Điểm nhìn trấn thuật trong tiểu thuyết Trần Dần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết trần dần qua đêm núm sen và những ngã tư và những cột đèn002 (Trang 27)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. Điểm nhìn trấn thuật trong tiểu thuyết Trần Dần

2.1.1. Khái quát về điểm nhìn trần thuật

Điểm nhìn trần thuật vốn là xuất phát điểm của cấu trúc nghệ thuật trong văn bản tự sự. Việc tổ chức kết cấu tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố điểm nhìn trần thuật. Rõ ràng không thể hiểu đƣợc sâu sắc tác phẩm văn học nếu ta không tìm hiểu điểm nhìn nghệ thuật, bởi lẽ khi miêu tả, trần thuật, nhà văn buộc phải xác định, lựa chọn cho tác phẩm điểm nhìn hợp lý. Đó chính là khởi nguồn cho việc xây dựng cấu trúc nghệ thuật trong tác phẩm tự sự. Nó xác định “điểm nhìn tiêu cự hóa” (chữ dùng của G. Genette) của chủ thể kể chuyện vào đối tƣợng trần thuật, vào thế giới hiện thực đƣợc hƣ cấu trong tác phẩm. Điểm nhìn nghệ thuật trong văn học đã đƣợc các nhà lý luận quan tâm, nghiên cứu từ rất sớm.

Điểm nhìn là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tƣợng trong tác phẩm. Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: “Điểm nhìn là vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Là điểm rơi của cái nhìn vào khách thể” [17, tr. 307]. Nói về vai trò của điểm nhìn, Pospelov cho rằng: “Trong tác phẩm tự sự điều quan trọng là tương quan giữa các sự vật với chủ thể trần thuật hay nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật với những gì mà anh ta miêu tả” [30, tr. 90]. Điểm nhìn trần thuật là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sáng tạo văn học, nó quy định và chi phối các thành tố khác của trần thuật nhƣ: Nhịp điệu trần thuật, thời gian trần thuật, đối tƣợng trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật…..Sẽ không thể có trần thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Banzac trong bộ Tấn trò đời đã thể hiện một cái nhìn toàn tri, ngƣời kể truyện biết tất cả. Tác giả là ngƣời đứng ngoài quan sát và thu vào trong não cả một xã hội rộng lớn bao sự kiện từ năm 1829 – 1847 rồi kể lại. Điểm nhìn trần thuật biểu hiện qua các phƣơng tiện nghệ thuật, ngôi kể, cách xƣng gọi sự

vật, cách dùng từ ngữ, kiểu câu. Tiểu thuyết ngày một phát triển, vấn đề điểm nhìn cũng ngày một phức tạp hơn. Điểm nhìn trần thuật đƣợc thể hiện qua ba phƣơng thức: chủ quan, khách quan và liên chủ quan. Là một cây bút tài năng không chỉ đảm bảo tính hợp lí về điểm nhìn mà cần phải biết vận dụng linh hoạt các điểm nhìn trần thuật góp phần tạo nên tính sinh động và sự hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm văn học.

Theo giáo trình Lí luận văn học (GS Phƣơng Lựu chủ biên), có thể phân biệt thành điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài:

Điểm nhìn bên trong: Ngƣời trần thuật nhìn thấy đối tƣợng qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân vật.

Điểm nhìn bên ngoài: Chủ thể trần thuật giữ cái nhìn khách quan từ vị trí bên ngoài có khoảng cách nhất định với đối tƣợng trần thuật.

