Nhƣ đã nhấn mạnh ngay trong những khái quát ở chƣơng 1, nền tảng đạo đức của ngƣời Nga là Chính thống giáo. Chính thống giáo in đậm trong tƣ duy của họ và hình thành nên một cách hình dung về con ngƣời và cuộc sống, trong đó những giá trị tinh thần, tâm hồn con ngƣời đƣợc đặt cao hơn hết thảy. Chính vì thế, không phải ngẫu nhiên trong tác phẩm của các nhà văn Nga ta luôn bắt gặp khát vọng hƣớng tới những giá trị tinh thần cao cả, khát vọng cứu rỗi linh hồn con ngƣời.
A.Chekhov có lẽ là một trong những nhà văn nhìn thấy và miêu tả chính xác sự lụi tàn trong tâm hồn con ngƣời. Song nhà văn nhìn thấy trong sự lụi tàn đó, trong tiến trình khô cằn, cạn kiệt đi đó, mỗi cá nhân vẫn mong tìm đƣợc sự cứu rỗi. Yếu tố làm nên sự cứu rỗi, theo Chekhov là niềm tin và tình yêu. Niềm tin và tình yêu chỉ có thể chiếu ánh sáng của nó vào tâm hồn mỗi con ngƣời khi con ngƣời hƣớng đến thực thể tối cao – Chúa. Trong Người đàn bà có con chó nhỏ, A. Chekhov đã đặt vào trong dòng suy nghĩ của nhân vật Gurov những suy nghĩ về niềm tin về cuộc sống, “cội nguồn của sự cứu cánh vĩnh viễn” – đó chính là tình yêu. Trong cái đơn điệu, trong cái lãnh đạm hoàn toàn đối với cuộc sống và cái chết của mỗi chúng ta có lẽ đã ẩn giấu cội nguồn cứu cánh vĩnh viễn của chúng ta, quá trình vận động không ngừng của cuộc sống trên trái đất, sự hoàn thiện không ngừng. Ngồi bên một người đàn bà trẻ tuổi, mà sớm mai đến lại càng trở nên xinh đẹp, lòng cảm thấy yên tĩnh và mê say cái cảnh thần tiên của biển trời, mây núi... Gurov nghĩ rằng, thực ra, nếu suy nghĩ cho thật kỹ, thì sẽ thấy thế giới này vạn vật, trừ những cái mà chúng ta tự suy tưởng và làm ra, đều đẹp đẽ, khi mà chúng ta
quên hết những mục đích cao siêu của cuộc sống, quên hết cái gọi là phẩm chất của con người mình[10,tr. 393].
Trong rất nhiều tác phẩm, kể cả những vở kịch (Vườn anh đào,Ba chị
em), A. Chekhov nhiều lần nhắc đến niềm tin vào Chúa và sức mạnh
cứu rỗi tâm hồn thần thánh khi giữ được niềm tin đó. Chẳng hạn, ông mượn lời của Thánh Gregory để nhấn mạnh điều đó: Khi anh ta nhìn thấy thần thánh và vẻ đẹp vô hạn, và thấy mọi vật, anh ta đồng thời từng bước khám phá ra những cái mới và kỳ lạ bất ngờ so với những gì anh ta thấy trước đây, anh ta vượt qua nỗi sợ hãi nhờ những gì trải ra dần dần trước mắt. Khát vọng nhìn thấy [Chúa] không bao giờ chìm xuống bởi cái mà anh ta mong chờ đẹp và linh thiêng hơn bất cứ thứ gì anh ta đã nhìn thấy. Là tác giả của những truyện ngắn đời thƣờng, Chekhov đã sáng tạo nên những trang viết “Quý giá và tinh vi như những tấm ren, như những chiếc lọ pha lê rất đựng đủ các hương vị cuộc đời…Vừa thức tỉnh trong con người lòng kinh tởm đối với cuộc sống tẻ nhạt vừa tăng cường thêm một âm hưởng quý giá vô ngần và tối cần thiết đối với đời sống chúng ta. Âm hưởng của một tâm hồn lành mạnh và yêu đời…” ( Gorky).Với tình yêu thƣơng nhân ái bao la, Chekhov luôn khao khát mong mỏi đánh thức trong lòng ngƣời dân Nga những phẩm chất tốt đẹp, những nỗi niềm thầm kín, khát vọng hạnh phúc, tình yêu.
