Khái niệm về kết cấu và kết cấu trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết trần dần qua đêm núm sen và những ngã tư và những cột đèn001 (Trang 38)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Hình thức kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Trần Dần

2.2.1. Khái niệm về kết cấu và kết cấu trần thuật

2.2.1.1. Khái niệm về kết cấu

Ngƣời ta thƣờng hiểu kết cấu là tổ chức theo trục kết hợp ngang của các yếu tố truyện kể. Cho nên, trƣớc tiên cần chia tách về mặt hệ hình các yếu tố ở một cấp độ cụ thể, rồi sau đó mới nghiên cứu sự phối hợp của chúng theo trục kết hợp

ngang. Tuy nhiên, việc chia tách các yếu tố truyện kể luôn luôn phụ thuộc vào các đối lập cơ bản. Các đối lập này chỉ có thể chia tách trong phạm vi của một trƣờng nghĩa đƣợc hạn định trƣớc. Bởi vậy, vấn đề khung (ranh giới chia tác văn bản nghệ thuật với cái không phải văn bản) hay còn gọi là kết cấu văn bản luôn luôn thuộc loại vấn đề then chốt.

Theo các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học thì “kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm” [17, tr. 131].

Trong Giáo trình lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục, H, 2008) định nghĩa về kết cấu: “Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định” [15, tr. 143]. Với khái niệm này thì kết cấu chính là một yếu tố của hình thức.

Nếu những yếu tố kỹ thuật hay thủ pháp là có giới hạn thì kết cấu là vô hạn, vì mỗi tác phẩm giống nhƣ “sinh mệnh”, một “cơ thể sống” nên kết cấu tác phẩm là một công trình kiến trúc, một tổ chức cụ thể, phù hợp với nội dung cụ thể của tác phẩm. Trần Đình Sử trong Giáo trình lý luận văn học đã tổng hợp và đƣa ra khái niệm: “Kết cấu, cấu trúc vô luận là tổ chức vật thể, quan hệ hay quy tắc, phương pháp, mô hình đều là yếu tố tạo thành văn bản, là thực thể không thể bỏ qua trong quá trình sáng tác” [40, tr. 156]. Kết cấu của một tác phẩm không chỉ đơn giản là việc sắp xếp bố cục, các tình tiết, sự kiện mà còn bao hàm kỹ thuật trần thuật mang dấu ấn của nhà văn.

Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định. Kết cấu là phƣơng tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Là một yếu tố của hình thức, kết cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng. Trong mối liên hệ giữa kết cấu với chủ đề - tƣ tƣởng của tác phẩm, kết cấu có nhiệm vụ tổ chức tác phẩm sao cho chủ đề tập trung, tƣ tƣởng thống nhất; sao cho chủ đề, tƣ tƣởng thấm sâu vào từng bộ phận của tác phẩm. Ngoài ra, mỗi tác phẩm còn có sự xuất hiện của các yếu tố ngoài cốt truyện nhƣ: lời nói đầu và lời nói cuối của tác giả, những đoạn bình luận trữ tình ngoại đề, những đoạn phụ đề, những bức tranh minh họa,... tạo nên tính thẩm mỹ toàn vẹn cho văn bản.

Cũng có quan điểm tƣơng tự với các tác giả trên, Lại Nguyên Ân cho rằng: “Kết cấu là sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật, tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài. Kết cấu gắn kết các yếu tố của hình thức và phối thuộc chúng với tư tưởng. Các quy luật của kết cấu là kết quả của nhận thức thẩm mĩ, phản ánh những liên hệ bề sâu của thực tại. Kết cấu có tính nội dung độc lập, các phương thức và thủ pháp kết cấu sẽ cải biến và đào sâu hàm nghĩa của cái được mô tả ” [1, tr. 167].

