KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHU VỰC TÂY NGUYÊN (TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG VIỆT ) (Trang 25 - 26)

1. Kết luận

Đội ngũ giảng viên trường CĐSP được khẳng định là người hưởng ứng các thay đổi

trong nhà trường; thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường; xây dựng, vun trồng và phát triển văn hóa nhà trường và là người tham gia huy động và sử dụng các nguồn lực của nhà trường.

Phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP là giải pháp của nhà quản lý đến ĐNGV nhằm làm

cho đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu; là mục tiêu quan trọng trong định hướng, chiến lược phát triển chung của các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên.

Thực trạng ĐNGV các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên còn nhiều tồn tại: cơ cấu

ĐNGV chưa đồng đều; hàng năm, một số GV lớn tuổi về hưu; chất lượng ĐNGV chưa đáp ứng yêu cầu; tỉ lệ GV có trình độ tiến sỹ cịn thấp; số GV có học hàm cao khơng có; trình độ ngoại ngữ, CNTT và các năng lực cần thiết khác còn hạn chế như: kỹ năng sư phạm; năng lực NCKH và hướng dẫn NCKH; năng lực phát triển và thực hiện CTĐT, năng lực phát triển nghề nghiệp; năng lực hợp tác với các bên liên quan để phát triển cộng đồng.

Kết quả khảo sát thực trạng công tác PTĐNGV cũng cho thấy một số tồn tại: Việc

quy hoạch ĐNGV chưa mang tính chiến lược lâu dài, chưa gắn tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp, với nhiệm vụ chức danh GV. Việc tuyển dụng GV ở một số trường cịn chậm, các khâu trong tuyển dụng có nơi, có lúc chưa thật sự khách quan, khoa học. Việc bố trí, sử dụng GV chưa thật hợp lý, vẫn cịn tình trạng thừa, thiếu cục bộ. Cơng tác ĐT, BD GV chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa chú trọng đến chất lượng và chưa có kế hoạch ĐT, BD dài hạn. Đánh giá GV thực hiện chưa hiệu quả, chưa đánh giá theo năng lực của GV, kết quả đánh giá chưa thật sự là động lực để thúc đẩy GV phấn đấu. Chính sách tạo động lực làm việc cho ĐNGV còn hạn chế, mức thu nhập chưa mang tính cạnh tranh, có khoảng cách xa với thị trường lao động bên ngồi, chưa kích thích động lực phát triển của GV.

Kết quả nghiên cứu thực trạng các yếu tố tác động đến PTĐNGV các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên bao gồm: các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; sự phát

triển của KH - CN và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; sự phát triển KT-XH của đất nước và khu vực Tây Nguyên; phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn và năng lực sư phạm của Hiệu trưởng, CBQL; phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn, năng lực sư phạm và ý thức cầu tiến của ĐNGV; định hướng, chiến lược phát triển của các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên; chế độ, chính sách của nhà trường; cơ sở vật chất của nhà trường.

Để phát triển ĐNGV các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên có thể đề xuất 4 giải pháp gồm: (i) Cải tiến công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng ĐNGV các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên - với 03 biện pháp cụ thể (ii) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho ĐNGV các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên - với 02 biện pháp cụ thể (iii) Đổi mới công tác đánh giá GV các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên - với 02 biện pháp cụ thể (iv) Xây dựng môi trường tạo động lực làm việc cho ĐNGV các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên - với 02 biện pháp cụ thể. Trong từng giải pháp có những biện pháp cụ thể tạo nên 9 biện pháp PTĐNGV các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các giải pháp đề xuất đều được đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi.

Để phát triển ĐNGV các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên, có thể tiến hành thực nghiệm biện pháp: “Nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho ĐNGV các trường CĐSP khu

vực Tây Nguyên nhằm cải tiến chất lượng dạy học” thuộc Giải pháp 2. Kết quả sau thực nghiệm cho thấy đã có sự thay đổi tích cực về nhận thức, thái độ, kiến thức và kỹ năng

ƯDCNTT nhằm cải tiến chất lượng DH. Công tác quản lý nâng cao nhận thức cho ĐNGV; QL bồi dưỡng nâng cao trình độ về CNTT; quản lý ƯDCNTT trong DH; quản lý đảm bảo các điều kiện cho việc nâng cao năng lực ƯDCNTT tin nhằm cải tiến chất lượng DH cũng có những chuyển biến tích cực và đạt hiệu quả cao hơn so với trước thực nghiệm.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHU VỰC TÂY NGUYÊN (TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG VIỆT ) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)