Các nhân vật chủ yếu trong truyện ngắn của Chekhov là đội ngũ trí thức (bác sĩ, họa sĩ, nhà văn…). Họ âm thầm làm việc, âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ cho cuộc đời,làm thay đổi tại chỗ cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội, góp phần xây dựng tƣơng lai công bằng, bác ái và nhân đạo.
nhƣ thế. Anh là một bác sĩ rất giỏi về chuyên môn, cần cù trong nghiên cứu khoa học và y học. Cần mẫn, chăm chỉ làm việc tại hai bệnh viện, đồng nghiệp rất ngƣỡng mộ anh. Họ gọi anh là "Một nhà bác học trẻ tuổi, một vị giáo sư tương lai như anh cần phải tìm tòi nghiên cứu nhiều." [10,tr 154]. Dymov đã hi sinh cả bản thân vì khoa học, tự nguyện trở thành đối tƣợng thử nghiệm cho một loại bệnh hiểm nghèo: bệnh yết hầu. Khi nói về cái chết của Dymov, Coroxchelep- ngƣời bạn đồng nghiệp đã thốt lên : “Thật là một tổn thất cho khoa học!...Nếu đem ra so sánh anh ấy với chúng ta thì đó là một người vĩ đại, xuất chúng! Bao nhiêu tài năng! Bao nhiêu hy vọng anh đã đem lại cho chúng ta. Đó là nhà khoa học mà có đốt đuốc cũng không sao tìm được"[10,tr 154].
Ngƣợc lại, vợ anh, Onga- một ngƣời đàn bà phù phiếm chỉ thích thú với nghệ thuật. "Sau bữa ăn, Onga đến chơi nhà bạn rồi đi nghe kịch hay nghe hòa nhạc, và đến quá nửa đêm mới trở về nhà. Ngày nào cũng vậy"[10,tr 123]. Cô có thú vui là đi làm quen với giới nghệ sĩ, chuyện phiếm và thƣờng xuyên tổ chức những buổi dạ hội nhỏ tại nhà. Đám bạn bè của cô đến tham gia vào các trò giải trí, đánh bài, nhảy múa, ngâm thơ, vẽ tranh. Họ đều tỏ ý coi thƣờng Dymov. Và ngay chính bản thân Onga cũng không hiểu gì về chồng mình. Cô nói với chồng những lời nghe thật nực cƣời "Dymov, anh thật là con người thông minh, phúc hậu nhưng anh có một nhược điểm rất lớn đấy. Anh hoàn toàn không quan tâm đến nghệ thuật, anh phủ nhận cả âm nhạc lẫn hội họa"[10,tr 123]. Đáp lại ngƣời vợ phù phiếm, Dymov càng chứng tỏ học thức và tầm hiểu biết của mình "Từ trước đến nay anh chỉ nghiên cứu khoa học tự nhiên và y học. Anh không còn thì giờ để nghĩ đến nghệ thuật…Bạn bè của em không biết gì cả về khoa học tự nhiên cũng như về y học. Tuy vậy anh không thấy em trách móc họ điều gì. Anh không hiểu những bức tranh và các vở ca kịch,…Anh không hiểu, nhưng không hiểu đâu
phải phủ nhận"[10,tr123].
