Chương 1 : KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ
2.2 Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đến đờ
2.2.2 Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đối với tâm
Phật giáo và gần 2000 năm tồn tại ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã góp phần tạo nên bản sắc tâm lý người dân nói chung và phụ nữ nói riêng, góp phần tạo nên bản sắc, cốt cách, phong tục tập quán của văn hoá vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Trong bối cảnh ngày nay, kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập, toàn cầu hoá đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với người phụ nữ Bắc Bộ thì Phật giáo đã phần nào đáp ứng tâm lý tôn giáo của họ.
Tâm lý người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ từ bao đời nay đều có chung một ước muốn đó là sự no ấm, khoẻ mạnh, sống lâu, giàu sang… Mong muốn đó của họ được gửi gắm vào hình tượng “tam đa”: Phúc - Lộc - Thọ. Đó là tâm lý truyền thống vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính xã hội, vừa lâu dài, vừa cấp bách. Nó gắn liền với người phụ nữ như chính sự tồn tại của họ. Ước muốn ấy là hết sức thiết thực và trần thế. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, hiện nay, người phụ nữ Bắc Bộ vẫn gặp nhiều khó khăn và đau khổ trong cuộc sống. Bởi vậy, đã có không ít người, trong tâm lý, tình cảm luôn hướng về niềm tin nơi cửa phật. (xem Bảng 2.4)
Bảng 2.4 Cảm giác tâm lý của phụ nữ thu được sau khóa lễ
Giới Cảm giác tâm lý Nam (%) Nữ (%) Yên tâm 43,5 45,7 Thoải mái 54,3 46,2 Bình an 40,2 47,1 Thành kính 34,8 32,1 Sợ hãi 1,1 Huyền bí 3,3 1,4 Khác 3
Nguồn: Lê Minh Thiện (2011), Mong muốn của người đi lễ chùa qua nghiên cứu thực tiễn, Tạp chí Công tác tôn giáo, số 4, tr 14.
Thực tế cho thấy, những tín ngưỡng dân gian đó không thể thỏa mãn được nhu cầu nhận thức, tâm lý của người phụ nữ trong xã hội đã phát triển. Cùng với sự phát triển của xã hội, người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ hiện nay muốn hiểu biết được ý nghĩa cuộc sống của mình phù hợp với sự vận động của họ trong hiện thực…Phật giáo với giáo lý sâu sắc đã đáp ứng được phần nào nhu cầu tâm lý đó. Chính vì vậy, Phật giáo đã dần lấn át được tín ngưỡng cổ truyền, trở thành tôn giáo chung của nhiều người dân trong vùng.
Tâm lý người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ vốn cởi mở, không có tư tưởng kỳ thị, nhưng cũng không dễ dãi, xuề xòa. Phật giáo đến xứ này đã nhanh chóng có sự đan xen, hòa đồng dung hợp với các tín ngưỡng tôn giáo bản địa. Vì vậy, trong phong tục tập quán của người phụ nữ đều coi trọng việc tôn thờ cả ba tôn giáo chính: Nho, Phật, Đạo và các tín ngưỡng địa phương, tuy trật tự, ngôi thứ có khác nhau. Chùa là nơi thờ Phật nhưng đâu phải ở đó chỉ có Phật Thích Ca, Di Lặc, các vị Bồ Tát, La Hán, Thập Điện Diêm Vương, Đức Ông…mà còn có cả Khổng Tử, Lão Tử, Đức Thánh Trần, đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh và các chư vị thánh thần bản địa khác (ngày nay một số chùa còn thờ cả Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ ngay từ thuở xa xưa trong dịp tết Nguyên Đán có phong tục trồng cây nêu cũng đượm màu sắc Phật thoại, liên quan đến truyền thuyết Phật giúp dân đuổi quỷ, giữ đất. Trong phong tục trồng cây nêu, nghi thức cúng giỗ, nhiều gia đình thường khấn “Nam mô A Di Đà Phật” sau đó mới khấn tổ tiên.