Henry James trong Nghệ thuật văn xuôi (1884) xác lập điểm nhìn chính là “mô tả cách thức tồn tại của tác phẩm như một hành vi mang tính bản thể hoặc một cấu trúc hoàn chỉnh, tự trị đối với cá nhân nhà văn” [31]. Trong cuốn Bản chất của tự sự học, của R. Scholes và R. Kellogg xuất bản lần đầu vào năm 1966, vấn đề điểm nhìn đã đƣợc xem xét nhƣ là một trong những yếu tố quan trọng tạo dựng cấu trúc tác phẩm và xác lập mô hình truyện kể: “Vấn đề châm biếm trong truyện kể là một chức năng của sự chênh lệch giữa ba hoặc bốn điểm nhìn này. Và những người nghệ sĩ kể chuyện luôn sẵn sàng sử dụng sự không tương ứng này để tạo ra những ấn tượng riêng biệt” [34, tr. 240]. Một tác phẩm hay, hấp dẫn phụ thuộc và khả năng tạo xây dựng các điểm nhìn của tác giả. Đồng thời thông qua điểm nhìn, ngƣời đọc có thể đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm cũng nhƣ phong cách của nhà văn.

Trong tiểu thuyết Trần Dần chúng tôi nhận thấy phần lớn đƣợc viết chủ yếu theo ngôi kể thứ nhất xƣng “tôi” đều mang dáng dấp tự truyện và có đan xen ngôi kê thứ ba. Nên chúng tôi chỉ chuyên sâu đi vào khảo sát kỹ ba điểm nhìn trần thứ ba: Điểm nhìn trần thuật bên ngoài, điểm nhìn trần thuật bên trong, điểm nhìn trần thuật phức hợp.

2.1.2. Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Đêm núm sen và Những ngã tư và những cột đèn những cột đèn

Trong văn bản tự sự, điểm nhìn trần thuật vốn là xuất phát điểm của cấu trúc nghệ thuật. Khi trần thuật hay miêu tả nhà văn buộc phải lựa chọn cho tác phẩm điểm nhìn hợp lý. Đó là khởi nguồn cho việc xây dựng cấu trúc nghệ thuật trong tác phẩm tự sự. Ngôi kể có sự gắn bó chặt chẽ với điểm nhìn. Một ngôi kể có thể tạo ra nhiều điểm nhìn, sự phong phú của ngôi kể tạo ra sự phong phú của điểm nhìn. Ngôi kể đƣợc chia làm ba dang: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Trong văn học, ngôi kể đƣợc sử dụng chủ yếu là ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

Tác phẩm tự sự là sản phẩm tất yếu của ngƣời kể chuyện khi thực hiện hành vi kể chuyện. Trong khi kể chuyện, ngƣời kể bao giờ cũng phải chọn cho mình một chỗ đứng, tức là lựa chọn điểm nhìn để kể lại chuyện.

Theo lý thuyết tự sự học, ngƣời kể chuyện mang điểm nhìn bên trong khi tác giả là nhân vật có mặt trực tiếp trong câu chuyện. Điểm nhìn trần thuật bên trong, ngƣời kể chuyện dễ dàng thuật lại những diễn biến khách quan của tình tiết, sự kiện, vừa thâm nhập đƣợc vào thế giới tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm xúc, tâm trạng. Với dạng thức này, ngƣời kể chuyện thông qua điểm nhìn của bản thân sẽ đảm nhận vai trò kể chuyện từ đầu đến cuối và quyết định đến cấu trúc của tác phẩm cũng nhƣ toàn quyền miêu tả nhân vật theo cảm quan của mình. Nhƣ vậy, ngƣời kể chuyện đứng trong tầm sự kiện đƣợc kể, có tham gia vào hoạt động khi sự kiện xảy ra.

Genette nêu ra đẳng thức mô tả điểm nhìn bên trong: điểm nhìn của ngƣời kể chuyện bằng điểm nhìn của nhân vật (có nghĩa là điểm nhìn bên trong của ngƣời kể chuyện trùng khít với điểm nhìn của nhân vật). Ngƣời kể chuyện đứng ở góc độ của nhận vật để quan sát và kể lại sự kiện trong không gian nhất định. Chọn điểm nhìn bên trong, nhà văn vừa chủ quan hoá đƣợc thế giới, vừa giữ đƣợc tính khách quan của ngƣời kể chuyện. Ngƣời kể chuyện trong trƣờng hợp này chỉ nhìn từ một phía, một điểm. Nghĩa là ngƣời kể chuyện không biết hết, bình đẳng đối thoại với bạn đọc để bộc lộ những suy tƣ, trăn trở trƣớc những biến cố trong cuộc đời. Điểm nhìn bên trong giúp nhà văn có điều kiện khơi sâu nội tâm nhân vật với những hồi ức, kỷ niệm, sự giãi bày tình cảm càng rõ nét hơn.

