8. Kết cấu của luận văn
1.2. Đặc điểm thơca ViệtNam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX
1.2.1. Một số quan niệm về “thơ” và “thơ ca”
Thơ là một dạng thức cổ đƣợc lƣu truyền xuyên qua nhiều thời đại và tác động lâu dài lên thời gian. Mặc dù đã có từ lâu đời, đã trải qua nhiều thăng trầm và thay đổi từng bƣớc theo đà tiến hóa của nhân loại nhƣng con ngƣời vẫn chƣa tìm đƣợc một định nghĩa cụ thể cho “thơ”. Tùy vào những cách tiếp cận khác nhau mà đã có nhiều quan niệm khác nhau về thơ.
1.2.1.1. Thơ theo quan niệm phƣơng Tây
Ở phƣơng Tây, các quan niệm về thơ thƣờng nghiêng về lý trí nhiều hơn.Từ thế kỉ XVII, Boileau - nhà thơ, nhà phê bình văn học Pháp -đã nói đến cái “chí” mà theo ông, đó là “thiên hƣớng” dƣới sự hƣớng dẫn của “lý
trí”: “Nhà thơ trƣớc hết phải thiên hƣớng thơ ca, cần đƣợc lý trí hƣớng dẫn... thơ phải sáng sủa, rõ ràng, nghiêm ngặt tuân theo các quy tắc nhịp, vần, quãng ngắt, nghỉ, bố cục”[27, tr.192]. Ông nhấn mạnh yếu tố lý trí trong
thơ:“Lý trí tạo nên cái đẹp và giá trị tác phẩm” [27, tr.193].
Trong thơ ca lãng mạn Pháp thế kỷ XIX, Lamartine dù có nhấn mạnh yếu tố “lời ca” nhƣng cũng là lời ca của lý trí, của triết học, tôn giáo, chính
trị: “Thơ ca sẽ là lý trí biến thành lời ca, đó là định mệnh lâu dài của
nó.Nó phải có tính triết học, tôn giáo, chính trị, xã hội nhƣ những thời đại mà nhân loại sắp trải qua” [27, tr.102].Đồng thời, ông còn bổ sung thêm
cái phần tâm hồn, mà theo ông là yếu tố quyết định của thơ: “Thơ ca phải
thầm kín, có cá tính, suy tƣ và nghiêm trang” [27, tr.103], “là sự hiện thân cho những gì thầm kín nhất của con tim và thiêng liêng nhất của tâm hồn con ngƣời và cho những hình ảnh tƣơi đẹp nhất, âm thanh huyền diệu nhất trong thiên nhiên” [27, tr.7 - 8].
Stephan Malácmê thì quan niệm thơ có vẻ lý tính hơn và triết học hơn: thơ là “một sự tái tạo lý tính của vũ trụ... là sự biểu hiện ý nghĩa bí ẩn của
sinh tồn, nhờ ngôn ngữ của con ngƣời đƣợc cô đọng vào tiết tấu thiết yếu của nó” [27, tr. 327].
Vigny thì cho rằng: “mọi thơ ca đều khẳng định một chân lý, còn mọi
xã hội đều dựa trên việc thừa nhận một điều giả dối: xung đột nhất thiết phải xảy ra giữa việc sáng tạo thơ ca và sự tồn tại của xã hội. Chỉ có một cách giải quyết, nhà thơ phải bảo vệ lấy tƣ tƣởng của mình chống lại đám đông” [27, tr.109].
