Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất và tranh chấp đất đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chính trị cơ sở trong hòa giải các tranh chấp đất đai ở thành phố hà tĩnh – thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất và tranh chấp đất đa

trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh

2.1.1. Điu kin t nhiên và hin trng s dng đất đai

Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm tỉnh lị của Tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên trục

đường Quốc lộ 1A; cách Hà Nội 340km, Thành phố Vinh 50km về phía Bắc; cách Thành phố Huế 314km về phía Nam; cách Biển Đông 12,5km. Thành phố Hà Tĩnh có lịch sử phát triển khá thăng trầm. Từ năm 1976 đến tháng 9/1990, Thành phố Hà Tĩnh chỉ là một đơn vị hành chính cấp huyện thuộc Tỉnh Nghệ Tĩnh kiêm chức năng quản lý cơ sở với hai tiểu khu Bắc Hà và Nam Hà. Từ tháng 10/1990 đến nay, sau khi tách hai Tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Thị xã Hà Tĩnh trở lại là Trung tâm Tỉnh lị, được sáp nhập 5 xã của huyện Thạch Hà để mở rộng quy mô và thành lập thêm một số phường mới; từ đây, Thị xã Hà Tĩnh có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển nhanh. Năm 2006, đô thị Hà Tĩnh được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III và năm 2007 được Chính phủ ra Quyết định công nhận Thị xã Hà Tĩnh là Thành phố trực thuộc Tỉnh.

Đến cuối năm 2012, Thành phố Hà Tĩnh có 10 phường, 6 xã, 156 tổ

dân phố và thôn. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2012, tổng diện tích đất tự

nhiên của Thành phố là 5.662,9 ha; trong đó đất nông nghiệp là 2.977,2 ha,

đất phi nông nghiệp là 2.325,7 ha, (trong đó đất ở là 610,46 ha), đất chưa sử

dụng là 354,61 ha [13, tr.8]; mật độ dân số là 1.664 người/km2 [13, tr.15]. Năm 2008, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp là 3.132ha, đất phi nông nghiệp là 2.103 ha (trong đó đất ở là 477ha) [9, tr.26]. Như vậy, nếu

so năm 2012 với năm 2008 ta thấy có sự biến đổi rõ rệt; đất nông nghiệp đã giảm 154,8 ha, đất phi nông nghiệp tăng 222,7 ha, (trong đó đất ở tăng 133,46 ha).

Sự biến đổi trên là kết quả tất yếu của quá trình phát triển đô thị với tốc

độ nhanh, nhu cầu phát triển các công trình hạ tầng cơ sở đã dẫn đến quỹ đất nông nghiệp dần bị thu hẹp; quỹ đất phi nông nghiệp, đất ở ngày càng tăng nhanh đểđáp ứng các nhu cầu xã hội.

2.1.2. Tình hình qun lý s dng đất

Thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7, BCH Trung ương khóa IX về

“Tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và các văn bản pháp luật của Trung

ương và Tỉnh; nắm bắt, định hướng nhu cầu phát triển của Thành phố Hà Tĩnh trong hiện tại và tương lai; những năm qua, cấp ủy, chính quyền Thành phốđã và đang xác định nhiệm vụ quản lý, quy hoạch, sử dụng đất đai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2008 đến 2012, cấp ủy, chính quyền Thành phố đã ban hành nhiều văn bản trong lĩnh vực quản lý đất đai như các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố về thông qua kế hoạch sử dụng đất hàng năm; Thông báo kết luận số 100-TB/ThU, ngày 28/9/2012 của BTV Thành ủy về công tác

đấu giá đất, xét giao đất ở và bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng; Công văn 933/UBND-TNMT ngày 03/10/2008 về chấn chỉnh quy trình xét giao đất ở; Các chương trình, đề án về quy hoạch sử dụng đất gắn với phát triển kinh tế xã hội từ 2011 đến năm 2020; xây dựng và thực hiện Đề án ”Đo

đạc bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Thành phố Hà Tĩnh”. Trong 5 năm, Ủy ban nhân dân Thành phố đã cấp 15.818 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với

6.567 trường hợp, cấp đất ở mới 2.386 trường hợp; thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng 244,95 ha phục vụ 157 dự án triển khai trên địa bàn. Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý sử dụng đất ngày càng được quan tâm thực hiện.

2.1.3. Tình hình tranh chp đất đai trên địa bàn

Giống với các địa phương trong cả nước, hiện tượng tranh chấp đất đai phát sinh nhiều trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh bắt đầu từ những năm 2000 trở lại nay. Đây là giai đoạn mới chuyển đổi chính sách đất đai của Nhà nước, khi Luật đất đai năm 1993 và tiếp theo là Luật đất đai năm 2003 cho phép người dân được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất. Với việc thực hiện các quyền đó, quyền sử dụng đất đai đã thực sự trở thành một thứ hàng hóa có giá trị đặc biệt và

đất đai cũng có giá thị trường chính thức được pháp luật thừa nhận. Bên cạnh

đó, giai đoạn này cũng là giai đoạn Thị xã Hà Tĩnh có những bước chuyển mình mạnh mẽ để phát triển vươn lên tầm vóc của một đô thị Tỉnh lị. Dân cư

ngày một tăng lên, nhu cầu đất ở và đất xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng cao dẫn đến giá đất cũng tăng tiến theo nhu cầu xã hội. Từ chỗđất đai chỉ là một công cụ sản xuất, dưới sự thay đổi của chính sách và nhu cầu phát triển của xã hội, đất đai trở lên có giá trị cao kéo theo các tranh chấp, mâu thuẫn, khiếu nại, tố cáo về đất đai ngày càng nhiều.

