3.2.1 .Niềm tín mộ thành kính của ngƣời dâng cúng
3.2.2. Sự uy linh hiển hách của thần linh
Sự uy linh hiển hách của các vị thần trong hát chầu văn thể hiện ở tài năng mang tầm cả vũ trụ đồng thời thể hiện rất rõ quan niệm về giới. Bởi vậy,
khi miêu tả về các khả năng của các vị nam thần, các bài hát chầu văn đều dùng những hình tượng thiên nhiên kỳ vĩ để ca ngợi, thán phục, miêu tả tài năng “chuyển trời đất” của các vị nam thần:
Đức dung nghi bẩm sinh tài thánh Biến lạ thƣờng đức tính tinh anh Uy gia khắp hết thiên đình
Làm mưa làm gió mở thành, khai sông. Chuyển trời đất mƣa tuôn chớp xối
Nổi cơn giông cây cối đổ xô Mƣa tuôn gió thổi sấm ù
Muôn loài quỷ mị làm cho rụng rời.
(Văn Quan Lớn Đệ Nhất)
Ra uy khắp hết thiên đình
Làm mây làm gió, xây thành, lấp sông
...Rời non phong đáy ngũ sông hải hà
Chuyển trời đất muôn ra gió giật Nổi cơn giông trốc gốc đổ nhà Tiếng sét to ông sai lôi giáng Vạn quỷ tà khiếp tán tan bay
Ông Hoàng ba vạn phép ai tày.
(Ngũ vị hoàng tử thượng thiên)
Nhân vật nam thần được gán cho đặc tính: tích xông pha gây dựng sự nghiệp công danh, cứu nước cứu dân, đảm nhiệm công đức của kẻ anh hùng, ngoài chiến trận thì lập nên chiến tích phi thường, lúc thanh bình cương trực uy nghi bảo hộ cho muôn dân. Lời hát văn cho giá hầu quan trọng bậc nhất về Quan Hoàng Mười có những câu như sau:
Nghệ An có đức thánh minh ra đời Gƣơm thiêng chồng đất chỉ trời
Đánh Đông, dẹp Bắc việc ngoài binh nhung Thanh xuân một đấng anh hùng
Tài danh nổi tiếng khắp vùng trời Nam Hai vai nặng gánh cƣơng thƣờng
Sông Lam sóng cả, buồm dƣơng một chèo
(Văn quan Hoàng Mười)
Sứ mạng độ cho đất nước non sông qua khỏi những cơn tai biến như giặc giã, bệnh dịch, thiên tai, dẹp âm dẹp dương dẹp đường dẹp chợ dường như được ấn định cho các đức ông. Còn các đức bà thiên về sứ mệnh cầy cày, no cơm ấm áo, vun thu hạnh phúc gia đình:
Vì đời đem lại tƣơi xanh cho đời Gieo lúa mạch, ngô khoai, sắn, đỗ Cho loài ngƣời trăm họ tƣơi vui Cõi tiên cảnh vật xa vời
Có bà chúa Thác vốn ngƣời Sơn trang Từng vƣợt suối băng ngàn mở lối Giúp dân lành sớm tối lên công Bao năm đục núi khai dòng
Đem dòng nƣớc ngọt mát lành dân sinh
(Văn Chúa Thác Bờ)
Ơn Cô Bé bản mƣờng thịnh thái Đền Đông Cuông đức đại tối linh ...Ơn trên giáng phúc trừ tai Dân nhờ phúc ấy núi đồi nở hoa
Mảng Cô chở thuốc tiên ngàn Mảng Cô cứu kẻ cơ hàn tai ƣơng
Mảng chở ngƣời cảm mạo phong sƣơng Rau măng, cá bẹ, cơm lam
Độ ngƣời phá núi, khai nƣơng, bắc cầu.
(Quan Đệ Tứ)
Như vậy, quan niệm về quyền uy các vị nam thần và nữ thần thể hiện rất rõ, và dường như điều này phản ánh quan niệm của dân gian về vai trò của mỗi giới trong xã hội. Dù đều là thần linh, nhưng năng lực của mỗi giới được phát huy trong các lĩnh vực khác nhau.
