sàng xả thân cho quê h-ơng, cho hòa bình dân tộc vẫn mãi tiếp nối cho lịch sử muôn đời, cho hôm nay và cả mai sau. Những con ng-ời thuộc thế hệ hôm nay mang trong mình truyền thống anh hùng bất khuất của một đất n-ớc gan góc kiên c-ờng nh-ng cũng vô cùng đằm thắm, thiết tha. Hình ảnh đất n-ớc trong thơ Anh Ngọc là sự kết hợp hài hòa của nhiều đ-ờng nét và sắc màu. Đất n-ớc trong thơ ông có sức sống bền bỉ, dẻo dai có ý chí quật c-ờng nh-ng cũng không kém phần tinh tế và mộng mơ. Đất n-ớc hiện lên nh- một khúc tráng ca đủ mọi cung bậc, nốt cao xen lẫn nốt trầm tạo nên những thanh âm sâu lắng trong lòng ng-ời đọc.

Quê h-ơng, đất n-ớc với sức sống mãnh liệt trong bom đạn chiến tranh, với truyền thống ngàn năm vẫn cháy bỏng trái tim mỗi ng-ời dân Việt Nam. Hình ảnh “đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu” đã đi vào trong thi ca với chiều sâu tâm t-ởng, một biểu t-ợng vững bền của cuộc sống. Cảm hứng về đất n-ớc mang sức khát quát cao,nhiều triết lý về sự bất diệt của con ng-ời và mảnh đất này:

Chúng con gọi nơi đây là đất đai Tổ quốc-Mẹ hiền

Những khu rừng, dòng sông, cánh đồng và những vỉa than đen Là của cải mẹ dành nuôi chúng con đánh giặc

Lòng mẹ rộng vô cùng chúng con đi suốt đời ch-a hết Lời mẹ vang trầm, mắt mẹ nhìn xuyên suốt x-a sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cái tối trữ tình của các nhà thơ chiến sĩ thời chống mỹ cứu nước (qua nguyễn đức mậu, anh ngọc, vương trọng) (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)