Tiểu thuyết Đêm núm sen của Trần Dần đƣợc viết theo ngôi kể thứ nhất xƣng “tôi”. Lựa chọn điểm nhìn bên trong theo ngôi thứ nhất để kể chuyện, Trần Dần đƣa ngƣời đọc đồng hành, nhập thân vào các sự kiện, biến cố của câu chuyện điều này

khiến họ cảm nhận đƣợc chân thực hơn tinh thần, cảm xúc của cốt truyện. Nhân vật tự kể chuyện, khiến câu chuyện trở nên có sức hấp dẫn và đáng tin cậy. Nhân vật “tôi” luôn có vai trò xâu chuỗi các sự kiện và có mối quan hệ với các nhân vật khác trong truyện, luôn khởi động và vận hành dòng trần thuật. Xuất pháp từ quan điểm trần thuật tham dự và tăng tính đối thoại dân chủ cho tác phẩm, Trần Dần đã đẩy điểm nhìn về phía nhân vật. Trao điểm nhìn trần thuật cho nhân vật “tôi” tức là nhà văn đã chủ động xóa đi hình ảnh ngƣời kể chuyện toàn năng, để có thể soi chiếu nhân vật của mình dƣới nhiều góc độ khác nhau, cái nhìn khác nhau.

Đối với Trần Dần, việc lựa chọn điểm nhìn bên trong với ngôi kể xƣng “tôi” không phải là sự lựa chọn mới, nhƣng đó là sự lựa chọn thông minh của tác giả đem lại hiệu quả nghệ thuật tôi ƣu. Trong tiểu thuyết Đêm núm sen ngƣời kể chuyện xƣng tôi, luôn xuất hiện trong tâm thế giao tiếp với độc giả, trong cả suy nghĩ, đánh giá và đối thoại. Xuất pháp từ quan điểm giao tiếp, ngƣời kể luôn hình dung ra đối tƣợng mà mình giao tiếp là ngƣời đọc. Mở đầu tác phẩm, là lời bộc bạch, tâm sự của nhân vật “tôi” – Kiến Gầy với dòng tự sự đầy cảm xúc về cội nguồn, quê hƣơng của mình:

Câu chuyện dưới đây do kiến Gầy kể. Kiến Gầy tức là tôi. Một công dân tầm thường”....“Tôi đã sinh ra rồi lớn lên trong không khí chan chứa truyền thuyết huyền thoại của quê hương, một ngôi làng cổ. Tôi không có bố mẹ. Bố mẹ là cả làng tôi” [13, tr. 9]; “Một cái tháp màu đất thó: đó là căn buồng riêng của tôi!” [13, tr. 12]; “Làng tôi không những là làng cổ, mà còn là làng to. To như ba làng chập một”[13, tr. 21]; “Cả làng rơi rụng nhỏ nhoi đó của chúng tôi cũng lớn dần lên. Đời cụ kỵ rồi đến đời ông. Ông sinh ra cha. Cha sinh con. Cháu sinh chắt. Cứ thế đến đời cụ Mây đã là đời thứ chín. Làng đã có non tới một nghìn đinh” [13, tr. 26] Nhà văn đã tìm cho mình một vị trí bên trong bằng nhât vật, thậm chí trùng khít với nhân vật để dễ dàng trải lòng tình cảm của mình dành cho quê hƣơng, nơi mình sinh ra và đƣợc chắp cánh trƣởng thành từ chính con ngƣời nơi đây- làng Mận. Những kỷ niệm thơ ấu, về sắc hình ngôi làng của mình ùa về trong tâm trí của nhân vật “tôi”, để Kiến Gầy kể bằng giọng điệu tự hào, tha thiết với quê hƣơng và dành tình cảm đặc biệt cho vùng đất giàu truyền thống ấy.