3.2.3. Những vị thần bảo hộ con người trong hát chầu văn
Chầu văn là loại hình sinh hoạt diễn xướng của đạo Mẫu. Qua các bản văn chầu, có thể thấy sự đa dạng của các vị thần này. Sự tín ngưỡng này tích hợp cả các vị Phật, Bồ tát của Phật giáo, cả các vị Tiên Thánh của Đạo giáo, của các nhân vật truyền thuyết huyền thoại và lịch sử vào bệ thờ của mình cho thấy đặc trưng văn hoá nổi bật của người Việt. Theo Trần Ngọc Thêm, trong lối ứng xử với môi trường xã hội, người Việt - những cư dân văn hoá gốc nông nghiệp luôn có lối tư duy tổng hợp, phong cách linh hoạt và thái độ dung hợp trong việc tiếp nhận. Đối với một tín ngưỡng bản địa là tín ngưỡng thờ Mẫu, theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, quan trọng nhất trong hệ thống gia đình thần thánh này là các đức Mẫu bao gồm Tứ Phủ Thánh Mẫu là các tối thượng thần quản bốn miền vũ trụ: trời, rừng rú, nước, đất đai và đức Thánh dòng Vua Cha tượng trưng cho sự sáng tạo vũ trụ và vạn vật. Nhưng thái độ dung hợp đã cho phép sự xuất hiện cả Phật giáo, Đạo giáo và các nhân vật có thật trong lịch sử.
+ Đạo Phật được muôn dân tin tưởng và sùng bái:
Công dung ngôn hạnh lại là Phật tâm
(Chầu Đệ Tứ)
Quan Hoàng Bơ vào niệm Phật: “Nam mô a di đà Phật” Tiếng mõ vang vang, tiếng chuông chùa thành gọi
(Quan Hoàng Bơ)
+ Nho giáo: cũng chiếm vị trí quan trọng và có ảnh hưởng trong đời sống người dân. Tuy Nho giáo (Khổng Tử) không đề cập đến quỷ thần nhưng lại có quan niệm “kính thần như thần tại”, đã làm cho người dân chăm lo đến việc thờ phụng thánh thần. Và tư tưởng đề cao chữ “Lễ” trong Nho giáo được thể hiện trong quan niệm “tam cương ngũ thường”
Chữ cƣơng thƣờng treo cao giá ngọc Chữ Tam tòng tứ đức chúa tiên
(Chúa Thác Bờ)
+ Đạo giáo: Tôn thờ Thái Thượng Lão Quân giúp trừ tà, diệt quỷ, đem đến cuộc sống ấm no và bình an trong năm mới.
Tiêu dao di dƣỡng tang tình .
Thơ Tiên một túi - Phật Kinh trăm tờ
(Văn Quan Hoàng Mười)
Có thể nói tam giáo: Phật, Đạo, Nho đã có ảnh hưởng đến tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Sự ảnh hưởng này không phải là riêng rẽ, mà là sự thống nhất, hòa quyện, được thể hiện ngay trong một bài văn chầu:
Vào chùa quy Phật Quan Âm Trong thì chứng quả Nhƣ Lai Ngoài thì luyện tập thơ bài sử kinh Thiên nhiên di dƣỡng tính tình Thơ tiên một túi, Phật kinh muôn từ Vào ra chính khí từ bi
Ở đây chúng ta thấy tinh thần Phật giáo, tư tưởng Nho gia và tinh thần Đạo giáo thống nhất trong một con người trong thì chứng quả Nhƣ Lai (Phật giáo)/ ngoài thì luyện tập thơ bài sử kinh (Nho giáo với tinh thần học tập để ra làm quan)/ Thiên nhiên di dƣỡng tính tình/ Thơtiên một túi (Đạo giáo). Đạo giáo ở đây theo tinh thần của Lão Tử là Đạo hòa hợp với thiên nhiên, tư tưởng “vô vi”: không phải là không làm gì mà là không làm điều gì gây hại đến tự nhiên.
Không rõ từ bao giờ, hầu hết các vị thần linh của điện thần Đạo Mẫu kể trên đều được lịch sử hoá, trở thành các nhân vật lịch sử với tên tuổi, quê quán, năm sinh tháng đẻ và các công thích giúp dân cứu nước. Thí dụ, Mẫu Thượng Thiên đồng nhất với Mẫu Liễu Hạnh, con gái Ngọc Hoàng đầu thai xuống trần gian.