Đối với gia đình, anh là một ngƣời rất yêu thƣơng vợ, tận tụy chăm sóc, đối xử dịu dàng, đáp ứng mọi yêu cầu của vợ mà không bao giờ kêu ca, phàn nàn. Cô vợ cứ mải chạy theo những cái phù phiếm không hề quan tâm đến chồng, chỉ khéo mồm nịnh nọt. Cô ta đi nghỉ ở ngoại ô mà thực chất là đi đàn đúm, tiêu tiền của chồng, những đồng tiền mồ hôi nƣớc mắt của anh. Khi anh đến thăm vợ mang theo khá nhiều đồ ăn ngon với nỗi nhớ vợ da diết. Anh rất đói bụng , mệt mỏi nhƣng nghĩ đến lúc đƣợc ngồi ăn cơm chiều cùng vợ rồi ngủ ngon lành thì không niềm vui nào tả đƣợc. Nhƣng cô vợ Onga của anh lại sai anh ngay lập tức phải quay về nhà lấy váy áo cho cô ta để kịp sáng mai cô đi dự đám cƣới của một ngƣời mới quen. Thật là bỉ ổi, thô lỗ. Thế mà Dymov vẫn chiều lòng vợ, chỉ kịp uống cốc nƣớc chè và ăn khoanh bánh mì khô rồi ra ga ngay cho kịp chuyến tàu.
Ngay cả khi biết vợ ngoại tình, anh chỉ buồn mà không hề trách mắng, hay có cử chỉ nào thô lỗ. Đó là cách ứng xử của một tâm hồn cao thƣợng, một con ngƣời giàu lòng tự trọng. "Dymov chừng như đoán ra rằng mình đang bị lừa. Anh không dám nhìn thẳng vào mắt vợ, không dám cười lên sảng khoái khi gặp nàng…"[10,tr 140] .Và anh sẵn sàng tha thứ cho Onga nếu cô ta biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với anh trong cuộc sống cũng nhƣ trong công việc. "Nhìn nét mặt rạng rỡ, tràn đầy hạnh phúc của Dymov có thể đoán được rằng lúc ấy Onga cùng vui cái vui của anh, mừng cho thành công của anh, chắc Dymov sẽ tha thứ cho nàng tất cả, trong hiện tại cũng như trong tương lai, anh sẽ quên hết cho nàng; nhưng nàng không hiểu phó giáo sư đại cương là gì, hơn nữa lại sợ muộn giờ xem hát, vì vậy im lặng không nói năng gì cả "[10,tr145]. Hết lòng yêu thƣơng, tôn trọng vợ, tận tụy hi sinh vì công việc, nhân vật Dymov là mẫu hình lí tƣởng, đánh thức những con ngƣời sống vị kỉ, nhỏ nhen, không biết trân quý những gì mà cuộc sống ban tặng.
Nhân vật Yakov trong truyện "Cây hồ cầm của Rothschild" lại khác. 70 tuổi, chuyên nghề đóng quan tài, cả đời ki cóp, làm giàu, cộc cằn, thô lỗ, hằn học với đời, luôn cảm thấy mình bị thua lỗ, mát mát. Ngay cả với vợ cũng vậy: "Trong suốt đời ông, ông chưa hề vuốt ve bà, chưa hề thương xót bà, chưa hề nghĩ tới việc mua cho bà một cái khăn quàng hoặc mang từ một đám cưới về cho bà chút món ăn ngon; ông chỉ vẫn thường la hét bà, chỉ trách cứ bà về những vụ thiệt thòi về tiền nong, chỉ nhào vào bà mà giơ cao nắm đấm…, ông cấm cả bà uống nước trà để đỡ tốn tiền "[11,tr6]. Thế nhƣng , sau cái chết của vợ, ông rơi vào một cảm giác lo âu mạnh mẽ. Ông hối hận vì " chưa bao giờ thương xót Marfa. Năm mươi năm họ sống chung trong vẫn cái nhà bằng gỗ thông này…ông đã có thể không bao giờ nghĩ tới cũng như không bao giờ để ý tới bà, như thể bà bà chỉ là một con mèo hay một con chó?" [11,tr 11]. Lão nghĩ về ngƣời vợ suốt bao năm chung sống mà lão coi không khác gì một nô lệ .Cả cuộc đời sống với vợ, chỉ duy nhất một lần lão đối xử với vợ nhƣ một con ngƣời. Và cũng là lần cuối cùng trong đời, ngƣời vợ của lão đƣợc hƣởng tình thƣơng của lão khi lão đƣa vợ đến nhà thƣơng. Đây là chi tiết gây xúc động cho độc giả. "Chúng tôi xin đa ta tấm lòng tốt của ông, nhưng mà, xin ông cho phép tôi được nói, con sâu bé nhỏ nhất cũng muốn sống"[11, tr8]. Ông nói với y tá nhƣ vậy. Và đây nữa "Xin ông làm phúc giác hơi cho bả- Yakov nài nỉ.- Chính ông cũng biết đấy, ví thử bả đau dạ dày hay đau bên trong thì mới phải cho uống thuốc bột hay thuốc giọt, nhưng bả bị cảm lạnh! Thưa ông Maxime Nicolaitch, chữa cảm lạnh thì chỉ có chích máu, đó là việc đầu tiên phải làm"[11,tr 8]. Còn lại một mình, lão trở về với kỉ niệm xƣa, những kỉ niệm của quá khứ đƣợc đánh thức với sự thay đổi tính cách bất ngờ vào giây phút cuối đời Yakov. Trong tâm trí lão là hình ảnh cây liễu già nua mà thuở xƣa lão cùng vợ và đứa con gái tóc vàng bé bỏng ngồi chơi dƣới gốc, con sông xƣa sầm uất cảnh thuyền bè đi
lại, những cánh rừng bạch dƣơng bát ngát. Và xen vào đó là cảnh hiện tại. "Tất cả đều trơn lì, bằng phẳng, chỉ có mỗi một cây phong non, mảnh mai như thiếu nữ… và trên sông, người ta chỉ còn thấy những con vịt và những con ngỗng; người ta ta khó có thể tưởng tượng rằng khi xưa ở đây có nhiều thuyền đến thế. Lão chua xót cho cuộc đời mình trôi đi với toàn thất bại, thua thiệt"[11,tr.13-14]. Cuộc đời ông đã trôi đi chẳng thâu đƣợc lợi gì, chẳng có chút vui thú nào, ông đã làm hỏng đời ông một cách, chẳng đâu vào đâu hết. Tƣơng lai không còn lại với ông nữa, và trong dĩ vãng của ông, ông chỉ thấy những sự thiệt thòi. Yakov đau đớn khi thấy cuộc sống diễn ra vô vị và tƣơng lai không còn lại với mình nữa." …Tại sao những con người lại luôn luôn làm cái trái ngược với cái mà họ có bổn phận phải làm?" [11,tr 15]. Bao nhiêu buồn khổ, lão gửi cả vào tiếng đàn. Âm thanh tiếng đàn cảu ông một nhạc khúc buồn và cảm động đến nỗi nƣớc mắt ông không cầm đƣợc nƣớc mắt. Càng suy nghĩ, day dứt thì tiếng nhạc của cây hồ cầm càng buồn thảm. Cây đàn với bản nhạc của Yakov đƣợc trao cho Rothschild- chàng nhạc công Do Thái vốn bị lão ghét bỏ, nạt nộ lúc sinh thời. Bao nhiêu cảm xúc, suy ngẫm trƣớc khi chết, lão trút cả vào bản nhạc cuối cùng. Sự say mê sáng tạo cộng với sự thức tỉnh của inh hồn nhƣ nhập cả cả vào dây đàn. "Và trong thành phố, bản nhạc mới này thành công đến đỗi những nhà buôn và những công chức giành giựt nhau gã nhạc sĩ kéo hồ cầm và bắt gã phải chơi bản nhạc đó đến mười lần liên tiếp" bởi " tiếng đàn của anh u sầu, thê lương tới mức khiến tất cả những người nghe đều phải khóc"[11,tr 18]. Đó là bản nhạc của sự thức tỉnh lƣơng tâm, tiếng nhạc của nỗi buồn, của cuộc đời đầy nỗi buồn thƣơng day dứt.