Xét riêng từ năm 2008 đến năm 2012, trên địa bàn 16 phường xã với hơn 28 ngàn hộ dân đã phát sinh 451 vụ việc tranh chấp về đất đai giữa các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức với nhau cần đến vai trò của Tổ hòa giải cơ sở

(chiếm 62% các vụ tranh chấp cần hòa giải ở cơ sở), trong đó năm 2008 là 101 vụ, năm 2009 là 92 vụ, năm 2010 là 88 vụ, năm 2011 là 101 vụ, năm 2012 là 69 vụ.

Đối chiếu số vụ việc trên toàn địa bàn cho thấy, số vụ việc tranh chấp

đất đai ở các phường nội thành và các xã không chênh lệch nhau nhiều. Một vài phường, xã có số liệu tăng hơn so với các đơn vị khác thì cho thấy có hai

điểm khác biệt: Một là đơn vị có lịch sử quản lý đất đai phức tạp; hai là địa bàn có nhiều dự án, thị trường đất đai sôi động tác động đến tâm lý người dân. Ba xã Thạch Hưng, Thạch Môn, Thạch Bình có số vụ tranh chấp đất đai thấp hơn nhất có đặc điểm là địa bàn thuần nông nghiệp.

Đáng chú ý, số vụ tranh chấp ngày càng có xu hướng phức tạp hơn; bên cạnh các mâu thuẫn về quyền sử dụng đất đã xuất hiện các hành vi lách luật, vi phạm pháp luật của các bên liên quan.

Bng 2.1:S v vic tranh chp do T hòa gii th lý trong 02 năm 2011-2012.

Năm 2011 Năm 2012 Đơn vị Tổng số vụ hòa giải Về đất đai Tỷ lệ vụ đất đai/số vụ hòa giải (%) Tổng số vụ hòa giải Về đất đai Tỷ lệ vụ đất đai/số vụ hòa giải (%) P Bắc Hà 04 04 100 09 08 88,8 P Nam Hà 08 05 62,5 0 0 0* P Trần Phú 05 04 80 04 04 100 P Tân Giang 35 30 85,7 16 08 50 P Thạch Linh 36 15 41,6 40 14 35 P Nguyễn Du 05 03 60 09 06 66,6 P Đại Nài 07 05 71,4 07 06 85,7 P Hà Huy Tập 13 01 7,69 29 20 69 P Văn Yên 03 02 66,6 04 01 25 P Thạch Quý 05 05 100 02 02 100

X Thạch Trung 16 11 68,8 12 10 83,3 X Thạch Hạ 06 06 100 03 03 100 X Thạch Môn 17 03 17,6 10 04 40 X Thạch Hưng 10 01 10 08 01 12,5 X Thạch Bình 03 01 33,3 04 03 75 X Thạch Đồng 13 05 38,5 05 02 40

(*Số liệu của phường Nam Hà năm 2012 không chính xác do đơn vị không tổng hợp được)

Ngun: UBND Thành ph Hà Tĩnh

Qua rà soát các vụ việc hòa giải về đất đai trên địa bàn Thành phố cho thấy nổi lên một số loại tranh chấp dân sự vềđất đai như sau:

- Tranh chấp về ranh giới sử dụng đất ở, đất vườn giữa hai hộ liền kề , về diện tích, lối đi, ngõ xóm.

- Tranh chấp trong nội bộ gia đình giữa cha, mẹ con do có quyền sử

dụng đất chung; tranh chấp do anh chị em đòi thừa kế quyền sử dụng đất do cha mẹ để lại; tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do vợ

chồng ly hôn, ly thân.

- Tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất hợp pháp như các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thế chấp...

- Tranh chấp về đòi lại đất như: đòi lại đất do cha ông để lại làm nhà thờ hương hỏa nhờ người khác trông coi, lâu ngày người trông coi hợp thức hóa trở thành đất của bản thân; tranh chấp vềđòi lại đất là tài sản chung; tranh chấp đòi lại đất trước kia cho mượn hoặc hiến tặng cho nhà thờ, dòng họ, các cơ sở tôn giáo; tranh chấp đòi lại đất sản xuất nông nghiệp, đất ở trước kia cho mượn sản xuất, cho mượn ở tạm nay người mượn chuyển đổi mục đích sử

dụng đem bán hoặc cho thuê; tranh chấp do cha mẹ vợ hoặc chồng đòi lại đất

- Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc hạn chế đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất như tranh chấp do người khác cơi nới trái phép, chặn dòng nước chảy...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chính trị cơ sở trong hòa giải các tranh chấp đất đai ở thành phố hà tĩnh – thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)