Đức chúa ngàn con vua Đế Thích Giáng sinh vào quý tộc Lê gia Năm thân tháng hai mồng ba
Giáng sinh tiên chúa, khai hoa giờ dần
(Mẫu Thượng Ngàn)
Bút son vâng lệnh thiên đình
Bạch Anh công chúa giáng sinh phàm trần Phụng kim môn theo chân sứ giả
Chọn ngày lành giáng hạ thân tôn Ra vào ngọc điện kim môn
Danh thơm ngoài cõi tiếng đồn trong cung
(Văn chầu Lê Mại Đại Vương)
Việc lịch sử hoá các vị thần linh Đạo Mẫu, một mặt, đã làm cho tín ngưỡng này gắn liền với đời sống thường nhật của con người, mặt khác đã gắn liền tín ngưỡng này với lịch sử dân tộc, làm cho nó trở thành một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được linh thiêng hoá.
Hình ảnh các bà Chúa, Chầu bà, các vị công chúa, các cô đôi, tác giả dân gian khá thống nhất ở vẻ thắm tươi gương lược nhưng thuần Việt trong diện mạo, dung nhan, mang những hình ảnh quen thuộc của cuộc sống bình dân dung dị, đẹp các đẹp tươi tắn ngàn đời của người phụ nữ truyền thống mọi miền đất nước:
Miệng cƣời hoa nở đáng trăm
Răng đen rƣng rức hoãn trầm đeo tai
(Văn chầu Quế hoa công chúa)
Chầu văn miêu tả vẻ đẹp bên ngoài của các nữ thần có sự xuất hiện đậm đặc của một số điển mẫu của vẻ đẹp truyền thống. Các tác giả dân gian đã phát hiện, khám phá vẻ đẹp ngoại hình của các nữ thần từ nhiều góc độ, nhiều chiều khác nhau. Có khi là một nhận xét chung chung, có khi lại thiên về miêu tả cụ thể, chi tiết. Có người cho rằng: chỉ cần một mái tóc đẹp, một đôi có chiều sâu, một cái má lúm, một nụ cười duyên ...là đã gợi lên hình ảnh một người con gái đẹp, một giai nhân. Chầu văn thiên về miêu tả cụ thể, bộ phận.
+Mặt, má
Càng nhìn càng ngắm càng giòn
Cổ cao ba ngấn, mặt tròn khuôn trăng
(Mẫu Thượng Ngàn Tuyên Quang)
Hiệu cô Đôi là: Công chúa sơn tinh
Khăn tròn vành vạnh má xinh phấn hồng
(Cô Đôi Thượng)
Người đẹp ở vẻ ngoài như má hồng, má phấn đã trở thành công thức thẩm mĩ của người xưa. Không phải ngẫu nhiên mà má hồng, má đào, má phấn trở thành thi liệu quen thuộc trong thơ ca dân gian và cũng vì thế hình ảnh này đã tạo nên biểu tượng về người phụ nữ:
Xƣa nay những kẻ má hồng
Thà hầu quân tử hơn chồng kẻ tiểu nhân (Ca dao)
Theo phép ước lệ tượng trưng trong văn thơ cổ, vẻ đẹp của người phụ nữ thường được miêu tả với nét chấm phá. Tuân thủ bút pháp đó, nói về người đẹp, chầu văn chỉ cần dùng hồng nhan, bóng hồng, má đào hay má hồng...là đủ.
Hây hấy má phấn tựa hƣơng
Mặt hoa đầy đặn trán vƣơng chữ điền (Văn Cô Đệ Nhất)
Hình ảnh Cô Đôi đẹp mặn mà, gặp một lần cũng khó có thể quên là nhờ nét duyên của đôi má lúm đồng tiền:
Lúm đồng tiền dáng trông ngọc thuyết Nở nụ cƣời vẻ nguyệt in hoa
(Văn cô đôi Cam Đường)
Má lúm đồng tiền được xếp ở tốp đầu ngay sau tóc bỏ đuôi gà, ăn nói
mặn mà có duyên trong tiêu chuẩn thẩm mĩ của Mƣời thƣơng: “ba thƣơng má
lúm đồng tiền”.