Tiểu thuyết Đêm núm sen, với điểm nhìn bên trong đƣợc kể ở ngôi thứ nhất, ngƣời kể chuyện đồng thời là nhân vật tiếp tục say sƣa, kể hết chuyện này đến chuyện khác, chuyện của mình, của ngƣời làng Mận thời thơ ấu: Câu chuyện Kiến Gầy và hai ngƣời bạn Bƣớng, Dặt Dẹo rủ nhau trốn ra ngoài cổng làng và bị bác Kiến Rỗ phát hiện dọa tái mặt. Hay câu chuyện bọn Kiến Đầu Beo kéo tới một vạn quân, chiến tranh sắp nổ ra: “Chúng tới cướp vườn trẻ rồi. Các ấu trùng khóc như ri...” dân làng Mận săn bắt lũ quỷ lùn và canh gác nghiêm ngặt [13, tr. 38]; Cặp trai gái lộ thiên dƣới gầm cầu...Nhƣng hơn hết, đó là không khí ảm đạm bao trùm không gian làng Mận, Kiến gầy nghẹn ngào, kìm nén xúc động trƣớc những dự báo chẳng lành xảy đến khi chứng kiến những oan trái be bé bị hãm hại “Người ta cứ mất dần, mất dần những ngày thơ dại! Có những tuổi ấu thơ của tôi, nó chấm hết, chính từ lúc này!” [13, tr. 44]

Bằng cái “tôi” tự thuật ngƣời “kể chuyện” không chỉ cung cấp chuyện kể mà còn tự bộc bạch bản thân với những cảm xúc, nỗi niềm thầm kín trong lòng của mình. Bƣớc ra thời thơ ấu, Kiến Gầy ở độ thành niên: “Tôi đã thành niên, một anh chàng kiến gầy, lêu đêu, một anh sếu rừng, tôi gầy một cách hiếm có. Một bộ xương còn béo hơn tôi. Nhưng cứ cưa sừng thi với tôi xem” [13, tr. 45]. Bƣớc vào khoảng trời riêng, nhân vật tôi tham gia mọi hoạt động ở các khu phố, các quán xá Kiến gầy đều có mặt và đã phải lòng một cô gái vú vểnh có tên là Sứa. Tình yêu khiến kiến Gầy sục sạo tìm đến nơi ở của Sứa, nhƣng cuộc chinh phục nàng quả thực không hề dễ dàng chút nào. Khi kiến Gầy phải thực hiện nhiệm vụ tham gia vào cuộc chiến bảo vệ quê hƣơng, anh muốn từ biệt Sứa, nhƣng Kiến gầy lại chứng kiến Sứa với một ngƣời đàn ông khác nhƣ một tia sét đánh: “Không! Một anh hơi già, với tí ria mét đầu trọc. Người to kiểu võ sĩ cử tạ. Bàn tay hắn to xù đang nắm một bàn tay be bé...Cái nõn huệ trắng! Ôi chao! Sứa ngồi kia, mưa về phía tôi một cơn mưa tia mắt” [13, tr. 69]. Anh bất ngờ và không còn tin Sứa. Nhân vật “tôi” trở về tạm biệt bảo mẫu và nhận nhiệm vụ với niềm khắc khoải, trăn trở rất khó bộc bạch trong lòng. Những cảm xúc mơ hồ khó tƣởng về tình yêu mà mình dành cho Sứa, thất vọng và không muốn gặp ai, đối mặt với sự vắng lặng và thời gian “tôi” chìm đắm vào những cảm xúc mông lung.