1.2.1.2. Thơ theo quan niệm phƣơng Đông
Thời trung đại, ở phƣơng Đông thƣờng có quan niệm: văn dĩ tải đạo,thi
dĩ ngôn chí. Tức là văn chở đạo, thơ nói chí, nhƣng thực ra, chí ở đây cũng
không đơn thuần là chí hƣớng của con ngƣời mà chứa đựng nhiều nội hàm khác nhau. Có thể đó là chí lập thân của ngƣời quân tử, cũng có thể chứa đựng ở đó lòng yêu nƣớc, thƣơng dân;.v.v. thậm chí có những giai đoạn các nhà Nho còn xem chí chính là việc “xuất thế” để giữ lòng mình trong sạch, không a dua theo triều đình làm phƣơng hại đến nhân dân và phẩm chất kẻ sĩ của mình. Đây là quan niệm của Nho học đời Tống với nghĩa văn chƣơng phải chuyên chở đạo lý, mà đạo ởđây làđạo của Thánh hiền. Do vậy, vănchở
đạo ở đây là chuyên chở cái đạo yêu nƣớc thƣơng dân.
1.2.1.3. Thơ theo quan niệm truyền thống trong văn học Việt Nam thờikỳtrung đại
Ở Việt Nam, thơ có thể bắt nguồn từ tục ngữ, ca dao mà ra. Các nhà thơ cũng đã đƣa ra nhiều quan niệm khác nhau:
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói: “Ôi, nói tâm là nói về cái chỗ mà chí đạt tới
vậy, mà thơ lại là để nói chí. Có kẻ chí để ở đạo đức, có kẻ chí để ở công danh, có kẻ chí để ở sựnhàn dật” [43, tr.36].
Phùng Khắc Khoan đã cắt nghĩa cái chí rất rõ để tìm ra nguồn cội của thơ:“Cái gọi là thơ thì không phải láu lƣỡi trong tiếng sáo, chơi chữ dƣới
ngòi bút thôi đâu, mà là để ngâm vịnh tính tình, cảm động mà phát ra chí nữa. Thế cho nên nếu chí mà ở đạo đức thì tất là phát ra lời lẽ hồn hậu, chí mà ở sự nghiệp thì tất là nhả ra khí phách hào hùng, chí ở rừng suối gò hang thì thích giọng thơ liêu tịch, chí ở gió mây trăng tuyết thì thích vẻ thơ thanh cao, chí ở nỗi uất ức thì làm ra lời thơ ƣu tƣ, chí ở niềm cảm thƣơng thì làm ra điệu thơ ai oán” [43, tr.41].
Nguyễn Cƣ Trinh lại cụ thể hóa quan niệm thơ cả về nội dung và hình thức. Về nội dung đó là “cái gốc trung hậu” , về hình thức là “phải giản
dị”: “Để trong lòng là chí, ngụ ra ý là thơ… Ngƣời làm thơ không ngoài lấy trung hậu làm gốc, ý nghĩa phải hàm súc, lời thơ phải giản dị” [43, tr.49].
Ngô Thì Nhậm thì khẳng định về bản chất của thơ: “Thơ mà quá cầu kỳ
thì sa vào giả dối, quá trau chuốt thì sa vào xảo trá, hoang lƣơng hiu hắt thì phần nhiều sa vào buồn bã. Chỉ có thuần hậu, giản dị, thẳng thắng, không giả dối, không xảo trá, không buồn bã mà rốt cuộc chú trọng đến sự ngăn chặn điều xấu, bảo tồn điều hay, mới là những đặc sắc chính của thơ”. [43, tr.77].
Phan Huy Ích cũng quan niệm: “Thơ để nói chí hƣớng” nhƣng phải là của “bậc quân tử” làm ra để lƣu lại đƣợc thành “kho báu” cho đời sau: “Bậc
sĩ quân tử lúc nhàn rỗi miêu tả tâm tình, ghi lại hành trạng, thƣờng thƣờng biểu hiện ra thiên chƣơng truyền lại cho ngƣời sau, dùng làm niên phả để lại lâu dài. Đó thực là kho báu trong nhà đâu chỉ để phô bày ý tứ văn vẻ, phẩm bình phong vật mà thôi” [43, tr.7].
Lê Hữu Trác chú tâm về ý thơ hơn là chú trọng lời: “Thơ cốt ở ý, ý có
sâu xa thơ mới hay. Không phải bất cứ điều gì cũng phải nói ra bằng thơ. Nhƣ thế mới là thơ có giá trị” [43, tr.36].
