Một số nhận xét về vai trò của báo chí truyền thông trong trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (1996 2006) (Trang 35 - 64)

7. Cấu trúc luận văn

2.4. Một số nhận xét về vai trò của báo chí truyền thông trong trong

trong việc GDSKSS VTN

Truyền thông có thể tác động đến đối tượng đích qua các giai đoạn như sau:

Giai đoạn I: Truyền thông tới được đối tượng

Truyền thông chỉ có hiệu quả khi đối tượng phải tiếp nhận được cỏc thông điệp truyền thông qua các giác quan. Đây là vấn đề hiển nhiên rõ ràng mà không cần phải giải thích bằng lý thuyết phức tạp. Nhưng trên thực tế nhiều chương trình TT-GDSK thất bại ngay cả ở giai đoạn đơn giản này. Nguyên nhân thông thường của thất bại là do người truyền

phương tiện truyền thông, ví dụ như pa nô, áp phích chỉ treo ở các phòng khám bệnh, hay tổ chức núi chuyện ở các phòng chăm sóc trước sinh vì thế thông điệp giáo dục chỉ có thể đến với những người đến nơi có dịch vụ đó. Các nhóm cần tiếp cận thông tin có thể họ không đến các phòng khám, hoặc do họ không có đài, báo chí hay do đối tượng bận công việc vào thời gian các bài truyền thông-giáo dục sức khỏe được phát trên các phương tiện thông tin. Truyền thông-giáo dục sức khỏe phải trực tiếp đến với đối tượng vào lúc mà họ có thể nhìn được và nghe được. Để đạt được điều này phải tìm hiểu đối tượng đích, phát hiện những nơi mà họ có thể xem được pa nô, áp phích và các thói quen nghe, đọc của đối tượng.

Bất kỳ hình thức TT-GDSK nào cũng cần phải thu hút sự chú ý của đối tượng, làm cho đối tượng quan tâm để xem, nghe và đọc thông điệp. Một số ví dụ về sự không thành công của truyền thông trong giai đoạn này là:

− Đối tượng đi qua các nơi treo tranh ảnh, pa nô, áp phích mà không dừng lại xem.

− Không chú ý đến dự các cuộc nói chuyện về sức khỏe hay trình diễn ở các cơ sở y tế, các phòng khám, những nơi công cộng.

− Không dừng lại để xem triểm lãm ở những nơi công cộng.

− Tắt đài và ti vi không nghe chương trình nói về sức khỏe, bệnh tật. Trong mọi thời gian, khi một người tiếp nhận thông tin từ năm giác quan (sờ, ngửi, nghe, nhìn và nếm) người đó thường không thể tập trung chú ý vào tất cả mọi sự tiếp nhận của các giác quan. Sự chú ý là tên gọi của quá trình mà người ta có thể chọn những phần hấp dẫn của

quá trình phức tạp đang diễn ra để tập trung chú ý vào một sự kiện nhất định nào đó và bỏ qua các sự kiện khác trong cùng một thời gian. Có nhiều yếu tố của môi trường có thể làm cho người ta chú ý hay không chú ý đến một sự việc hay hiện tượng nào đó, vì thế vấn đề quan trọng trong truyền thông là thu hút được sự chú ý của đối tượng vào vấn đề cần truyền thông.

Giai doạn III. Hiểu các thông điệp

Một người chỉ thực sự chú ý đến thông điệp khi người đó muốn cố gắng để hiểu thông điệp. Hiểu thông điệp còn được gọi là sự nhận thức. Nhận thức qua thị giác là thuật ngữ được sử dụng để chỉ thông điệp được tiếp nhận qua thị giác, ví dụ như nhận thức diễn ra qua xem các bức tranh. Nhận thức là quá trình chủ quan của mỗi người. Hai người cùng nghe một chương trình hay cùng xem một bức tranh nhưng có thể giải thích các thông điệp khác nhau hoàn toàn và hiểu nghĩa nội dung thông điệp mà người gửi mong muốn cũng khác nhau, dẫn đến hành vi đáp ứng khác nhau. Sự hiểu lầm thông điệp cũng có thể xảy ra khi sử dụng ngôn ngữ phức tạp và sử dụng từ chuyên môn, kỹ thuật xa lạ với đối tượng. Các tranh, ảnh bao gồm nhiều chi tiết, phức tạp, nêu chủ đề không quen thuộc sẽ không tạo được sự quan tâm của đối tượng. Sự hiểu lầm cũng có thể xảy ra khi nhiều thông tin được trình bày làm người ta không tiếp thu hết.