Ý nghĩa quan trọng nhất của kết cấu là tổ chức thành phần của truyện kể tạo thành một chỉnh thể thống nhất về nội dung và hình thức. Ngoài bố cục, kết cấu còn bao gồm: hệ thống tổ chức tính cách nhân vật, tổ chức về thời gian và không gian nghệ thuật, tổ chức các liên kết giữa các thành phần của cốt truyện tạo cho tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật.

Vì vậy khi xây dựng tác phẩm tự sự, mỗi nhà văn cần phải suy nghĩ và lựa chọn cho tác phẩm kết cấu tối ƣu nhất, nâng cao đƣợc sức biểu hiện của đề tài, chủ đề, cốt truyện và tác động mọi yếu tố liên quan đến nghệ thuật, tƣ tƣởng của tác phẩm.

2.2.1.2. Kết cấu trần thuật

Kết cấu trần thuật là một phần không thể thiếu của một tác phẩm văn học. Bởi nó là khung sƣờn ban đầu khi định hình cho nhà văn dẫn dắt câu chuyện, thực hiện ý đồ sáng tạo nghệ thuật. Lê Tiến Dũng trong cuốn Tìm hiểu tác phẩm văn học

đƣa ra cách hiểu của mình về kết cấu trần thuật: “Cấp độ kết cấu trần thuật, thường được xem là bố cục, là kết cấu bề mặt, bao gồm sự sắp xếp, phân bố các phần của nội dung vào các chương, hồi, tiết, đoạn, màn, lớp trong văn bản (...). Sâu hơn nữa là đi vào sự tương quan giữa các phần, đoạn” [14; tr. 93]. Ở cấp độ này, khi tìm hiểu văn bản chúng ta thƣờng xem xét yếu tổ cấu trúc bên ngoài: bài thơ này có mấy đoạn, truyện ngắn có bao nhiêu trang, tiểu thuyết có mấy chƣơng, vở kịch có mấy hồi...

Trong cuốn Giáo trình lí luận văn học cũng chỉ ra rằng: “Kết cấu bề mặt bao gồm nhiều tầng bậc: cách tổ chức văn bản ngôn từ, hệ thống trần thuật, hệ thống sự kiện, hệ thống hình tượng. Kết cấu bề mặt là sự tổ chức, sắp xếp ngôn từ, văn xuôi hay văn vần, thơ luật hay thơ tự do. Kết cấu bề mặt là tổ chức các bộ phận của văn

bản. Nó bao gồm việc bắt đầu, kết thúc ở đâu, cái nào kể trước, cái nào kể sau, chỗ nào kể chi tiết, chỗ nào kể lướt qua, tạo nên một chỉnh thể có trật tự. Kết cấu bề mặt còn là sự tổ chức hệ thống hình tượng nhân vật, sự kiện, chi tiết” [40, tr. 160]

Theo nhà lí luận hiện đại Iu. Lotman, kết cấu trần thuật là một phƣơng tiện biểu đạt và biểu hiện. Ông quan niệm mỗi truyện kể (sujet) đều có thể đƣợc xác định trong một kết cấu hoàn chỉnh nhất định, đó là khung “vấn đề khung - tức là vấn đề ranh giới chia tách văn bản nghệ thuật với cái không phải văn bản - luôn luôn thuộc loại những vấn đề then chốt. Cùng là những câu chữ tạo ra tác phẩm như thế, vậy mà chúng sẽ được chia thành những yếu tố truyện kể theo những cách thức khác nhau, tùy thuộc vào đường kẻ ngăn cách văn bản với cái không phải văn bản được vạch ra ở chỗ nào. Những gì n m phía ngoài đường kẻ ấy đều không nhập vào cấu trúc của một tác phẩm cụ thể: hoặc nó không phải là tác phẩm, hoặc nó thuộc một tác phẩm khác” [23, tr. 154]. Theo ông, một truyện kể bao gồm hai bình diện:

“bình diện huyền thoại” và “bình diện cốt truyện”, đây chính là yếu tố bên ngoài của văn bản tự sự.

