Nội dung, phương thức lãnh đạo công tác thu hút, sử dụng nhân tài của ĐBBG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo công tác thu hút và sử dụng nhân tài (Trang 35 - 41)

- Tồn cầu hố là xu thế khách quan của Thế giới ngày nay, vừa có mặt

1.2.2.2. Nội dung, phương thức lãnh đạo công tác thu hút, sử dụng nhân tài của ĐBBG

nhân tài của ĐBBG

* Khái niệm công tác thu hút và sử dụng nhân tài:

“Thu hút nhân tài” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra các

biện pháp, cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo dựng mơi trường làm việc thuận lợi để lôi cuốn, dồn sự chú ý đối với những người có tài năng trên các lĩnh vực cụ thể về làm việc, công tác ở cơ quan, địa phương, đơn vị mình.

“Sử dụng nhân tài” là việc cơ quan, địa phương, đơn vị sử dụng cán bộ

bố trí, sắp xếp những người có tài năng vào những vị trí làm việc thích hợp để họ phát huy tốt nhất năng lực, sở trường, góp phần thực hiện hoàn thành xuất sắc mục tiêu, nhiệm vụ mà cơ quan, địa phương, đơn vị đề ra.

Công tác thu hút và sử dụng nhân tài là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra các biện pháp, cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo dựng mơi trường làm việc thuận lợi để lôi cuốn, tuyển chọn những người có tài năng trên các lĩnh vực cụ thể về làm việc và bố trí, sắp xếp vào những vị trí thích hợp để họ phát huy tốt nhất năng lực, sở trường, góp phần thực hiện hồn thành xuất sắc mục tiêu, nhiệm vụ mà cơ quan, tổ chức đề ra.

Công tác thu hút và sử dụng nhân tài của ĐBBG được chia làm hai nội dung rõ rệt.

Một là, bằng các biện pháp thích hợp để lơi cuốn, tuyển chọn được

nhân tài vào làm việc và trở thành cán bộ của các cơ quan trong hệ thống chính trị tỉnh Bắc Giang.

Hai là, bố trí, sắp xếp những nhân tài đã có và mới được tuyển dụng vào

các vị trí, giao cơng việc, chức vụ quan trọng tương xứng với tài năng của họ để làm việc đạt hiệu quả cao ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Như vậy, ĐBBG lãnh đạo công tác thu hút và sử dụng nhân tài là: bao gồm toàn bộ hoạt động của Đảng bộ tỉnh (thông qua Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy...) đề ra các chủ trương lãnh đạo (chỉ thị, nghị quyết, đề án...) đúng đắn về tổ chức, hoạt động, cơ chế, môi trường làm việc để lôi cuốn, tuyển chọn những người có tài năng trên các lĩnh vực cụ thể về làm việc và bố trí,

sắp xếp vào những vị trí thích hợp để họ phát huy tốt nhất năng lực, sở trường, góp phần thực hiện hồn thành xuất sắc mục tiêu, nhiệm vụ mà cơ quan, tổ chức trong tỉnh đề ra.

Để thực hiện vai trị lãnh đạo đối với cơng tác thu hút và sử dụng nhân tài đạt kết quả tốt, thì hai vấn đề quan trọng Đảng bộ tỉnh phải quan tâm là phải xác định đúng nội dung lãnh đạo và tạo lập được phương thức lãnh đạo

phù hợp. Trên cơ sở đó xây dựng một quy trình lãnh đạo, từ khâu đầu đến khâu cuối theo cơ chế phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, đồng bộ và thống nhất.

* Nội dung lãnh đạo của ĐBBG đối với công tác thu hút và sử dụng

nhân tài được thể hiện ở các điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, Đảng bộ tỉnh thông qua các cơ quan lãnh đạo của mình (Đại

hội Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy) định hướng chính trị cho các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị tỉnh bằng chủ trương, nghị quyết, chiến lược, sách lược lãnh đạo, phương hướng, nhiệm vụ của công tác thu hút và sử dụng nhân tài ở tỉnh. Với vai trị lãnh đạo chính trị, bằng nghị quyết, chủ trương, đường lối, chính sách của mình, Đảng bộ tỉnh định hướng việc phát hiện và sử dụng nhân tài trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể và tầm chiến lược lâu dài. Đây là một trong những vai trị mà khơng có một tổ chức nào khác có thể thay thế được.