Lê Quý Đôn phát biểu về thơ một cách vừa khái quát lại vừa rất cụ thể: “làm thơ có ba điểm chính: một là tình, hai là cảnh, ba là sự. Trong lòng
có cảm xúc thực sự, rung cảm nên lời. Thực tế bên ngoài gây thành ý, rồi dùng điển tích để nói việc ngày nay, chép việc xƣa hay thuật chuyện hiện tại, đều tự nhiên có tinh thần (…) Trong ba điều ấy, lại lấy ôn nhu, đôn hậu làm gốc, còn nhƣ thể loại, âm tiết, cách điệu, đều là bàn thêm thôi. Tình là ngƣời, cảnh là tự nhiên, sự là hợp nhất cả trời và đất. Lấy tình tham cảnh, lấy cảnh hội việc, gặp việc thì nói ra lời, thành tiếng. Nhƣ vậy, cảnh không hẹn đến mà tự đến, nói không mong hay mà tự hay, cứ nhƣ thế có thể trở thành ngƣời làm đƣợc thơ tao nhã” [43, tr. 99].
Nguyễn Văn Siêu thì phân biệt thơ thành hai loại: “Có loại đáng thờ. Có
loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chƣơng. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con ngƣời” [43, tr. 135].
Tóm lại, dù ở phƣơng Đông hay phƣơng Tây thì quan niệm về thơ đều chƣa đƣợc thống nhất thật sự, vẫn chƣa có một định nghĩa nhất quán về thơ.Khái quát lại có thể hiểu: Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữlàm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng nhƣ tổ hợp của chúng đƣợc sắp xếp dƣới một hình thức logic nhất định, tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹcho ngƣời đọc, ngƣời nghe.
vănhọc có vần điệu, có đặc điểm ngắn gọn, súc tích, nhiều ý cô đọng. Một bài văn cũng có thể là một bài thơ nếu sự chọn lọc các từ trong đó súc tích và gây cảm xúc cho ngƣời đọc một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, một bài thơ thƣờng còn mang tính vần giữa câu nọ với câu kia và tổ hợp của các câu gây ra âm hƣởng nhạc tính trong bài. Thơ thƣờng dùng nhƣ một hình thức biểu tả cảm xúc trữ tình, hoặc tình cảm xúc động trƣớc một hiện tƣợng xảy ra trong cuộc sống, nhƣ khi ngƣời ta đứng trƣớc một phong cảnh ngoạn mục, hoặc đứng trƣớc một thảm cảnh. Sự tƣơng tác giữa tình cảm con ngƣời và hoàn cảnh tạo nên những cảm nghĩ mà ngƣời ta muốn bày tỏ với một phong độ chắt lọc, tinh khiết, không rƣờm rà, song có mức thông tin cao, đột phát, nhƣng cô đọng và khúc chiết. Muốn làm đƣợc nhƣ vậy, ngƣời làm thơ phải có một con mắt quan sát chi tiết, tổng quát hóa, và nhanh chóng liên tƣởng giữa những hình ảnh quan sát đƣợc với những gì vốn có trƣớc đây.
1.2.2. Sự phát triển của thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX kỷ XIX
Thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong lòng xã hội và văn hoá phong kiến. Về mặt lịch sử, đây là giai đoạn nhà nƣớc phong kiến Việt Nam phát triển đến mức toàn thịnh và bắt đầu suy thoái từ thế kỷ XVI cho đến khủng hoảng trầm trọng vào thế kỷ XVIII. Song giai đoạn này là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam. Thơ văn có thay đổi lớn: Thành phần văn học Nôm đã xuất hiện lẻ tẻ trong đời Trần nay đã tạo thành tác phẩm, tác giả. Số lƣợng các sáng tác thơ bằng chữ Nôm tăng lên đáng kể theo thể Đƣờng luật. Hình thức lục bát và song thất lục bát xuất hiện ở thế kỷ XVI đã phát triển thành thể loại diễn ca phồn thịnh vào thế kỷ XVII, tạo đà cho sự ra đời thể ngâm và truyện Nôm ở những thế kỷ sau.
dung thơ ca biểu hiện cảm hứng nhân đạo. Đó là tiếng nói cảm thƣơng với số phận con ngƣời, đặc biệt là số phận của ngƣời phụ nữ; là tiếng nói ngợi ca trân trọng họ, đồng thời cũng lên án xã hội phong kiến, đấu tranh đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con ngƣời.