Với những khái niệm nêu trên, chúng ta thấy rằng khi nhà văn sáng tạo văn bản tự sự, hình thức kết cấu trần thuật đều đƣợc thể hiện muôn hình, muôn vẻ. Kết cấu trần thuật luôn gắn liền với hai yếu tố quan trong đó là nội dung và hình thức. Xét đến cùng, cách tổ chức một kết cấu văn bản đều liên quan đến ngƣời kể chuyện. Nhà văn xây dựng hình tƣợng ngƣời kể chuyện và trao cho anh ta quyền sắp xếp, tổ chức truyện kể để câu chuyện có sức hấp dẫn, cuốn hút. Tổ chức kết cấu trần thuật thƣờng là vai trò của ngƣời kể chuyện. Vì thế ngƣời kể chuyện phải hết sức linh hoạt trong quá trình trần thuật. Thực chất nhiệm vụ của kết cấu trần thuật là giải quyết mối tƣơng quan giữa thời gian cốt truyện (thời gian câu chuyện) và thời gian trần thuật (thời gian truyện kể) theo một trật tự sau trƣớc. Trong tác phẩm văn học, điểm mở đầu và kết thúc của trần thuật không phải bao giờ cũng trùng hợp với điểm mở đầu và điểm kết thúc của cốt truyện. Sự so le giữa các phạm vi này tạo cho kết cấu trần thuật những khả năng biểu hiện to lớn.

Để kết cấu trần thuật có vị trị nhất định trong văn bản tự sự, nó không chỉ đứng độc lập, tồn tại một mình mà nó còn luôn song hành với các cấp độ kết cấu nhỏ khác trong bề mặt hình tƣợng (nhân vật, tổ chức, sắp xếp, chức năng...) yếu tố bên trong sau lớp vỏ ngôn ngữ. Cho nên, khi nghiên cứu về kết cấu trần thuật (kết cấu bề mặt), chúng tôi cũng xem xét trên nhiều bình diện: hình tƣợng nhân vật, nội dung cốt truyện, kết cấu văn bản ngôn ngữ.

Khi nghiên cứu hình thức kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Trần Dần, chúng tôi bám sát vào tất cả những khái niệm, bình diện của kết cấu bề mặt để khám phá thế giới sáng tạo nghệ thuật và cách tổ chức kết cấu tiểu thuyết của Trần Dần.

2.2.2. Hình thức kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Trần Dần

2.2.2.1. Kết cấu đơn tuyến trong tiểu thuyết Đêm núm sen

Mỗi tác phẩm văn học là một hiện tƣợng thẩm mĩ có tính chỉnh thể và toàn vẹn. Để tạo nên tính toàn vẹn đó, kết cấu là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu của văn bản tự sự. Kết cấu giúp nhà văn chuyền tải tƣ tƣởng, thông điệp của mình đến ngƣời đọc. Ở một phạm vi khác, thông qua kết cấu ngƣời đọc thấy đƣợc phần nào lý tƣởng thẩm mỹ, quan niệm sáng tác ở thời đại đó cũng nhƣ sự vận trình của các thể loại trong lịch sử văn học.

Kết cấu đơn tuyến là loại kết cấu phổ biến có dung lƣợng vừa và nhỏ, hình thức biểu hiện đơn giản trong văn bản tự sự. Từ lâu, quan niệm truyền thống vẫn cho rằng: “đối tượng của truyện ngắn là kể một chuyện” và coi tính đơn nhất nhƣ một nét đặc trƣng của thể loại văn học này. Ở kết cấu này chỉ đề cập đến một chủ để hẹp thông qua câu chuyện duy nhất nên rất dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ. Nhƣng nếu tuân thủ theo nguyên tắc này dễ gây cho ngƣời đọc sự nhàm chán. Ý thức đƣợc điều đó các nhà văn hiện đại cũng quan niệm về sáng tạo văn chƣơng đồng nghĩa với khƣớc từ khuôn mẫu có sẵn, họ trăn trở tìm kiếm cho mình cách tổ chức kết cấu linh hoạt hơn. Mặc dù vẫn tuân thủ theo lối kết cấu đơn tuyến truyền thống nhƣng mỗi nhà văn lại có quyền tự do lựa chọn thủ pháp, cách sắp xếp, tổ chức khác nhau trong mỗi tác phẩm (biến tấu bản chất kết cấu trần thuật tuyến tính) để tạo hiệu quả về nội dung và hình thức cho tác phẩm.