Thứ hai, Đảng bộ tỉnh lãnh đạo các các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị tỉnh và cơ quan tham mưu của mình (Ban Tổ chức Tỉnh ủy), đặc biệt là UBND tỉnh (với cơ quan tham mưu trực tiếp là Sở Nội vụ) thực hiện công tác thu hút và sử dụng nhân tài. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo thông qua nhà nước và đồn thể. Vì vậy, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo, lãnh đạo đối với UBND, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể những vấn đề liên quan đến nhân tài, công tác thu hút, sử dụng nhân tài mang tính định hướng bằng chủ trương, chính sách, nghị quyết, khơng quyết định những vấn đề cụ thể thuộc chức trách của UBND, mặt trận và các đoàn thể.

Thứ ba, Đảng bộ tỉnh lãnh đạo xây dựng một số đề án, chủ trương thí

điểm mới để thu hút, bố trí, sử dụng những người có phẩm chất, năng lực trình độ cao vào bộ máy trong hệ thống chính trị tỉnh, cũng như giao giữ những vị trí, cơng việc tương xứng với năng lực, trình độ của họ. Những người có tài thường khơng chịu gị bó theo một khn mẫu cứng nhắc, thẳng thắn bảo vệ lẽ

bộ thông thường thì khơng tuyển dụng, “giữ chân” được họ. Chính vì vậy, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành và lãnh đạo thực hiện một số đề án, chủ trương mới nhằm thực hiện bước đột phá trong công tác cán bộ, thu hút và sử dụng nhiều hơn những người có tài năng thực sự cống hiến cho tỉnh, cụ thể:

+ Xét tuyển công chức không qua thi đối với những người có bằng đại học chính quy loại giỏi, xuất sắc. Căn cứ Nghị định của Chính phủ và các văn

bản của Trung ương; xuất phát từ yêu cầu, tình hình thực tế của tỉnh Bắc Giang, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã thống nhất và chỉ đạo các cơ quan tham mưu trong việc tuyển chọn cán bộ (Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ và các Hội đồng thi tuyển công chức khối Đảng và Nhà nước) thực hiện việc xét tuyển khơng qua thi, ngồi các đối tượng như quy định của Trung ương, Bắc Giang còn thực hiện xét tuyển khơng qua thi đối với các thí sinh có bằng đại học chính quy loại giỏi ở các trường công lập, nhằm thu hút nhiều hơn những người có năng lực, trình độ cao về công tác ở các cơ quan, đơn vị của tỉnh.

+ Thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp. Có thể nói đây là bước đột phá trong công tác cán bộ của tỉnh Bắc Giang nhằm tuyển chọn những cán bộ, cơng chức, viên chức thực sự có tài giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý. Nguồn cán bộ dự thi tuyển, ngoài từ nguồn tại chỗ thì có cả từ ngồi đơn vị, ngoài ngành, ngoài tỉnh. Nét đổi mới của phương pháp này là người được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị phải xây dựng đề án "Tổ chức hoạt động và phát triển của đơn vị đăng ký dự tuyển", qua đó có thể lựa chọn được những người thực sự có năng lực nhất.

+ Bố trí cán bộ trẻ có triển vọng thực tập, tập sự lãnh đạo, quản lý ở cấp huyện. Mục đích của Đề án là tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý có chất

lượng cho các cơ quan, địa phương, đơn vị trong hệ thống chính trị tỉnh những năm tiếp theo. Đối tượng là những cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi) được đào

tạo cơ bản, 3 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cán bộ được đưa đi thực tập, tập sự được hưởng 0,6% của mức lương tối thiểu chung/người/ tháng và hỗ trợ một lần để ổn định sinh hoạt, làm việc từ 4-6 triệu đồng/ người [3, tr.3-4].

+ Bố trí tăng thêm cấp phó ở một số cơ quan, sở, ban, ngành của tỉnh và UBND cấp huyện. Căn cứ tình hình thực tế của tỉnh; vận dụng quan điểm chỉ đạo của Trung ương về tăng cường cán bộ trẻ, Tỉnh ủy Bắc Giang đã thống nhất chủ trương thí điểm bố trí tăng thêm cấp phó ở một số cơ quan, sở, ban, ngành của tỉnh và UBND cấp huyện. Cấp phó được tăng thêm phải đảm bảo là cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi), thật sự có năng lực, trình độ, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chủ trương trên, nhằm mục đích sử dụng cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng giữ cương vị lãnh đạo, quản lý, để rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thực tiễn và từng bước khắc phục tư duy khơng mạnh dạn sử dụng cán bộ trẻ có tài năng.

