Lãnh đạo và lãnh đạo công tác tƣ tƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo công tác tư tưởng - giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 31)

1.1.3 .Các nguyên tắc trong công tác tư tưởng

1.2 Lãnh đạo và lãnh đạo công tác tƣ tƣởng

1.2.1 Khái niệm lãnh đạo

Cho đến nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về lãnh đạo.

Theo H. Koontz và các tác giả: Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh, và đi trước. [20, tr. 499]

Theo P. Hersey và Ken Blanchard: Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được tình huống nhất định [20, tr. 120].

Từ những quan niệm về lãnh đạo, xuất phát từ thực tiễn lãnh đạo và quản lý có thể đưa ra một định nghĩa về lãnh đạo (theo nghĩa rộng) như sau:

Lãnh đạo là tác động gây ảnh hưởng tích cực tới con người để phát huy và

phối hợp tiềm năng và năng lực của họ nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Khi đề cập đến lãnh đạo như là một hoạt động thực tiễn đặc biệt, trước hết chúng ta nói đến hoạt động đặc biệt của các nhà lãnh đạo, các thủ lĩnh, người đứng đầu tổ chức và có thầm quyền đặc biệt trong tổ chức (khái niệm tổ chức ở đây được hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm các loại tổ chức khác nhau, các phạm vi và quy mô khác nhau).

Bất kể một dạng lao động nào của nhiều người nhằm mục đích chung đều cần lãnh đạo. Nhà tâm lý học Xôviết A.G.Kôvaliốp đã viết “Việc thực hiện các mục tiêu đòi hỏi phải có một hoạt động có kế hoạch, một mối liên hệ hữu cơ giữa thành viên này với thành viên khác trong tập thể. Do đó, nảy sinh sự cần thiết phải phối hợp hoạt động của mọi người với nhau và điều đó sẽ do một người được cử ra lãnh đạo, thực hiện. Nếu không có sự lãnh đạo thì không thể xây dựng được một tập thể.

Ngay cả trong những cộng đồng người tạm thời như trò chơi cũng cần có người lãnh đạo”[24, tr. 149].

Theo Từ điển Tâm lý học: “Người lãnh đạo là người được giao các chức năng quản lý tập thể và tổ chức hoạt động của nó một cách chính thức” [53, tr. 248].

Qua đó, có thể hiểu người lãnh đạo là người có quyền hạn quyết định và ra quyết định, tổ chức việc thực hiện các quyết định đó. Người lãnh đạo là người có chức vụ đứng đầu tổ chức, có quyền điều hành, kiểm tra kỹ thuật và có quyền ra quyết định chiến lược và thay đổi tổ chức trong quá trình phát triển không ngừng của tổ chức. Có những người quản lý thực hiện chức năng lãnh đạo nhưng không thể có quyền hạn như những nhà lãnh đạo đứng đầu tổ chức. Có những người không có chức vụ có thể gây ảnh hưởng làm thay đổi những quá trình cụ thể, nhưng cũng không thể quyết định được những vấn đề trọng đại của tổ chức. Chỉ có nhà lãnh đạo đứng đầu tổ chức mới có đủ năng lực, bản lĩnh đương đầu với các vấn đề khó khăn, nan giải của tổ chức.

Một cách hiểu khác về lãnh đạo: “Lãnh đạo là một phạm trù của chính trị học và quản lý học. Trong khoa học chính trị, lãnh đạo là sự dẫn dắt xã hội bằng chính trị và đạo đức của người đứng đầu; là một chức năng cơ bản của đảng cầm quyền, lãnh tụ quốc gia, nhằm đưa đất nước tới các mục tiêu nhất định bằng cương lĩnh, đường lối chính trị, các chiến lược phát triển, công tác tổ chức - cán bộ… Chủ thể lãnh đạo là những cá nhân, tổ chức có quyền lực cao nhất trong một hệ thống chính trị, thể chế. Chủ thể lãnh đạo có thẩm quyền cao hơn, lớn hơn các chủ thể quản lý” [19, tr. 19 - 20]

Cũng có khái niệm khác về lãnh đạo: “Lãnh đạo là việc đề ra chủ trương, đường lối, chiến lược, sách lược, gắn với những vấn đề tổng quát, mang tính định hướng. Lãnh đạo thiên về hoạch định đường lối chính trị; người lãnh đạo là nhà chính trị. Về phương thức tác động, lãnh đạo sử dụng chủ yếu là phương pháp động viên, thuyết phục, gây ảnh hưởng. Về nội dung, lãnh đạo gồm có: xác định phương hướng, mục tiêu lâu dài, lựa chọn chủ trương, chiến lược, điều hòa phối hợp các mối quan hệ và phân công, giao quyền lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; động viên thuyết phục toàn xã hội cùng thực hiện. Về hiệu lực, lãnh đạo giúp cho các tổ chức, cá nhân tự tổ chức, thực hiện được mục đích, tôn

chỉ mà lực lượng lãnh đạo đặt ra một cách đầy đủ, nghiêm túc, đồng thời tham gia giám sát các tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ, nghiêm túc”. [62, tr. 248 - 249]