+ Mắt, lông mày
Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, đôi mắt luôn là một phương tiện góp phần tạo nên vẻ đẹp ngoại hình của con người nói chung, phụ nữ nói riêng, bởi “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” (ngạn ngữ phương Tây). Người Việt bao đời nay vẫn xem “con mắt là mặt đồng cân”, “con mắt là ngọc” (tục ngữ). Mắt đen lay láy, mắt huyền, mắt lúng liếng, mắt phượng, mắt bồ câu...là đôi mắt đẹp kiểu truyền thống. Các vị thần trong chầu văn cũng mang những đôi mắt đẹp như thế:
Đôi mắt phượng hoa cài trâm dắt Vầng trán xinh, vẻ mặt càng tƣơi
Môi son nhƣ đóa hoa cƣời
Thanh tân lịch sự, mắt ngời thu ba
(Văn Cô Đôi Thượng)
Đã nên quốc sắc thiên hƣơng
Mày ngang bán nguyệt rành rành tựa hoa
(Văn Cô Đệ Nhất)
+ Miệng
Một trong những nét duyên của người phụ nữ đó là miệng cười. Hầu hết các bài hát chầu văn miêu tả ngoại hình các thánh đều có chung hình ảnh miệng cười. Có khi là miệng cười nở hoa, miệng cười huê nở...
Miệng cười hoa nở đáng trăm
Răng đen rƣng rức hoãn chằm vàng đeo ... Miệng cười tƣơi tốt nhƣ hoa
Thanh tân lịch sự nết na dịu dàng
(Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên)
Dung nghi vốn sẵn tƣ trời
Môi son má phấn, miệng cười nở hoa
(Mẫu Thượng Ngàn Tuyên Quang) + Môi
Môi son thường đi liền với má phấn, mắt phượng như càng tô điểm thêm cho dung nghi các thánh vẻ rực rỡ, tươi tắn
Môi son nhƣ đóa hoa cƣời
Thanh tân lịch sự, mắt ngời thu ba
(Văn Cô Đôi Thượng)
Môi trầu cắn chỉ vẻ đầy khuôn trăng Nở nụ cƣời hàm răng rƣng rức
+Răng
Xưa nay, nhân dân ta vẫn thường nói: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Hình ảnh hàm răng được miêu tả trong văn chầu là hàm răng đen. Đây là tiêu chuẩn hàm răng đẹp của người phụ nữ một thời gian dài: răng đen bóng, đen nhưng nhức, đen nhanh nhánh, đen lánh hạt huyền, đen như thể hạt na..Chầu văn cũng lấy tiêu chuẩn cái đẹp của người trần để tô đắp thêm vẻ đẹp hoàn mĩ của các thánh thần.
Môi trầucắn chỉ vẻ đầy khuôn trăng
Nở nụ cƣời hàm răng rưng rức
(Cô Sáu Sơn Trang)
Miệng cƣời hoa nở đáng trăm
Răng đen rưng rức hoãn chằm vàng đeo
(Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên)
Tay tháp bút, hàm răng ngọc thạch
Tai hoãn vàng, hổ phách kim cƣơng
(Mẫu Thượng Ngàn Tuyên Quang)
+Tóc
Cái răng cái tóc là góc con ngƣời (Tục ngữ). Đã có nhiều lời ca dao thể
hiện quan niệm của người xưa về mái tóc đẹp.
Chân mày vòng nguyệt có duyên Tóc mây dợn sóng đẹp duyên tơ hồng
Chầu văn cũng có nhiều bái hát miêu tả vẻ đẹp mái tóc của các bà Chúa, Chầu bà, các vị công chúa, các cô.
Thật ƣa ngắm đôi tay vòng bạc
Thẳng đƣờng ngôi mƣờn mƣợt tóc mây
Da ngà mặt phƣợng long lanh
Mặt hoa tƣơi tốt tóc xanh rườm rà
(Chầu Đệ Nhị)
+Da
Nói về da, trong nhân dân có quan niệm “Nhất dáng, nhì da”. Làn da của các các bà Chúa, Chầu bà, các vị công chúa, các cô đôi trong văn chầu được miêu tả cùng với mái tóc dài tạo nên vẻ đẹp cuốn hút, hấp dẫn của các nữ thần.