Tâm lý và phong tục tập quán người Việt, dù có sự pha trộn, hòa đồng tín ngưỡng tôn giáo như thế nào thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn được xem như đặc tính riêng không thể thiếu. Việc thờ Phật hòa nhập một cách
thuần nhuyễn vào việc thờ cúng Tổ tiên (Tứ Ân Phụ Mẫu), lan rộng thành thứ đạo lý tuy không ghi thành sách nhưng rất dễ phổ biến khiến mọi người thừa nhận một cách tự nhiên. Bởi vậy, ở các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, người ta có phong tục tập quán làm lễ cầu siêu cho người thân mới mất ở chùa. Đặc biệt là lễ “tứ cửu” (49 ngày) được tổ chức long trọng ở chùa. Đây là những nét văn hóa từ lâu đời của người dân đồng bằng Bắc Bộ luôn mong muốn sống yên bình, họ không muốn cảm giác có lỗi với người đã mất, và chủ yếu xuất phát từ chữ “Tâm” cầu nguyện. Bên cạnh đó, phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ còn có tập tục khác là đi viếng chùa, lễ Phật vào những ngày tết, lễ lớn như ngày rằm tháng giêng, rằm tháng tư (Phật đản) và rằm tháng bảy (Vu Lan). Đây là một tập tục, một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống của họ.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu tâm lý và nguyện vọng của đông đảo tín đồ, Giáo hội, các tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Bộ đã quan tâm và chú ý nhiều đến các buổi thuyết giảng giáo lý cho các tín đồ Phật tử. Điều này đã tạo nên một tập quán tốt đẹp trong đời sống tinh thần người phụ nữ nơi đây, họ thường xuyên đến chùa tham dự các khóa lễ và thuyết giảng của Tăng Ni.
Ngoài những phong tục trên, phụ nữ Việt Nam khu vực đồng bằng Bắc Bộ còn có một số tập tục khác, tương đối phổ biến và ít nhiều liên quan đến Phật giáo mà chúng ta phải ghi nhận.
Đốt vàng mã. Đây là tập tục rất phổ biến ở trong nhiều gia đình, mà người phụ nữ nơi đây đã tiếp nhận từ Phật giáo Trung Quốc. Nhiều người ngộ nhận rằng tập tục này xuất phát từ quan điểm nhân quả luân hồi của Phật giáo. Do đó, nó đã tồn tại trong Phật giáo từ xưa cho tới nay.
Cúng sao giải hạn. Tập tục này rất phổ biến và ăn sâu vào tập quán của người phụ nữ và có sự tham gia của Phật giáo. Nguyên nhân cũng bắt nguồn từ Trung Quốc, sau truyền qua Việt Nam rồi vào trong Phật giáo. Thời xưa
ta có Tam giáo đồng nguyên; Phật, Lão, Khổng giáo, đồng quy về một nguồn. Chủ trương như nhau, cùng một thiện chí để đóng góp cho xã hội, phục hưng đạo đức, đưa đời sống của con người đến ấm no hạnh phúc.
Xin xăm bói quẻ. Trong đời sống tâm linh người phụ nữ ở đồng bằng Bắc Bộ, bói quẻ là một việc cầu may, bắt nguồn từ Trung Quốc. Một loại hình sinh hoạt khá rầm rộ tại các chùa, đình, miếu vào dịp đầu năm mới hoặc các ngày lễ lớn. Đây là một tập tục không lành mạnh do tin tưởng vào sự may rủi của số phận đã được sắp đặt, an bài từ trước.
2.3 Một số hạn chế liên quan đến ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ đối với đời sống văn hóa, tinh thần phụ nữ Việt Nam và khuyến nghị
2.3.1 Một số biểu hiện hạn chế liên quan đến ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay
Một là, trong số những người phụ nữ ít nhiều thương xuyên đến chùa lễ Phật, có một bộ phận không có nhận thức đúng, đầy đủ về giáo lý, thế giới quan và nhân sinh quan, ý nghĩa các lễ nghi của Phật giáo. Do vậy, họ không biết sử dụng, khai thác những yếu tố hợp lý của Phật giáo để làm lợi cho mình, cho người, cho nhà, cho nước. Phần nhiều chị em phụ nữ đi lễ chùa thường nặng về hình thức cúng lễ, cho nên cũng dễ bị tác động bởi các hoạt động mang mầu sắc mê tín. Họ chịu ảnh hưởng nặng nề của việc lễ bái, phụng sự Phật chỉ để cầu may giải hạn. Trong số không ít các chùa ở đây, bên cạnh việc chị em phụ nữ tụng kinh niệm Phật, còn có việc xin thẻ, lấy số tử vi, đồng bóng…Thậm chí có chị em đi chùa là để mong Phật che chở cho hành vi sai trái của mình.