Giai doạn IV: Thúc đẩy các thay đổi

Truyền thông không dừng lại ở tiếp nhận, hiểu biết thông điệp mà nó phải đưa đến sự tin tưởng và chấp nhận thông điệp. Từ hiểu biết thông

đổi với các niềm tin mà người ta mới thu nhận gần đây. Ngược lại sẽ rất khó thay đổi với các niềm tin đã có từ lâu và những niềm tin đã được phát triển tốt về một chủ đề. Thông thường rất dễ thúc đẩy sự thay đổi niềm tin nếu ảnh hưởng của nó được minh hoạ cụ thể bằng các ví dụ dễ nhận thấy. Nếu niềm tin có trong toàn bộ cộng đồng hay niềm tin là một bộ phận của một hệ thống niềm tin rộng như tôn giáo thì chúng ta có thể dự kiến được là niềm tin đó rất khó thay đổi bằng sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng.

Giai đoạn V: Tạo ra và thay đổi hành vi

Truyền thông thường dẫn đến kết quả là nâng cao nhận thức, thay đổi niềm tin nhưng vẫn có thể không tác động đến thay đổi hành vi. Điều này có thể xảy ra khi truyền thông không hướng vào niềm tin mà niềm tin đó có ảnh hưởng quan trọng nhất đến thái độ của một người hướng tới hành vi của họ. Ví dụ nhiều chương trình truyền thông quá nhấn mạnh đến những nguy hiểm của bệnh tiêu chảy và thất bại vì không nhấn mạnh đầy đủ đến vai trò của mất nước.

Một người có thể có thái độ tốt và muốn thực hiện hành động như sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, đưa trẻ em đi tiêm chủng ... tuy nhiên áp lực từ những người khác trong gia đình hay cộng đồng có thể ngăn cản họ làm những việc này. Một lý do khác làm cho một người không thực hiện hành vi vì thiếu các yếu tố có thể như tiền, thời gian, kỹ năng hay các dịch vụ y tế. Như vậy muốn thay đổi hành vi của đối tượng ở giai đoạn này cần tạo ra môi trường và các điều kiện hỗ trợ cho đối tượng.

Giai đoạn VI: Nâng cao sức khỏe

Nâng cao sức khỏe chỉ xảy ra khi các hành vi đã được đối tượng lựa chọn và thực hành một cách cẩn thận trên cơ sở khoa học, vì thế nó có tác động đến sức khỏe. Nếu các thông điệp lỗi thời hay không đúng, có thể mọi người nghe và làm theo thông điệp nhưng không có tác động nâng cao sức khỏe. Vấn đề cần thiết là đảm bảo các thông điệp và lời khuyên chính xác, đó cũng là một lý do vì sao mà Tổ chức Y tế Thế giới, UNICEF và UNESCO đã có sáng kiến đưa ra "Những điều cần cho cuộc sống" là các thông điệp cơ bản về sức khỏe để giáo dục cộng đồng.

2.4.1. Hiệu quả của báo chí trong việc truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản

Trước tiên,thực trạng về sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giai đoạn hiện nay còn nhiều vấn đề; Và Hội nghị quốc tế về phát triển dân số ICPD đã đưa ra định nghĩa SKSS như sau: "Sức khoẻ sinh sản là 1 tình trạng hài hòa về thể lực, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay tàn phế trong tất cả những vấn đề liên quan đến tình dục và hệ thống sinh sản của con người, những chức năng và quá trình hoạt động của SKSS". SKSS gồm: Hệ thống các cơ quan sinh dục nam và nữ không bị bệnh và thực hiện tốt chức năng của chúng; Chức năng tình dục của hệ thống các cơ quan sinh dục: đảm bảo hài hoà về thể lực, tinh thần và xã hội trong hoạt động tình dục. Hoạt động tình dục phải lành mạnh, thể hiện tình yêu, đảm bảo an toàn không bị lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục... ; và cuối cùng là chức năng sinh sản của các cơ quan sinh dục: đảm bảo sự hài hoà về thể

phải là kết quả của tình yêu, và người mẹ phải đạt được độ chín muồi về thể chất và xã hội.