Tiểu thuyết Đêm núm sen của Trần Dần sử dụng chủ yếu lối kết cấu đơn tuyến. Kết cấu của tác phẩm không quá gò bó, tƣơng đối thoải mái theo trật tự thời

gian, dòng chảy của truyện kể. Nhân vật trong tác phẩm nhiều khi chỉ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, chắp nối các sự kiện với nhau tạo thành văn bản chỉnh thể. Trong tiểu thuyết Đêm núm sen nhân vật chính đóng vai trò trung tâm cốt truyện là Kiến Gầy. Kiến Gầy xƣng tôi kể về cuộc đời của những “công dân tầm thường” ở làng Mận. Xoay quanh nhân vật chính còn có các nhân vật phụ góp phần thúc đẩy tích cách, tâm lý nhân vật chính nhƣ: Sứa, Bà Bệu, Dặt Dẹo, Bƣớng, Khổng, Kiến Đầu beo... Tiểu thuyết gồm 20 chƣơng, mỗi chƣơng có một cái tên riêng đƣợc xắp xếp theo thứ tự từ một đến hai mƣơi: Làng, Tạm biệt thơ ấu, Đại lộ Mùa Thu, Sứa, Đêm trinh sát, Chiến binh, Phố trăng, Giờ tuyên chiến, Phòng tuyến Chèm, Tác chiến, Hào mưa, Giọt sương, Chiến lũy, Một chương trình be bé, Đêm tân hôn, Cổng làng, Trên khu nhà đổ, Tháp đồng, Đêm núm sen, Lũy mưa.

Đêm núm sen một cuộc phiêu lƣu mà tác giả dẫn dắt ngƣời đọc vào thế giới giả tƣởng. Khi đặt chân vào khám phá tiểu thuyết, độc giả nhƣ bƣớc vào dòng tự sự tuần tự, không có quá nhiều yếu tố kỹ thuật, không nhiều lớp lang, không xáo trộn về không gian, thời gian hay mạnh về cấu trúc... Ở mỗi chƣơng, thế giới cuộc sống loài kiến bắt đầu đƣợc hiển lộ. Từ ngôi làng huyền thoại khi kiến Gầy còn bé tý, đến khi trƣởng thành, những cuộc tán tỉnh yêu đƣơng của Kiến và của bạn bè chàng, đến cuộc chiến tranh ập xuống, những mất mát... Trong tiểu thuyết Đêm núm sen hình thức kết cấu đơn tuyến đƣợc Trần Dần sử dụng tận độ, xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Chúng tôi xin đƣợc đi xét một vài chƣơng tiêu biểu trong cuốn tiểu thuyết này.

Mở đầu chƣơng Làng, bắt đầu từ làng Mận – quê hƣơng của Kiến. Kiến Gầy kể về ngôi làng Mận của mình một cách chi tiết về tổ tiên, nguồn gốc của mình bằng giọng kể mang dáng dấp huyền thoại: “Tôi sinh ra đã lớn lên trong không khí chan chứa truyền thuyết huyền thoại của quê hương, một ngôi làng cổ. Tôi không có bố mẹ. Bố mẹ tôi là cả làng tôi!....Chúng tôi thuần là con cái của tập thể cuộc sống cộng đồng của chúng tôi vậy là bắt đầu từ hạt trứng” [13, tr. 1]. Tất cả loài kiến ngƣời tổ tiên đƣợc sinh ra từ tế bào trứng, nở thành ấu trùng, sinh ra kiến con và cứ thế lớn dần. Khi trƣởng thành tùy theo khả năng mỗi loài kiến sẽ có chức vụ khác nhau. Sống ở làng Mận, Kiến Gầy có bảo mẫu là bà Bệu rất yêu thƣơng, dạy dỗ và chăm sóc tận tình. Ở Xóm La Tinh nơi kiến sống có nhiều đại lộ, bãi Võ, lâu

