Quan điểm của Đảng ta về việc xây dựng nền văn hoá mới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giá trị văn hóa truyền thống và vai trò của nó trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 58 - 71)

Như chúng ta đã biết, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế - xã hội phát triển được không chỉ do những yếu tố bản thân nó mà còn do yếu tố văn hoá nằm trong lòng nó. Không có sự soi đường của văn hóa thì các dân tộc không thể chọn cho mình một con đường phát triển đúng đắn. Trên con đường phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, văn hoá với những thành tựu to lớn của toàn thể nhân loại và mỗi dân tộc đang trở thành một trong những nhân tố cơ bản chỉ đạo đời sống xã hội của con người. Mỗi dân tộc, mỗi khu vực sẽ tạo ra một đặc trưng văn hoá của riêng mình. Những cái riêng ấy giúp chúng ta nhận thấy sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây, giữa văn hoá Việt Nam với các nền văn hoá khác của các quốc gia, dân tộc khác. Tính độc đáo của văn hoá đã tạo ra bản sắc đa dạng, phong phú của nó.

Ngay trong giai đoạn lãnh đạo nhân dân để giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của đế quốc xâm lược, nhận thức về vai trò quan trọng của yếu tố văn hoá đối với xã hội, trước yêu cầu phải xây dựng nền văn hoá mới để chống lại văn hoá thực dân. Bởi vì, khi đô hộ Việt Nam thực dân Pháp không chỉ bóc lột nhân dân ta về kinh tế mà còn nô dịch nhân dân ta về tinh thần, tư tưởng. Vì vậy cách mạng chính trị, đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc không bao giờ tách khỏi cách mạng văn hoá. Ngay từ trong bản chất của cách mạng xã hội, đây là hai yếu tố không tách rời nhau mà có sự tác động biện chứng. Để giành được độc lập thực sự, nhiệm vụ đặt ra không chỉ đánh đổ

giai cấp thống trị, không chỉ đánh đuổi quân xâm lược mà còn phải xoá bỏ những tàn tích chúng để lại trong đời sống tinh thần.

Trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta thực hiện các cuộc cách mạng, Đảng ta đã quán triệt tư tưởng cách mạng nhất quán là giải phóng dân tộc để giải phóng xã hội, giải phóng con người theo mục tiêu của văn hoá, tức là giải phóng con người một cách triệt để, giải phóng con người không chỉ khỏi áp bức bóc lột mà còn giải phóng con người khỏi sự lạc hậu, tạo nên một xã hội có phẩm chất văn hoá cao, tạo nên những con người chủ thể của cách mạng có nhân cách văn hoá.

Ngay từ ngày thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, nhận thấy vai trò của nó đối với sự nghiệp cách mạng. Trong Luận cương cách mạng năm 1930, sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa mới đã được đề cập. Đặc biệt đến năm 1943 với sự xuất hiện của “Đề

cương văn hoá Việt Nam”, những tư tưởng định hình để xây dựng nền văn

hóa Việt Nam, đó là phải xây dựng một mô hình văn hoá mới với những nội dung cơ bản là: “Dân tộc, đại chúng và hiện đại”.

Nền văn hóa có tính dân tộc đó là một nền văn hóa phải mang bản sắc Việt Nam, phải kế thừa được các giá trị của văn hóa dân tộc, chống lại sự nô dịch của đế quốc, để từ đó làm cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập, không phụ thuộc vào các nền văn hóa khác. Song ta cũng phải nhận thức là tính dân tộc không tách rời với tính nhân loại mà ngược lại nó gắn liền với tính nhân loại, nhưng phải biết tiếp thu những giá trị của nhân loại trên nền tảng các giá trị văn hóa dân tộc.

Nền văn hóa mang tính khoa học là nền văn hóa đấu tranh bảo vệ học thuyết, tư tưởng, làm cho lý luận về văn hóa của Chủ nghĩa Mác-Lênin thắng thế. Nền văn hóa đó phải phù hợp với sự biến đổi, phát triển của thời đại đó là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tính khoa học của nền văn hóa còn được thể hiện ở việc chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa

trái ngược với khoa học, phản tiến bộ, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Nền văn hóa đại chúng là một nền văn hóa phục vụ nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân, hợp với nguyện vọng nhân dân, đậm đà tính nhân văn. Đó là một nền văn hóa chống lại các chủ trương, các hành động làm cho văn hóa đi ngược lại với quần chúng, phải đảm bảo cho lợi ích của quần chúng, chống bất công...

Có thể nói: “Đề cương văn hoá Việt Nam” là văn kiện mở đầu cho đường lối nhất quán về văn hoá của Đảng ta. Đó là xây dựng một nền văn hoá kế tục tất cả những giá trị tốt đẹp nhất của cha ông ta để lại để xây dựng nền văn hóa mới. Nền văn hoá mới, văn hóa cách mạng, phải mang bản chất dân tộc, hiện đại. Định hướng xây dựng các giá trị văn hoá mới trên nền tảng tính dân tộc và hiện đại xuyên suốt quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tư tưởng cơ bản của Đề cương Văn hóa đã từng bước đi vào thực tiễn của đời sống xã hội. Ba tính chất cơ bản là tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng đã có sức mạnh thu hút sự quan tâm, sự đồng tình của toàn thể các tầng lớp nhân dân vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới.

Sau khi thống nhất đất nước, thực hiện đường lối của Đảng cả nước tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội; trước yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi phải xây dựng đời sống văn hoá mới, với những nội dung mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Đảng ta đã khẳng định: Nền văn hoá mới là nền văn hoá có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc. Đó là nền văn hoá có tính Đảng và tính nhân dân sâu sắc. Nền văn hoá ấy được xây dựng trên cơ sở của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa vừa kết tinh giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vừa tiếp thu có chọn lọc những thành quả của văn minh loài người. Nền văn hoá ấy có sự kết hợp hài hoà

những tinh hoa và phong cách riêng của các dân tộc anh em trong đại gia

đình các dân tộc Việt Nam.

Trong sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, cách chúng ta hiện nay khoảng hơn 600 năm, nhà tư tưởng nổi tiếng của dân tộc là Nguyễn Trãi đã từng mong muốn có một xã hội văn trị, lấy nền tảng văn hiến cao, lấy trình độ học vấn và hoạt động tự giác của con người làm cơ sở và động lực cho sự phát triển.

Ngày nay, chúng ta đang sống trong một giai đoạn với sự phát triển nhanh chóng của khoa học- kỹ thuật, với sự tiến bộ nhanh chóng về phương tiện truyền thông đã làm cho sự thu hẹp về khoảng cách địa lý. Với điều kiện hiện nay, con người đã có thể truyền trực tiếp âm thanh, hình ảnh từ bất cứ địa điểm nào của thế giới đến mọi vùng của trái đất và khi nước ta đã tham gia sâu vào hội nhập quốc tế thì sự đấu tranh về văn hoá và lối sống diễn ra hết sức gay go quyết liệt. Bởi lẽ, trong quá trình hội nhập kinh tế và hội nhập văn hoá hiện nay sẽ có sự giao thoa của các nền văn hoá, của các trào lưu văn hoá. Trong sự giao thoa đó, có cả những giá trị và cái phi giá trị. Trong bối cảnh ấy, một nền văn hoá thiếu bản lĩnh chắc chắn sẽ bị diệt vong. Với đặc điểm của sự phát triển hiện nay, chúng ta không thể đóng kín để bảo tồn vì đó là cách làm bảo thủ, dẫn đến sự suy yếu, thậm chí là huỷ diệt. Thực tế cho thấy trong lịch sử nước nhà, thể kỷ XIX, dưới sự thống trị của triều đình Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách “bế quan toả cảng” đã làm cho kinh tế - xã hội Việt Nam suy yếu và đất nước đã thất bại trước sự xâm lược của thực dân Pháp. Tuy nhiên mở của để hội nhập nhưng bản lĩnh thiếu vững vàng sẽ dẫn đến bắt chước, bị đánh mất mình.

Nhận thức được vai trò của văn hoá, Hồ Chí Minh từng phát biểu trong Hội nghị văn hoá Toàn quốc lần thứ nhất năm 1946: “Văn hoá phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Với xã hội, văn hoá phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam,

từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà, ai cũng hiểu cái nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc của mình nên được hưởng. Số phận dân ta ở trong tay

ta. Văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi” [2] .Từ quan điểm trên, Người đã

đề ra khẩu hiệu đối với quốc dân, đồng bào là “Kháng chiến hoá văn hoá, văn

hoá hoá kháng chiến”. Người đã đặt văn hoá trong mối quan hệ hữu cơ với

cách mạng, cũng tức là với phát triển, trong một điều kiện cụ thể: sự nghiệp kháng chiến của dân tộc ta chống lại sự xâm lược của đế quốc.

Trong quá trình lãnh đạo nhân ta thực hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Xúc tiến công tác văn hoá để đào tạo con người mới, cán bộ mới. Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hoá đế quốc. Đồng thời, phát huy những yếu tố tốt đẹp của văn hoá dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá tién bộ thế giới để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính chất

dân tộc, khoa học và đại chúng” [34, tr.367].

Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã đưa đất nước sang một giai đoạn mới, Đảng tiến hành công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết là đổi mới tư duy. Đây là thời cơ thuận lợi để phát triển lý luận và nhận thức của Đảng, của dân tộc.