Và thực trạng của vấn đề GDSKSS VTN ở Việt Nam đã là những con số đáng báo động, khi Bộ Y tế nghiên cứu thì có đến 50% trẻ VTN chưa có tri thức đầy đủ về sinh lý tuổi dậy thì và các vấn đề tình dục, mang thai, 90% không biết cách áp dụng một biện pháp phòng tránh thai kể cả đơn giản nhất. Trong khi đó, trẻ VTN có quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày một tăng. Điều đó dẫn đến sự gia tăng các bệnh lây qua đường tình dục, các biến chứng liên quan đến nạo thai (nhiễm trùng, tổn thương đường sinh dục, vô sinh, tử vong...). Tỷ lệ trẻ vị thành niên trong tổng số người nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam đã tăng từ 5% (năm 1997) lên 9,4% (năm 2001). Nhiều triệu trẻ em trên thế giới bước vào tuổi hoạt động tình dục với nguy cơ có thai ngoài ý muốn, AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Rất nhiều người lớn không chấp nhận một thực tế là con cái họ đang ở tuổi hoạt động tình dục, mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bất chấp ràng buộc về văn hóa, tập tục, tôn giáo, phần lớn thiếu niên đều bắt đầu có hoạt động tình dục dưới các hình thức khác nhau. Ở hầu hết các quốc gia, trường học, chính phủ và bố mẹ vẫn chưa cung cấp cho trẻ vị thành niên những thông tin cần thiết để chúng có thể có những quyết định và hành vi đúng đắn, để khỏi ảnh hưởng đến tương lai về sức khỏe sinh sản.

Một số quan điểm lo ngại rằng nếu cung cấp cho trẻ VTN những thông tin và giúp chúng phòng ngừa có thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ vô tình thúc đẩy trẻ có hoạt động tình dục sớm và bừa bãi;

Tuy nhiên, thực tế giáo dục giới tính ở nhiều nước cho thấy hoàn toàn ngược lại. Tổ chức Y tế Thế giới đã khảo sát 19 chương trình giáo dục giới tính trường học ở nhiều nước, tất cả đều cho thấy trẻ VTN tham gia chương trình giáo dục giới tính sẽ có hoạt động tình dục trễ hơn, giảm hoạt động tình dục, biết cách sử dụng các biện pháp ngừa thai một cách hiệu quả, và hoàn toàn không thúc đẩy trẻ có hoạt động tình dục sớm và nhiều hơn. Vì vậy chúng ta nên thực hiện giáo dục giới tính trước khi trẻ VTN bước vào tuổi hoạt động tình dục. Các bước tích cực này sẽ giúp khuyến khích trẻ VTN không hoạt động tình dục sớm và biết cách sinh hoạt tình dục một cách an toàn, giảm thiểu thai ngoài ý muốn ở các trẻ này.

Việc giáo dục giới tính là không tách rời với GDSKSS, vậy :

VÌ SAO CẦN PHẢI GIÁO DỤC GIỚI TÍNH?

Do quan niệm hẹp về giới tính nên đã từng có quan niệm phiến diện cho rằng, giáo dục giới tính chỉ là việc khai sáng những kiến thức về sinh lý và tình dục, nên nó bị phản đối và có quan niệm cũng cho rằng: tuyên truyền giáo dục giới tính là "vẽ đường cho hươu chạy". Nhưng thực tế cuộc sống đã cho thấy, vì thanh thiếu niên thiếu hiểu biết và không được giáo dục để có hành vi đúng, nên mới dẫn đến những quan hệ thiếu trách nhiệm, thiếu văn hoá và đạo đức trong quan hệ giới tính. Đã đến lúc chúng ta không thể né tránh, mà phải chủ động trong việc giáo dục giới tính để con em chúng ta phát triển đúng hướng và toàn diện. Mỗi đứa trẻ sẽ phải trở thành 1 người đàn ông hay đàn bà, biết cư xử đúng đắn, có trách nhiệm với giới khác.

MỤC ĐÍCH CỦA GIÁO DỤC GIỚI TÍNH:

Mục đích chung nhất của giáo dục giới tính trong mọi lứa tuổi là giáo dục nhân cách phù hợp với giới tính và lứa tuổi của mỗi cá nhân, nên nội dung giáo dục giới tính mở rộng dần theo sự phát triển của các em.

Giáo dục giới tính được tiến hành từ lúc trẻ còn nhỏ, nên không thể đồng nhất với giáo dục tình dục.