Hai là, trong sinh hoạt Phật giáo của chị em phụ nữ ở các địa phương vùng đồng bằng Bắc Bộ, hiện nay xuất hiện một số vấn đề như: Nhiều nơi, chị em phụ nữ đến chùa sinh hoạt Phật pháp có hiện tượng chia bè, cánh, gây mất đoàn kết tình làng, nghĩa xóm, chia rẽ trong nội bộ tín đồ. Điều
này làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của đạo Phật. Một số địa phương đang có tình trạng chị em phụ nữ lợi dụng Phật giáo, biến Phật giáo thành mê tín dị đoan, thành những phiền hà cho con người và xã hội. Ở một số nơi, chị em đã lấy danh nghĩa khôi phục lại văn hoá truyền thống Phật giáo để tổ chức những đám rước linh đình, tốn kém…Lại thêm nạn buôn thần, bán thánh, trò đồng bóng cầu xin diễn ra phổ biến trong các chùa cảnh ở mọi nơi trong một số địa phương vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hoạt động sinh hoạt Phật giáo trong chị em phụ nữ trở nên nhộn nhịp như các hoạt động thị trường ở một số nơi trong vùng, nhất là trong các lễ hội của chùa cảnh lớn. Thực tế một số nơi, chị em phụ nữ được phân công phụ trách trông nom chùa cảnh nhưng lại thiếu hiểu biết về kinh sách, giáo lý Phật giáo mà vẫn tổ chức tế lễ để kiếm lộc, kiếm tiền. Rồi tranh chấp tiền công đức giữa nhà chùa với Ban quản lý di tích một số nơi gây phản cảm…Nhiều chị em phụ nữ do thiếu hiểu biết về Phật giáo đã bị lợi dụng, bỏ bê công việc, chăm sóc gia đình, chồng con, công việc xã hội, dồn tiền của tổ chức lễ bái hết chùa này đến chùa khác. Điều này vô hình chung làm ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình, gây tốn kém tiền của và tuyên truyền cổ vũ cho mê tín.
Ba là, về phía bản thân Phật giáo cũng tồn tại nhiều vấn đề như: vấn đề thế tục hoá, vấn đề hiện đại hoá, vấn đề tổ chức của Giáo hội, vấn đề di chuyển các tông phái,…Tất cả những vấn đề này cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý, tín ngưỡng và tình cảm của người phụ nữ. Đặc biệt, vấn đề phẩm chất đạo đức của Tăng Ni trong một số chùa làm cho không ít người phụ nữ trong vùng đó khi đến chùa thấy thất vọng, mất niềm tin và hiểu sai đi bản chất, giáo lý của đạo Phật.
Bốn là, còn có hiện tượng một số người giả danh nhà tu hành, lợi dụng Phật giáo để làm lợi cho cá nhân. Điều này dẫn đến sự suy giảm niềm tin của người dân vào nơi cửa Phật, thậm chí còn có những hiểu lầm về Phật giáo và từ chối những giá trị tốt đẹp của Phật giáo.
Như vậy, Phật giáo ở các địa phương cũng đang đặt ra những vấn đề phức tạp có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hoá tinh thần người phụ nữ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó đan xen giữa những mặt tích cực, đồng thời cũng bộc lộ những mặt hạn chế, tiêu cực.