Màu da cô trắng tựa tuyết đông
Tóc dài dài biếc, lƣng ong dịu dàng
(Cô Đôi Thượng)
Da ngà mặt phƣợng long lanh Mặt hoa tƣơi tốt tóc xanh rƣờm rà Nhị hồng tuyết điểm mầu da
Cổ tay tựa ngà đầu vấn tóc mai
(Văn chầu Đệ Nhị)
+Cổ
Trong quan niệm thẩm mĩ của nhân dân, người phụ nữ trở nên đài các hơn khi sở hữu một chiếc cổ kiêu ba ngấn:
Cổ cao ba ngấn cổ cao
Răng đen hạt đỗ, miệng chào có duyên
(Ca dao)
Chầu văn cũng mượn hình ảnh này tô thắm thêm vẻ đẹp hoàn mĩ của các thánh thần: cổ đẹp là cổ cao ba ngấn đi đôi với mặt tròn khuôn trăng.
Càng nhìn càng ngắm càng giòn
Cổ cao ba ngấn, mặt tròn khuôn trăng
+Chân, tay
Các vị nữ thần trong văn chầu dường như là hiện thần cho vẻ đẹp hoàn mĩ mà con người luôn mơ ước. Vậy nên ngay cả những bộ phận cơ thể như chân, tay ít được mọi người để ý cũng được văn chầu miêu tả hết sức ý vị, thanh tao:
Vẻ thiên nhiên hình dung tầm thƣớc
Gót hài hoa càng bƣớc càng xinh
...Áo mớ ba chân hài mỏ phƣợng
Lƣợc đồi mồi nhẫn ngọc luồn tay
(Văn cô Đệ Nhất)
+Dáng điệu
Khi miêu tả dung nghi các đức thánh thần, chầu văn ngoài miêu tả một số hình ảnh quen trên khuôn mặt như: mắt, má, miệng, môi, răng, tóc...còn miêu tả dáng điệu, bóng dáng yểu điệu, thướt tha của các vị thần
Cô đi dáng điệu dịu hiền
Cong cong nét liễu cài trên sóng tuyền Vẻ thanh tú hiện trên nền ngọc
Nét thu ba mái tóc vờn mây
(Văn cô bé Hòa Bình)
Dân đâu đấy nhớ ngƣời tiên nữ Dáng thanh thanh mắt tựa sao sa
(Văn cô đôi Cam Đường) +Trang phục
Đại bộ phận những bài hát chầu văn miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của các nữ thần là miêu tả trực tiếp bởi các hình ảnh trên gương mặt, chân tay, hình dáng và qua đó có thể thấy quan niệm của dân gian về vẻ đẹp của người phụ nữ. Nhưng còn có một bộ phận không nhỏ các bài văn chầu miêu tả gián tiếp
thông qua trang phục. Trang phục của con người, đặc biệt là người phụ nữ giữ một vai trò quan trọng, không thể thiếu trong việc thể hiện vẻ đẹp toàn mĩ của người phụ nữ Việt Nam. Tác giải Lê Thị Tuyết Nhâm đã cho rằng: “ Trong nền văn hóa vật chất của các xã hội cổ truyền, quần áo và trang sức của ngƣời phụ nữ bao giờ cũng là một nhân tố đặc sắc thể hiện đặc điểm và tính
chất của dân tộc” [46, tr83]. Những giá trị biểu trưng của trang phục trong
văn hóa nhân loại chủ yếu được định hướng vào 5 phạm trù, có thể sắp xếp thứ tự theo tầm quan trọng của các phạm trù như sau: 1. Tín ngưỡng; 2. Đẳng cấp, đạo đức; 3. Giới tính, dân tộc. Trong đời sống văn hóa của người Việt, những hướng nghĩa của trang phục cũng không nằm ngoài các phạm trù chung kể trên. Trong các bài hát chầu văn, ý nghĩa biểu trưng của trang phục cũng tập trung vào năm phạm trù cơ bản: Đặc trưng giới tính mà vượt trội nhất là yếu tố nữ tính; đặc trưng tín ngưỡng và đặc trưng dân tộc. Các từ - biểu tượng của trang phục trong các bài hát chầu văn có thể chia thành 9 nhóm chủ yếu: áo, khăn, hài, trăng phục che phủ phần đầu, váy, quạt, thắt