Theo quan niệm rộng về giới tính thì mục tiêu cao nhất của giáo dục giới tính là xây dựng mối quan hệ nhân văn và có trách nhiệm giữa 2 giới, hay nói cách khác là xây dựng lối sống lành mạnh trong quan hệ giữa những người khác giới.

NỘI DUNG CỦA GIÁO DỤC GIỚI TÍNH:

Phải hiểu đầy đủ nội dung này bao gồm:

 Giúp các em có những hiểu biết về các phương diện sinh học, tâm lý, xã hội... có liên quan đến sự khác nhau giữa 2 giới, những quy luật phát triển theo từng giai đoạn của lứa tuổi để các em có thể làm chủ được bản thân.

 Tác động hình thành, củng cố ở các em những phẩm chất đặc trưng của từng giới, văn hoá ứng xử, ý thức và thói quen hành động theo các chuẩn mực đạo đức - thẩm mỹ trong quan hệ giữa 2 giới trên bình diện cá nhân, góp phần làm nên vẻ đẹp của từng người, sự tự hào về giới mình, về bản thân giúp các em trở thành 1 đại diện tích cực của giới mình.

 Hiện thực hoá quyền trẻ em về phương diện này, giáo dục giới tính đáp ứng quyền tiếp cận thông tin về quy luật phát triển tâm sinh lý lứa tuổi, các vấn đề liên quan đến giữ gìn bảo vệ sức sinh sản và giúp các em phòng tránh bị xâm hại tình dục (bao gồm bị lạm dụng tình dục và bị bóc lột tình dục). Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột tình dục trong đó có lạm dụng tình dục. Trong thực tế cuộc sống còn xảy ra muôn vàn các tình huống phức tạp mà trẻ em chưa đủ kinh nghiệm để phòng tránh những điều bất lợi và nguy hiểm đối với mình, nên người lớn cần quan tâm phòng tránh cho các em.

 Giúp các em biết giữ gìn vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khoẻ sinh sảnvà hiểu biết cả những vấn đề về sức khoẻ sinh sản (khi các em đã bước vào tuổi dậy thì), hình thành xu hướng tính dục lành mạnh, góp phần giúp tuổi trẻ định hướng và chuẩn bị để bước vào hôn nhân và cuộc sống gia đình.

 Như vậy, giáo dục giới tính là 1 phần rất cần thiết, không thể tách rời quá trình giáo dục toàn diện nhân cách đang trưởng thành. Một trong số các quyền trẻ em là được giáo dục toàn diện để phát triển hết tiềm năng (điều 29 - Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em - 1997). Đó là 1 quá trình phức tạp, lâu dài, liên tục, tuỳ theo từng giai đoạn lứa tuổi mà chọn những nội dung giáo dục phù hợp sao cho đừng quá sớm gây tò mò hoặc lo lắng không cần thiết, nhưng cũng không muộn để xảy ra những điều đáng tiếc do trẻ không được biết.

đầu năm 2003 từ cuộc khảo sát hành vi có hại cho sức khỏe học sinh ở 27 trường PTTH do Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe và Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ Y tế thực hiện cho thấy một thực tế đáng báo động: 5,6% học sinh có QHTD đáng nói ở đây là VTN QHTD nhưng lại thiếu kiến thức về chức năng sinh sản cũng như các biện pháp an toàn tình dục. Điều này dẫn đến nhiều hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.  Với các số liệu của chương trình đã được nghiên cứu (nhóm

nghiên cứu Diệp Từ Mỹ) nhằm xác định nhu cầu truyền thông giáo dục về SKSS của VTN 15 – 24 tuổi tại Quận Tân Phú, Tp.HCM, tỉ lệ VTN có tham gia các lớp tập huấn về SKSS;tỉ lệ các nguồn thông tin về SKSS mà VTN có thể tiếp cận được; tỉ lệ các đối tượng mà TVN đã trao đổi về giới tính –tình dục; tỉ lệ các đối tượng mà VTN muốn nhận được sự tư vấn ; và cuối cùng là tỉ lệ các loại hình TTGDSKSS phù hợp với VTN. Với nghiên cứu này trên số lượng 1600 mẫu

Đặc tính n (%) Giới tính (n = 1.654) Nam Nữ 716 938 (43,3) (56,7) Nhóm tuổi (n = 1.654) 15 – 18 19 – 24 625 1029 (37,8) (62,2) Trình độ học vấn (n = 1.654) Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (1996 2006) (Trang 35 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)