Cùng với việc khẳng định những thành tựu lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, Đảng cộng sản Việt Nam cũng chỉ ra những hạn chế, những bất cập trong tư duy của thời kỳ bao cấp. Biểu hiện tập trung nhất là chưa thực sự coi con người như động lực và mục tiêu của mọi chính sách kinh tế - xã hội, chưa có những chính sách phù hợp để đầu tư cho sự phát triển con người. Chính trong quá trình khắc phục những hạn chế và thiếu sót đó, vấn đề văn hóa ngày càng được nổi lên, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Cùng với đó, chúng ta thực hiện nền kinh tế thị trường cũng đã tác động thách thức không nhỏ đối với đạo đức, lối sống của con người. Từ điều kiện như vậy, vấn đề văn hóa cần phải có những nhận thức mới. Sau Đại hội lần VI của

Đảng, các Văn kiện của Đảng ta luôn luôn chú ý tới vấn đề văn hóa và bổ sung, phát triển cho phù hợp với điều kiện mới.

Trước hết là quan điểm coi văn hóa là nền tảng tinh thần, mục tiêu và

động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội là quan điểm lớn mang tầm thời

đại. Bởi lẽ, khi nói văn hóa là nền tảng tinh thần thì nó không còn là nhân tố nằm ngoài xã hội, nằm bên ngoài con người mà văn hóa chính là một phần tinh túy nhất trong đời sống xã hội và của con người. Đồng thời, khi coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội thì cũng có nghĩa là vấn đề văn hóa có liên quan tới sự phát triển hay sự tụt hậu của quốc gia, của dân tộc. Cùng với đó, Đảng ta cũng khẳng định: Văn hóa là mục tiêu, động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Như chúng ta đã biết, kinh tế không thể tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng văn hóa. Với vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa có khả năng to lớn trong việc khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, tạo nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Là động lực của sự phát triển, văn hóa còn được thể hiện ở khả năng điều tiết, điều chỉnh các khuynh hướng, chiều hướng phát triển kinh tế- xã hội, hướng tới sự phát triển tiến bộ, nhân văn đồng thời chống lại những hiện tượng tiêu cực, thoái hóa biến chất, làm cản trở tới quá trình phát triển, đi ngược lại với xu hướng chung của dân tộc và nhân loại. Thông qua sự tác động, sự điều chỉnh của văn hóa mà xác định các giá trị, hướng con người vào các hoạt động để hướng tới chân, thiện và mỹ.

Đề cập tới vai trò động lực của văn hóa, theo Hồ Chí Minh, văn hóa bồi dưỡng tư tưởng và tình cảm cách mạng cho con người. Tư tưởng cách mạng lớn nhất là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tình cảm lớn nhất là yêu nước, thương dân, thương nhân loại bị áp bức, bị đau khổ. Văn hóa nâng cao dân trí, nắm vững các tri thức khoa học. Văn hóa bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp và phong cách lành mạnh cho con người. Đó là những phẩm chất về nhân cách, đạo đức, phong cách ứng xử. Theo Người thì: văn hóa là yếu tố

để soi dường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ.

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội với ý nghĩa là chức năng định hình các giá trị, chuẩn mực trong đời sống xã hội. Nó chi phối hành vi của mỗi con người trong hành động xã hội. Nếu như xã hội thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ, thiếu định hướng giá trị đúng đắn thì sẽ không thể phát triển kinh tế- xã hội bền vững. Nền tảng tinh thần thể hiện thông qua chính trị, đạo đức, pháp luật, nghệ thuật, phong tục, lối sống của cộng đồng, tạo nên đặc trưng cho văn hóa của dân tộc.

Xem xét về vấn đề này, trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh cho thấy, mục tiêu lý tưởng là chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Người đã đưa ra định hướng phát triển bền vững trong đó chứa đựng những yếu tố về xóa nghèo, xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ của nhân dân. Người coi hạnh phúc chính là tiêu chí của sự phát triển. Theo Người: Nếu nước nhà được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì.

Từ quan điểm coi văn hóa là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội, Đảng ta đã coi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách

hàng đầu. Sự đầu tư cho hoạt động văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và

công nghệ ngày càng tăng lên. Đồng thời, chúng ta cũng ban hành các chủ trương, chính sách để thu hút sự quan tâm, sự đóng góp của xã hội cho các hoạt động văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.

Song song với sự đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa, Đảng ta cũng từng bước xây dựng chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới, giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai đoạn hội nhập quốc tế. Đây là yêu cầu bức thiết trong việc xây dựng nền văn hóa mới. Đảng ta khẳng định: "Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Mọi hoạt động văn hoá nhằm xây dựng con người Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giá trị văn hóa truyền thống và vai trò của nó trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 58 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)