Đối với thơ ca giai đoạn thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XIX, đặc trƣng cơ bản có tính lịch sử của nó là khám phá ra con ngƣời, khẳng định những giá trị chân chính của con ngƣời. Nội dung đó đã đƣợc thể hiện rõ nét trong các tác phẩm, đặc biệt là ở trong các tác phẩm thơ nửa sau thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX.Có thể nói, chỉ đến giai đoạn này, vấn đề con ngƣời mới đƣợc đƣa lên hàng đầu và sự khám phá ra con ngƣời mới xuất hiện nhƣ một tất yếu lịch sử. Điều đó tạo ra một bƣớc ngoặt lớn cho lịch sử tƣ tƣởng dân tộc. Đó là sự ra đời của một trào lƣu nhân đạo chủ nghĩa. Thơ ca giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh để giải phóng con ngƣời. Các tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Thơ Hồ Xuân Hƣơng, Truyện Kiều (Nguyễn Du);.v.v.
Mặt khác, thơ ca giai đoạn này bƣớc đầu đã phản ánh đƣợc quan niệm về con ngƣời trong xã hội. Nhiều nhân vật nữ đã thể hiện sự phản kháng, sự tố cáo xã hội cũ, nêu lên nhiều suy nghĩ và quan điểm chống đối lại tƣ tƣởng của xã hội phong kiến, tiêu biểu hơn cả là thơ Hồ Xuân Hƣơng. Nét đặc trƣng về quan niệm con ngƣời trong thơ ca giai đoạn này là nhu cầu tự nhiên của con ngƣời đƣợc khẳng định.
Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, thơ ca phát triển rực rỡvới sự chín muồi, điêu luyện của thơ Nôm trong các thể loại thơ Đƣờng luật, ngâm khúc, truyện Nôm, hát nói. Thơ chữ Hán cũng đạt đƣợc đỉnh cao. Số lƣợng sáng tác rất lớn. Số nhà thơ tiêu biểu của thời đại cũng nhiều: Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hƣơng, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ;.v.v. Các thể thơ chữ Hán đƣợc sử dụng rất đa dạng: thất luật, tuyệt cú, ngũ
ngôn;.v.v.
* Tiểu kết
Nghiên cứu tƣ tƣởng triết học về con ngƣời không giống với việc tìm hiểu quan niệm con ngƣời trong văn học. Mỗi khoa học tiếp cận vấn đề con ngƣời theo một phƣơng pháp riêng, phù hợp với đối tƣợng đặc điểm của mình. Giai đoạn này, xã hội phong kiến mục ruỗng, nội bộ phân tranh, nông dân khởi nghĩa khắp nơi, đạo đức băng hoại, không còn đủ sức kiềm tỏa con ngƣời. Mặt khác, đô thị phát triển gắn với các trung tâm chính trị và đời sống kinh tế nông nghiệp, thì cũng tạo một môi trƣờng cho ý thức thị dân phát triển, làm nảy sinh tƣ tƣởng muốn giải phóng của con ngƣời. Chính tiền đề đó đã tạo điều kiện cho sự ra đời các tƣ tƣởng triết học về con ngƣời.
Chƣơng 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC VỀ CON NGƢỜI TRONG THƠ CA VIỆT NAMTỪ THẾ KỶ XVI
ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIX 2.1. Tƣ tƣởng về sự sinh thành và bản tính con ngƣời
Các quan niệm về con ngƣời giai đoạn này chịu nhiều ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Mặc dù tiếp thu truyền thống tƣ tƣởng phƣơng Đông, nhƣng tƣ tƣởng thời kỳ này đã có những kiến giải mới mẻ, độc đáo, thể hiện trí tuệ củacáctrí thức gia.