Với điểm nhìn bên trong, chính là cơ hội để nhân vật tôi “tôi” tự đối thoại với chính mình: “Tôi xộc tới biệt thự Đá Đỏ. Cửa sổ không còn ánh đèn, Sứa đã ngủ. Tưởng bở! Một th ng gi u tôi trong bụng....”.[13, tr. 96]; “Tôi như th ng sọ rỗng. Tôi lẳng lặng rời chỗ núp. Sứa khóc” [13, tr. 297]. Sau khi tạm biệt Sứa trong mối hồ nghi, Kiến Gầy trở về sau nhiệm vụ đƣợc tin Sứa đến tìm, anh vội đến biệt thự Đá Đỏ gặp Sứa nhƣng Sứa đã ngủ chỉ còn Kiến Gầy và bản thân tự dày vò trong lòng, một cái cƣời khẩy từ bên trong con ngƣời nhân vật “tôi” khi chứng kiến hành động của mình. Và một lần “tôi” bỏ nhiệm vụ tìm đến Sứa, nhân vật tự đối thoại với chính mình bởi sự bối rối, đột ngột khi gặp Sứa tại căn phong riêng.

Tiểu thuyết Đêm núm sen viết về chiến tranh một cách đầy chân thực, Trần Dần đã để cho nhân vật “tôi” đảm nhận cái nhìn thật nhất từ bên trong. Chứng kiến rõ toàn bộ cục diễn chiến tranh, những tổn thất, mất mát, đau thƣơng bao trùm mọi không gian:“Tôi ở lại chiến trường nát bời. Những vệt máu...Những xác chết... Trong cổng thành, ngoài cổng thành, không khí hẳn xuống. Những đơn vị thương binh tử sĩ làm nhiệm vụ của họ, trong im lặng” [13, tr. 285]

“Những tiếng rên. Dòng băng ca trắng. Có người nhổ nước bọt. Nhiều người bịt mũi và ngảnh mặt đi. Ngảnh mặt đi đâu? Chỗ: một xác cụt đầu, chỗ: một đống chuột xổ, chỗ: một bàn tay máu. Đàn quạ gòa gòa trên chiến trường [13, tr. 286]

Đa số là trẻ em với các cụ già. Có cụ chết cóng trên vỉa hè, giữa đám đông xám sì. Không khí đè nặng khắp. Chỗ nào cũng những nét mặt chịu đựng. Người ta chỉ còn đợi và hồi hộp nhất là giờ tin chiến sự [13, tr. 32]

Đau đớn hơn hết, là ngƣời già và trẻ em, những chồi sống, mầm sống không dễ tồn tại trên mặt trận binh đao, lửa đạn. Nhân vật “tôi” cảm thấy đau đớn, nhƣ có vết dao cứa vào tim khi chứng kiến cảnh tƣợng tang thƣơng, và chính bản thân cũng bất lực không thể làm gì để giúp họ mà chỉ hi vọng và chời đợi thời khắc tin chiến sự.

Qua tiểu thuyết Đêm núm sen với điểm nhìn trần thuật bên trong thuộc ngôi thứ nhất, ngƣời đọc dễ dàng nhận thấy sự phân thân, trải lòng những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. Đây chính là hoàn cảnh, tâm sự của nhân vật hay chính là ngƣời kể chuyện, kể về cuộc đời, về tình yêu, về chiến tranh và các mối quan hệ xoay quanh đời sống của chính mình. Có thể nói, với điểm nhìn bên trong thì ƣu điểm của nó chính là sự “tin cậy” cho câu chuyện. Nhân vật “tôi” thỏa sức bộc bạch những suy ngẫm trong dòng độc thoại. Cái “tôi” đƣợc bày tỏ một cách cởi mở, chân thành.

2.1.2.2. Điểm nhìn bên ngoài với Những ngã tư và những cột đèn

Điểm nhìn trần thuật bên ngoài (theo ngôi thứ ba- tác giá) là điểm nhìn phổ biến trong văn học truyền thống với cái nhìn khách quan, không thuộc về đối tƣợng cụ thể. Các nhà lý luận gọi đó là cái nhìn “biết trƣớc”, với điểm nhìn này, ngƣời kể chuyện nắm trong tay toàn bộ sự phát triển của mạch truyện cũng nhƣ số phận của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết trần dần qua đêm núm sen và những ngã tư và những cột đèn002 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)