2.3.2. Khuyến nghị nhằm khắc phục việc lợi dụng phật giáo ảnh hưởng đến phụ nữ Đồng Bằng Bắc Bộ đến phụ nữ Việt Nam.
Thứ nhất, tôn trọng, bảo vệ và quản lý tốt hoạt động của Phật giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ: Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, Đảng và Nhà nước ta, chính quyền các cấp tỉnh thành vùng đồng bằng Bắc Bộ cần có những biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ các cơ sở vật chất và tôn trọng các nghi lễ Phật giáo. Hiện nay, vấn đề bảo vệ cơ sở vật chất và các nghi lễ Phật giáo chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Hiện nay nhiều ngôi chùa đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nghi lễ Phật giáo ở một số địa phương trong vùng đang bị mai một khá nhiều, việc tôn trọng tự do tín ngưỡng đối với các hoạt động sinh hoạt phật giáo ở một số địa phương chưa triệt để, nhất quán. Mặc dù trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước là nhất quán, nhưng không ít một số địa phương vẫn còn một số cán bộ có thái độ mặc cảm, thờ ơ, nghi kị, hẹp hòi dẫn đến hành vi vùi dập, ảnh hưởng không nhỏ, gây cản trở đến sinh hoạt Phật giáo. Ngày nay, một số cán bộ vẫn cho rằng việc lễ bái ở đền, chùa vào các ngày rằm, mồng một hoặc tết lễ, hội hè là mê tín dị đoan. Có nơi cấm đoán việc lập các Hội quy y, Hội vãi của chị em phụ nữ. Thậm chí cấm cả việc sửa chữa nơi thờ cúng, hành lễ đã bị hư hỏng, dột nát… Bởi vậy tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân đối với Phật giáo, điều thiết thực nhất hiện nay là phải bảo vệ các cơ sở vật chất và tôn trọng các nghi lễ Phật giáo, tôn trọng các quyền tự do tín ngưỡng một cách nhất quán theo đúng tinh thần của Đảng và Nhà nước. Bảo vệ các chùa cổ, đó là những nơi thờ tự, lễ bái, là trung tâm lưu giữ, bảo lưu những giá trị văn hoá, tinh thần của dân tộc.
Thứ hai, tăng cường công tác quản lý của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động và tổ chức của Phật giáo nói chung và sinh hoạt Phật giáo của phụ nữ ở đồng bằng Bắc Bộ nói riêng: Trong đời sống thực tiễn, trước những khó khăn không tránh khỏi của công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, trước những hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội ngày một phát triển, sự suy thoái đạo đức và gia tăng tội phạm nguy hiểm… hiện tượng chị em phụ nữ trong các tỉnh thành vùng đồng bằng Bắc Bộ tin vào bói toán, tử vi… ngày càng tăng, số lượng chị em phụ nữ quy y trở thành những tín đồ Phật giáo cũng không ngừng tăng. Cả hai hiện tượng đó cần được quan tâm vì có tác động tương hỗ lẫn nhau. Xu hướng chung của chị em phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ ngày nay lại tìm đến ngôi chùa thờ Phật, điện, phủ thờ các Thánh Mẫu, các vị “tứ bất tử”, với Đức Thánh Trần, bà chúa Liễu Hạnh, bà chúa Kho. Gần đây, nhiều chị em lại muốn hoà mình vào trong những cuộc hành hương về đất thánh, cửa Phật, hoặc tham dự các tục lễ hội dân dã, hay chạy đua theo những cuộc hầu đồng tốn kém tiền của. Có lẽ do luồng văn hoá lai căng, xô bồ từ mọi ngả đã ồ ạt vào trong nước, dẫn đến sự băng hoại những giá trị văn hoá đạo đức truyền thống và sự phản ứng cưỡng lại xu hướng ấy, trong đó sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo và những hoạt động tâm linh khác khó phần tích cực giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng hoàn toàn không có nghĩa là bỏ trống mặt trận đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng mà cần thường xuyên cung cấp cho chị em phụ nữ những thông tin khoa học cần thiết, định hướng tư tưởng để tạo cho họ có khả năng tự lựa chọn đúng đắn niềm tin của mình.
Thứ ba, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ Việt Nam khu vực đồng bằng Bắc Bộ: Đối với người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ cũng vậy, khi họ tìm hiểu đến với Phật giáo không phải chỉ vì Phật, vì Thánh mà trước hết là vì mình và cho mình, nếu không phải vì vật chất thì cũng vì
tinh thần, chẳng cho kiếp này thì là kiếp sau, chẳng cho mình thì cho con cháu. Nếu không có động lực “lợi ích” ấy dù là mơ hồ, hão huyền thì Phật giáo sẽ trở nên tẻ nhạt và không dễ gì cuốn hút được người phụ nữ trong vùng tiêu phí thời gian, công sức. Thực tế trong xã hội vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, về cơ bản vẫn còn nhiều hạn chế trong việc đáp ứng các nhu cầu vật chất và nhu cầu tình thần cho người phụ nữ nơi đây, do vậy, cần phải nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người phụ nữ vùng đồng bằng Bắc Bộ là biện pháp lâu dài song cũng hữu hiệu nhất để khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. Bên cạnh việc nâng cao đời sống vật chất bằng các biện pháp thúc đẩy