đài... Tuổi thơ Kiến Gầy có nhiều kỷ niệm đẹp, có bạn thân Dặt dẹo và Bƣớng chúng trở thành một thứ bạn “con chấy cắn ba”, những trò chơi và những thú vui con trẻ: tự đái vào chân làm bẩn phòng riêng, ƣớc mơ đƣợc mù, đƣợc què, đƣợc điếc của thời con trẻ ngây dại.

Tạm biệt ấu thơ, Kiến Gầy kể buổi lao động đầu tiên trong cuộc đời kiến ngƣời của tôi. Ngôi làng Mận vốn bình yên và hạnh phúc với những công việc mƣu sinh thƣờng ngày thì bất ngờ nghe tin bọn Kiến Đầu Beo kéo tới một vạn quân, chiến tranh nổ ra ở mạn núi Đá Xám. Dân làng Kiến đều lo lắng sợ hãi vì cuộc chiến tranh sẽ kéo dài. Các công trƣờng, xƣởng... đều bớt kiến ngƣời, họ đều sẵn sàng xách vũ khí là những công cụ lao động thƣờng ngày đổ ùa ra Bãi Võ để chiến đấu với bọn kiến Đầu Beo. Đối lập với những vũ khí thô sơ của loài kiến ngƣời ở làng Mận, bọn kiến Đầu Beo chuyên sống bằng cƣớp bóc bắt nô lệ vì thế mà khí quan của chúng hiện đại hơn toàn là gƣơm. Nhân vật “tôi” kể về không khí chuẩn bị chiến đấu của dân làng Mận khi có kẻ thù đến họ hăng hái và nôn nóng. Tinh thần ấy bắt nguồn từ tình yêu làng, tình yêu quê hƣơng - cội nguồn nơi mình sinh ra, nó chảy trong huyết quản mỗi thợ Kiến nghề trong làng. Vũ khí đã sẵn sàng trai gái tuốt binh khí đỏ ối cả Bãi Võ, cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng với những thằng kẻ thù cao to, lực lƣỡng. Rồi chúng đến làng, cƣớp cả vƣờn trẻ, các ấu trùng khóc nhƣ ri. Các bảo mẫu ra sức bảo vệ “tôi” và các ấu trùng tử chiến với đống quỷ lùn, nhân vật “tôi” cũng tự bảo vệ bản thân khỏi sự tàn sát của kẻ thù bằng bộ cƣa non của mình. Những mất mát, nỗi đau và nƣớc mắt bao trùm không gian làng Mận. Ở lâu đài tím, cô nữ Chúa ngất trong cơn hoảng loạn khủng khiếp, niềm vui khi lứa trứng mẩy chắc, hây hây... trong phút sinh nở chƣa đƣợc bao lâu đã bị bọn quỷ lùn láo nháo tứ phía, mồm đỏ lòm, nhai trứng, đập trứng vỡ nhoe nhoét. Một cảnh tƣợng đau xé ruột gan khi làng Mận tổn thất cả một thế hệ. Làng Mận giết chúng không khó nhƣng chúng rất tinh vi khi độn thổ và tẩu thoát bằng thứ tu-nen lỗ chuột. Làng Mận cảnh giác hơn, họ đã tổ chức canh gác nghiêm ngặt hơn để bảo vệ bọn nhóc kiến con. “Tôi” cũng buồn, có lúc thao thức nghĩ rằng tuổi ấu thơ của mình chấm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết trần dần qua đêm núm sen và những ngã tư và những cột đèn001 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)