Tính đối xứng thường được đánh giá thông qua hệ số bất đối xứng A (công thức (2.6.1)). Tuy nhiên vẫn có thể nhận thấy đặc trưng này cũng rất nhạy cảm với những giá trị đột xuất (nếu có) của tập mẫu. Bởi vì trong biểu thức tính A, tử số là trung bình lũy thừa ba độ lệch của các thành phần chuỗi so với trung bình số học. Như vậy, so với độ lệch chuẩn, hệ số bất đối xứng thậm chí còn nhạy hơn đối với những giá trị biên. Trung bình mũ ba của độ lệch ở tử số trong (2.6.1) được chia cho luỹ thừa ba của độ lệch chuẩn để chuẩn hoá hệ số bất đối xứng thành đại lượng vô thứ nguyên, tạo cho nó có tính so sánh được khi xét nhiều tập mẫu khác nhau.
Để ý rằng luỹ thừa ba của hiệu giữa các giá trị số liệu và trung bình của chúng bảo toàn dấu của các hiệu này. Vì các hiệu được lấy luỹ thừa ba nên các giá trị số liệu ở xa nhất so với trung bình sẽ chiếm ưu thế so với các thành phần khác trong tổng ở tử số của biểu thức tính A (2.6.1). Nếu có một vài giá trị số liệu rất lớn độ bất đối xứng sẽ có xu hướng dương. Bởi vậy tập số liệu có đuôi kéo dài về bên phải được xem là lệch phải và có độ bất đối xứng dương (A>0). Các đại lượng mà giá trị của chúng bị chặn dưới (như lượng giáng thuỷ hoặc tốc độ gió - giá trị của chúng phải không âm) thường có độ bất đối xứng dương. Ngược lại, với những đại lượng mà giá trị của chúng có thể có một vài trị số rất nhỏ (hoặc âm lớn) thì nhữug giá trị này sẽ cách xa trung bình về phía dưới. Tổng ở tử số trong (2.6.1) khi đó sẽ bị lấn át bởi các hạng tử âm lớn, vì vậy hệ số bất đối xứng sẽ âm (A<0). Trong trường hợp này chuỗi số liệu sẽ có đuôi kéo dài về bên trái (có xu hướng lệch trái). Nếu chuỗi số liệu về cơ bản phân bố đối xứng thì hệ số bất đối xứng sẽ gần bằng 0.
78 ( ) ( ) γyk q q q q IQR q q q IQR = 0 75. − 0 5. − 0 5. − 0 25. = 0 25. −2 0 5. + 0 75. (2.7.6) Chỉ số Yule-Kendall đánh giá tính đối xứng của chuỗi số liệu trên cơ sở so sánh khoảng cách giữa phân vị trên và trung vị với trung vị và phân vị dưới. Nếu chuỗi số liệu có xu hướng lệch phải, ít nhất trong 50% số liệu ở tâm, khoảng cách từ phân vị trên đến trung vị sẽ lớn hơn khoảng cách từ trung vị đến phân vị dưới. Trong trường hợp này chỉ số Yule-Kendall sẽ dương (γyk>0), phù hợp với quan niệm thông thường là lệch phải thì dương. Ngược lại, chuỗi lệch trái sẽ được đặc trưng bởi chỉ số Yule-Kendall âm (γyk<0). Tương tự như khi tính hệ số bất đối xứng, việc chia cho biên độ phần tư IQR trong (2.7.6) nhằm vô thứ nguyên hoá γyk, tạo khả năng so sánh của nó khi xem xét nhiều tập số liệu khác nhau.