Với cái nhìn nhân bản sâu sắc, A. Chekhov đã xây dựng những nhân vật có sức mạnh cứu rỗi tâm hồn tâm hồn từ tình yêu và niềm tin dù chỉ trong suy nghĩ và khoảnh khắc ngắn ngủi.
Một chuyện đùa là tác phẩm có cốt truyện đơn giản nhƣng ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nadia, một cô gái nhút nhát rất sợ trò chơi trƣợt tuyết bởi "cả khoảng không gian từ đôi giày cao su nhỏ nhắn đến chân qủa đồi phủ băng này đối với nàng thật ghê sợ, tưởng như là một vực sâu vô tận" [9,tr 30]. Thế nhƣng, đƣợc sự động viên khuyến khích của "tôi", Nadia đã ngồi vào xe trƣợt. Trong nỗi hoảng sợ khi "Chiếc xe lao đi vun vút như một viên đạn. Làn không khí bị xé ra quật vào mặt, gào rít bên tai dữ tợn đâm vào da buốt nhói, gió như muốn giật phăng đầu ra khỏi vai. Gió ép mạnh, đến nghẹt thở"[9,tr 30]. Nadia bỗng nghe thấy âm thanh ngọt ngào bên tai "Nadia, anh yêu em". Khi xuống dốc an toàn, nàng bắt đầu nghĩ ngợi, hoài nghi. Không biết đó là "tôi" nói hay chỉ là lời của gió." Có phải anh nói ra những lời đó không?...Có hay không? Đó là một câu hỏi của lòng tự trọng, của danh dự, của cuộc đời và niềm hạnh phúc"[9,tr 31]. Điều bí ẩn ấy làm Nadia băn khoăn. Mặc dầu rất sợ hãi nhƣng để tìm câu trả lời, Nadia rủ "tôi" tiếp tục trƣợt tuyết. Hết lần này đến lần khác, Nadia vẫn nghe âm thanh ấy thì thào bên tai trong nỗi hoảng sợ khi trƣợt từ đỉnh đồi xuống. Sự nghi ngờ cứ lớn dần lên trong lòng nàng khiến nàng day dứt không yên. "Điều gì đã xảy ra? Ai nói những lời ấy? Anh ấy hay là chỉ do ta nghe đƣợc?". Ngọn đồi tuyết phủ trong trẻo là nơi Nadia đƣợc nghe những lời ngọt ngào nhất. Tại đây, nàng đã đƣợc sống thật là mình, sống với khao khát và ƣớc mơ cháy bỏng về hạnh phúc. "Chẳng bao lâu sau, Nadia quen nghe những lời ấy như quen uống rượu, hay dùng morfin”[9,tr 323] nên việc trƣợt tuyết trở thành thông lệ. Nàng đã chủ động rủ "tôi" đi trƣợt. Mặc dù vẫn đáng sợ khi lao từ đỉnh đồi vẫn là nỗi sợ bhhaix với Nadia nhƣng" giờ đây chính cái nguy hiểm, cái kinh sợ đó lại đem đến một cái gì đặc biệt đắm say cho những lời yêu đương ấy, nhưng vẫn là điều và dằn vặt lòng người như trước|"[9,tr 332]. Quyết tìm ra bằng đƣợc, nàng mạo hiểm trƣợt một mình. “Trượt xe một mình thật đáng ghê sợ biết bao, ôi, thật đáng ghê sợ! Mặt nàng
tái nhợt, trắng như tuyết,toàn thân run rẩy, nàng bước đi y hệt như đến nơi chịu án tử hình, nhưng nàng xăm xăm đi, đi, đầu không ngoảnh lại”. Nhƣng nàng có nghe đƣợc lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không , có lẽ chính nàng cũng chẳng rõ, vì nỗi sợ hãi khi trƣợt tuyết một mình đã làm nàng "không còn khả năng nghe được, phân biệt được các âm thanh, không còn khả năng hiểu nữa..."[9,tr. 33]. Có thể thấy, câu nói ngọt ngào đó mãi mãi là điều bí ẩn đẹp