Chủ trương của Đảng về xây dựng công nghiệp đầu thế kỷ mới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 002 (Trang 36 - 40)

Sau 15 năm đổi mới, cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế Việt Nam được tăng cường, tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Mơi trường hồ bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện để Việt Nam tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực - nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường - phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Đó là cơ hội lớn.

Mặt khác, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Bốn nguy cơ mà Đảng Cộng sản Việt Nam từng chỉ rõ - tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, "diễn biến hồ bình" do các thế lực thù địch gây ra vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào.

Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành họp trong tháng 4/2001. Qua phân tích và đánh giá tình hình thực tiễn của đất nước Đại hội xác định để đưa đất nước tiến lên cần: “Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ,đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có

hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh” [21, tr.24].

Trên cơ sở đường lối chung đó, Đại hội đã thơng qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 – 2010, trong đó Đảng chủ trương ngành cơng nghiệp vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có cơng nghệ hiện đại, công nghệ cao. Công nghiệp Việt Nam cần tập trung phát triển nhanh các ngành cơng nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, như chế biến nông sản, thủy sản, may mặc, da – giày, một số sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm… Công nghiệp Việt Nam cũng cần xây dựng có chọn lọc một số cơ sở cơng nghiệp nặng: dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng… với bước đi hợp lý, phù hợp điều kiện vốn, công nghệ, thị trường, phát huy được hiệu quả.

Để thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010 Đảng chủ trương trong 5 năm 2001 – 2005 cần “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hố. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xố đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia” [21, tr. 26].

Trên cơ sở các chủ trương từ Đại hội IX, các bộ ngành đã xây dựng kế hoạch thực hiện. Sau 5 năm triển khai nền kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước. Trong đó, cơng nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao, giá trị tăng thêm tăng 10,2%/năm. Cơng nghiệp cả nước có bước chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16%/năm (kế hoạch 13,1%), cao hơn 1,9%/năm so với 5 năm trước [22, tr. 10]. Cả nước đã có trên 100 khu cơng nghiệp, khu chế xuất, nhiều khu hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt, công nghiệp ở nông thôn và miền núi tăng trưởng cao hơn tốc độ trung bình của cả nước. Một số sản phẩm cơng nghiệp của Việt Nam đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, cơng nghiệp Việt Nam vẫn có ít sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ và tri thức cao; công nghiệp công nghệ cao phát triển chậm; một số sản phẩm cơng nghiệp có sản lượng lớn cịn mang tính gia cơng, lắp ráp, giá trị nội địa tăng chậm; công nghiệp bổ trợ kém phát triển; tốc độ đổi mới cơng nghệ cịn chậm.

Từ kết quả đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4 – 2006) đã xác định Việt Nam phải phát triển nhanh hơn công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hoá. Việt Nam cần phát huy sức mạnh của tất cả các thành phần kinh tế, đa dạng hố hình thức sở hữu và quy mơ để phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành nghề phù hợp với nguồn lực, lợi thế và thị trường ở các vùng, các địa phương. Các doanh nghiệp công nghiệp cần nâng cao sức cạnh tranh, hàm lượng khoa học công nghệ và tỉ trọng giá trị tăng thêm, giá trị nội địa trong sản phẩm cơng nghiệp. Bên cạnh đó ngành cơng nghiệp cần chú ý phát triển công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ, phát triển đô thị và bảo vệ môi trường. Công nghiệp Việt Nam phấn đấu đến hết năm 2010 đạt tốc độ tăng giá trị tăng thêm trong công

nghiệp và xây dựng 10 - 10,2%/năm. Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp cũng cần thực hiện phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng, công nghiệp quốc phịng, góp phần xây dựng nền tảng cho Việt Nam trở thành một nước công nghiệp và nâng cao khả năng tự chủ của nền kinh tế.

Trong thời gian từ 2006 – 2010 công nghiệp Việt Nam cụ thể cần tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh, từ đó tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động như: chế biến nông, lâm, thuỷ sản; may mặc, giày dép, đồ nhựa, đồ gỗ gia dụng; cơ khí đóng tàu, cơng nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ, thiết bị điện, thiết bị xây dựng, máy nông nghiệp, phương tiện giao thông, sản xuất và lắp ráp cơ - điện tử; công nghiệp bổ trợ, công nghiệp công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm. Các doanh nghiệp cần chú trọng nâng tỉ trọng sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đã qua chế biến. Công nghiệp Việt Nam nên phát triển công nghiệp năng lượng đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng; công nghiệp vật liệu và công nghệ tiết kiệm nguyên vật liệu; công nghiệp dược và các chế phẩm sinh học; công nghiệp bảo vệ môi trường.

Ngồi ra cơng nghiệp Việt Nam cần hồn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước, hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm, gắn việc phát triển sản xuất với bảo đảm nhà ở và các điều kiện sinh hoạt cho người lao động. Các địa phương cần có kế hoạch chuyển các cơ sở công nghiệp trong nội thành, nội thị, gần khu đông dân cư không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường vào các khu công nghiệp tập trung hoặc các vùng ít dân cư.

Có thể nói, trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, Việt Nam đã phát huy những thuận lợi, vượt qua nhiều khó

khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và tồn cầu để đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển và bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỉ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD . Hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế ở Việt Nam đều có bước phát triển khá. Trong đó, các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam phát triển ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng được cải thiện. Sản phẩm công nghiệp Việt Nam từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu. Ngành công nghiệp cũng đã đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới và áp dụng công nghệ cao.

Kết quả đạt được của ngành công nghiệp từ 2001 – 2010 cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác đã từng bước tạo nền tảng đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Như vậy có thể nói, đường lối phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cơng nghiệp nói riêng của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra qua các kỳ đại hội là hoàn toàn đúng đắn, linh hoạt và phù hợp với những biến đổi của tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước. Trên cơ sở đường lối phát triển công nghiệp chung kể trên của Đảng, Đảng bộ các tỉnh nói chung và Đảng bộ tỉnh Nam Định nói riêng đã vận dụng và phát triển để đề ra đường lối phát triển công nghiệp phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 002 (Trang 36 - 40)