Bốn là, Đảng bộ tỉnh kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức thực hiện

việc thu hút và sử dụng nhân tài. Kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, lãnh đạo mà không kiểm tra, giám sát coi như không lãnh đạo. Việc kiểm tra, giám sát của Đảng bộ tỉnh được tiến hành ngay từ khi xây dựng nghị quyết và trong quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết nhằm tăng tính đúng đắn, chính xác của chủ trương, đường lối do Đảng bộ tỉnh đề ra. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện việc thu hút và sử dụng nhân tài được tiến hành chủ yếu qua các cơ quan giúp việc của Tỉnh ủy mà trọng tâm là Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

* Phương thức lãnh đạo của ĐBBG đối với công tác thu hút và sử

dụng nhân tài hiện nay thể hiện chủ yếu là:

sát đúng để lãnh đạo việc thu hút và sử dụng nhân tài trong tỉnh. Các chủ

trương, nghị quyết... của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có vai trị hết sức quan trọng, nó xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp lớn để lãnh đạo tổ chức thực hiện thu hút và sử dụng nhân tài ở tỉnh. Khi Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy bàn và ra nghị quyết về cơng tác nhân tài thì các cơ quan tham mưu như: Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ và các ngành có liên quan phải có trách nhiệm chuẩn bị dự thảo nghị quyết bảo đảm sát hợp với tình hình cụ thể, gắn cơng tác nhân tài với cơng tác cán bộ và cả quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Sau khi Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có nghị quyết, chủ trương về thu hút và sử dụng nhân tài, thì HĐND, UBND tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai chỉ đạo thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình. Đảng bộ cấp huyện, thành phố và tương đương căn cứ vào sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, tình hình thực tiễn ở địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ công tác này...

- Lãnh đạo thơng qua cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên, công chức và mọi cơng dân nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của nhân tài và cơng tác thu hút và sử dụng nhân tài. Thực tiễn đã khẳng

định, chỉ khi nào nhân tài và công tác đối với nhân tài được xã hội nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị thì lúc đó mới được quan tâm đầu tư và tạo điều kiện phát triển. Cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng về thu hút, sử dụng nhân tài trước hết tập trung vào đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng.

- Lãnh đạo thông qua công tác tổ chức và cán bộ. Đảng bộ tỉnh chỉ đạo

cơ quan tham mưu về công tác cán bộ (Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ và bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của các ngành, cấp trong tỉnh) thực hiện tốt việc tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ, cũng như

biện pháp để thu hút và sử dụng tốt nhân tài; đồng thời lãnh đạo các cơ quan này thực hiện tốt chủ trương, định hướng, mục tiêu mà Đảng bộ tỉnh đề ra. Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng trực tiếp sử dụng những người có tài, bố trí vào những chức vụ lãnh đạo, quản lý. Những nhân tài được sử dụng này, ngược lại sẽ giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện tốt hơn việc thu hút và sử dụng nhân tài ở chính cơ quan, đơn vị mình cơng tác, cũng như ở các cơ quan, đơn vị khác trong tỉnh.

- Lãnh đạo thông qua công tác kiểm tra, giám sát. V.I. Lênin đã từng

khẳng định: lãnh đạo mà khơng có kiểm tra coi như khơng có sự lãnh đạo. Như vậy, có thể nói cơng tác kiểm tra gắn liền một cách tất yếu với sự lãnh đạo của Đảng, vì lãnh đạo khơng chỉ là việc xây dựng đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, là việc tổ chức thực hiện và bố trí cán bộ mà lãnh đạo còn là kiểm tra, giám sát. Ở đây, Đảng bộ tỉnh không những kiểm tra việc các cơ quan, đơn vị trong tỉnh thực hiện chủ trương, nghị quyết mà còn kiểm tra ngay bản thân chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về thu hút và sử dụng nhân tài, nhằm đảm bảo đường lối, chính sách được xác định đúng, được quán triệt và tổ chức thực hiện thắng lợi trong thực tiễn. Đó là vấn đề có tính ngun tắc, vừa là chức năng lãnh đạo, vừa là trách nhiệm, phương pháp, quy trình lãnh đạo của Đảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo công tác thu hút và sử dụng nhân tài (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)