2.1.1. Về sự sinh thành con người
Thời kỳ này đã cótriết lý khá sâu sắc về con ngƣời. Một số tác giảdựa trên những tƣ tƣởng triết học của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và cho rằng con ngƣời là trung tâm của vũ trụ, đƣợc lòng ngƣời là cơ sở của sự hoà hợp và phát triển, là điều kiện để có đƣợc sự cân bằng cả trong xã hội và tự nhiên. Họ luôn tin vào sự chi phối của“trời” đối với cuộc sống con ngƣời, kể cả sự hƣng thịnh hay suy vong của một thời đại. Dƣới góc độ triết lý Phật giáo, cótƣ tƣởng cho rằng con ngƣời là sự tồn tại theo duyên cảnh, là tất nhiên, mang tính tiền định và phải hứng chịu mọi kiếp nạn đã bị quy định từ kiếp trƣớc.Trong những lời ca, câu hát đƣợc nhân dân truyền miệngđãthể hiện rõ tinh thần của thuyết luân hồi, duyên nghiệp:
“Ai ơi ăn ở cho lành,
Tu nhân tích đức để dành kiếp sau”
Hay:
“Đời cha tích đức làm giàu,
Đời mẹ tích đức mai sau con nhờ”
Mỗi con ngƣời bƣớc vào cuộc đời với một nghiệp riêng: là sung sƣớng, là khổ đau, là bất hạnh;.v.v. Và cho đến khi chết đi cũng không ai giống ai. Đại thi hào Nguyễn Du từng viết:
“Gặp phải lúc đi đƣờng lỡ bƣớc,
Cầu Nại Hà kẻ trƣớc ngƣời sau Mỗi ngƣời mỗi nghiệp khác nhau Hồn xiêu phách lạc biết đâu bây giờ” [20]
Bên cạnh những tƣ tƣởng của đạo Phật,thời kỳ này còn có những tƣ tƣởng của Nho gia khi coi số phận con ngƣời là do “mệnh trời” quyết định.Từ quan điểm: “Trời và ngƣời cùng chung một lý” (“Lý” ở đây đƣợc hiểu nhƣ là quy luật vận hành tự nhiên của trời đất và muôn vật), một số tác giả coi sự xuất hiện của con ngƣời là do trời sinh ra và chi phối. Ví nhƣ Nguyễn Du viết:
“Ngẫm hay muôn sự tại trời Trời kia đã bắt nhầm ngƣời có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao đƣợc mới phần thanh cao” [20]
Theo thuyết “Thiên mệnh” của Nho giáo, ngƣời ta ở đời giàu, nghèo, sƣớng, khổ là do số phận định trƣớc bởi “Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại
thiên”. Con ngƣời bằng kinh nghiệm ở đời mà suy ra huyền bí của càn khôn
và từ ấy,cho rằng tài mệnh không hợp nhau: “Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét
nhau”. Hay nhƣ Lý Thƣơng Ẩn nói : “Cổ lai tài mệnh lƣỡng tƣơng phƣơng”. Ngƣời ta không chịu tìm nguyên nhân trong xã hội mà lại theo khuynh hƣớng duy tâm thần bí để suy ra rằng, sở dĩ có điều bất bình là bởi đạo trời vốn ghét cái trọn vẹn: “Tạo vật đố toàn, tạo hóa kị doanh”. Cho nên, cái lẽ “bỉ sắc tƣ
phong” ngƣời ta gọi là luật thừa trừ trong kiếp ngƣời. Không những Thúy
Kiều, Đạm Tiên mà cả Tây Thi, Điêu Thuyền, Chiêu quân;.v.v. đều nhƣ vậy: “Hồng nhan tự thƣở xƣa - Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu”. Nguyễn Du từng so sánh:
“Trăm năm trong cõi ngƣời ta
Tƣ tƣởng thời kỳ này cũng đã mang màu sắc duy tâm khi cho rằng cuộc