KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn hóa dược liệu Đương qui Nhật Bản di thực từ rễ củ cây Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc.) Kitagawa trồng tại Việt Nam (Trang 26 - 28)

Kết luận

1.  Đã mô tả thực vật, phân tích hoa và vi phẫu của Đương quy Nhật Bản trồng tại Việt Nam. a.

Luận án đã chiết tách DNA của 17 mẫu dược liệu mang tên Đương quy, đã khuếch đại và giải trình tự các trình tự gen ITS, trnH-psbA, rbcLmatK và định danh 17 mẫu nghiên cứu. Đã phân tích và xác định trình tự phù hợp nhất đểđịnh danh dược liệu mang tên Đương quy. Đề xuất các trình tự tham chiếu ITS, trnH-psbA matK cho dược liệu A. acutiloba. Đề xuất các bước đểđịnh danh dược liệu A. acutiloba bằng phương pháp giải trình tự gen dựa trên trình tự tham chiếu theo mô hình Dược điển Anh.

2.  Chiết xuất, tinh chế và xác định cấu trúc 11 hợp chất từĐương quy Nhật Bản: (1) 3 hợp chất thuộc khung phthalid là Z-ligustilid, senkyunolid I, senkyunolid H, (2) 4 hợp chất thuộc khung furanocouarin là psoralen, xanthotoxin, bergapten và isopimpinellin, (3) 2 hợp chất phenylpropanoid là acid chlorogenic và acid ferulic (4) 2 flavonoid là rutin và isoquercitrin. Đây là báo cáo đầu tiên trên thế giới phân lập rutin và isoquercitrin từ cây Angelica acutiloba.

3.  Đã thiết lập 4 chuẩn đối chiếu hóa học (acid chlorogenic, acid ferulic, xanthotoxin và Z-ligustilid) từ rễ Đương quy Nhật Bản với bộ dữ liệu chuẩn bao gồm điểm chảy, phổ UV, IR, MS, NMR. Đã xây dựng quy trình đánh giá các chất chuẩn

này được áp dụng tại Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh.

4.  Xây dựng quy trình định lượng đồng thời 5 chất acid chlorogenic, acid ferulic, scopoletin, xanthotoxin và Z-ligustilid trong dược liệu Đương quy. Đã áp dụng quy trình để khảo sát 12 mẫu dược liệu mang tên Đương quy, trong đó có 7 mẫu dược liệu có nguồn gốc Trung Quốc và Nhật Bản, 5 mẫu có nguồn gốc trong nước.

5.  Luận án đã khảo sát phương pháp chiết xuất, thủy phân và định tính, định lượng các monosaccharid tạo thành polysaccharid trong dược liệu. Đã áp dụng quy trình để khảo sát monosaccharid tạo thành polysaccharid toàn phần trong 4 mẫu dược liệu và monosaccharid tạo thành trong 2 phân đoạn polysaccharid tách chiết. Từ đó tính tỷ lệ mol tạo thành trong carbohydrat toàn phần của các mẫu và các phân đoạn polysaccharid.

6.  Luận án đã xây dựng bảng điểm đểđánh giá chọn lựa marker cho dược liệu dựa trên những yêu cầu của WHO. Đã áp dụng bảng điểm để chọn lựa và đề xuất 2 marker cho dược liệu Đương quy Nhật Bản là xanthotoxin và Z-ligustilid. Đã khảo sát hàm lượng 2 marker trên tại 5 vùng dược liệu khác nhau và xác định mức giới hạn chất lượng của xanthotoxin là 0,15 mg/g và Z-ligustilid là 0,5 mg/g dược liệu. Từ đó xây dựng tiêu chuẩn và đề xuất dự thảo toàn văn chuyên luận "Dược liệu Đương quy Nhật Bản di thực (rễ) Radix Angelicae acutilobae" cho Dược điển Việt nam:

7.  Thiết lập dược liệu chuẩn đối chiếu cho Radix Angelica acutilobae.

Các khảo sát cho thấy rằng Đương quy Nhật Bản và Đương quy Trung Quốc khác nhau về thành phần hóa học và có thể phân biệt được nhờ vào định danh bằng DNA và các phương pháp hoá học.

Kiến nghị

1.  Căn cứ vào những nghiên cứu về dược liệu Đương quy Nhật Bản trồng tại Việt Nam, đề xuất Hội đồng Dược điển Việt Nam xem xét lấy ý kiến và tiến hành khảo nghiệm để nâng cấp chuyên luận Đương quy Nhật Bản di thực trong những lần xuất bản kế tiếp.

2.  Tiến hành các nghiên cứu thử nghiệm in vitroin vivođịnh hướng trị liệu. Từđó, có mở rộng và hướng dẫn cụ thể cho việc sử dụng dược liệu Đương quy Nhật Bản di thực bằng các văn bản pháp lý.

3.  Nghiên cứu phân lập và tinh chế polysaccharid trong dược liệu. Thử hoạt tính in vitro và in vivo của các polysaccharid tinh chế từ dược liệu. Áp dụng phương pháp phân tích monosaccharid để phân biệt dược liệu theo chỉ dấu địa lý. Hiện nay, Đương quy Nhật Bản được trồng và phát triển rất tốt tại nhiều vùng khác nhau tại Việt Nam. Việc phát triển ồạt vùng nguyên liệu nhưng không có hướng tiêu thụ có thể dẫn đến việc ùn ứ nông sản và có nguy cơ mất vùng nguyên liệu nếu kéo dài. Vì vậy, cần phải có những định hướng hợp lý để tiêu thụ, xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn hóa dược liệu Đương qui Nhật Bản di thực từ rễ củ cây Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc.) Kitagawa trồng tại Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)