Ở nước ta, khái niệm lãnh đạo có những sắc thái riêng do xuất phát trước hết từ đặc thù của hệ thống chính trị nhất nguyên do một Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền lãnh đạo. Chế độ chính trị nước ta sau Cách mạng tháng Tám - 1945, đặc biệt là sau năm 1975, được tổ chức theo nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Hiến pháp 1980, 1992, 2013 đều đã khẳng định tại Điều 4: “Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ với một số nội dung chính là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc, cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên, giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là Ban Chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy); hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức của Nhà nước.

Như vậy, ở nước ta hiện nay, khái niệm lãnh đạo được dùng dùng trước hết ở tầm vĩ mô, chỉ vai trò, thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng Cộng sản đối với toàn xã hội; chủ thể lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị phải là tập thể cấp ủy, đứng đầu là bí thư và ban thường vụ cấp ủy. Nói đến “người đứng đầu tổ chức” trước hết là nói đến thẩm quyền và trách nhiệm của người giữ chức danh bí thư cấp ủy của tổ chức đó. Nói đến năng lực lãnh đạo của cán bộ trước hết là nói đến năng lực thực hiện chức trách của các cấp ủy viên, tiêu biểu là năng lực của một bí thư cấp ủy, được chế định bởi Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ và các quy định của Đảng.

Hệ thống chính trị nước ta là một chỉnh thể thống nhất, Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị nhưng có vai trò lãnh đạo toàn hệ thống và lãnh đạo xã hội. Phương thức lãnh đạo tập thể của Đảng ta đòi hỏi những vấn đề quan trọng, phức tạp thuộc phạm vi, thẩm quyền của lãnh đạo phải được đưa ra tập thể (thường là cấp ủy có thẩm quyền) bàn bạc, để đi đến một quyết định chung, thống nhất, chống sự chuyên quyền, độc đoán cá nhân. Song không phải vì vậy mà vai trò người đứng đầu cấp ủy (bí thư) và thủ trưởng đơn vị lại bị hạ thấp, coi nhẹ; trái lại, Đảng ta luôn đề cao trách nhiệm cá nhân của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là trách nhiệm cá

nhân của người đứng đầu tổ chức. Các chức danh đứng đầu là bí thư cấp ủy và thủ trưởng cơ quan hành chính, sự nghiệp là những người có thầm quyền và trách nhiệm cao hơn trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo so với cấp phó của họ và các thành viên khác trong tập thể lãnh đạo.

1.2.2 Khái niệm lãnh đạo công tác tư tưởng

Qua việc xem xét, phân tích khái niệm về công tác tư tưởng và khái niệm về lãnh đạo, chúng ta có thể khái quát chung về lãnh đạo công tác tư tưởng, như sau: Lãnh đạo công tác tư tưởng là một chức năng cơ bản và quan trọng, là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính đảng nhằm thúc đẩy, chỉ đạo về mọi mặt của công tác tư tưởng với mục tiêu xây dựng, bảo vệ và phát triển hệ tư tưởng trong giai cấp với chính đảng của mình và quần chúng nhân dân.

Với đặc trưng là một nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Lãnh đạo công tác tư tưởng được xem là hoạt động đặc biệt và vô cùng quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm lãnh đạo toàn dân tộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Chúng ta có thể đi đến quan niệm về lãnh đạo công tác tư tưởng dựa trên đặc trưng của của nước ta:

Lãnh đạo công tác tư tưởng là hoạt động thường xuyên, vô cùng quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm chỉ đạo, dẫn dắt, định hướng công tác tư tưởng nhằm bảo vệ, phát triển và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đảm bảo thông tin theo định hướng của Đảng trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, xây dựng và bảo vệ ý thức xã hội chủ nghĩa; xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Lãnh đạo công tác tư tưởng là việc đề ra chủ trương, đường lối, chiến lược, sách lược về công tác tư tưởng bằng các phương thức chủ yếu là động viên, thuyết phục, gây ảnh hưởng. Đồng thời, xác định phương hướng, mục tiêu lâu dài, lựa chọn chủ trương công tác tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; động viên thuyết phục toàn xã hội cùng thực hiện.

Tiểu kết chương 1

Mọi chính đảng, mọi nhà nước đều tiến hành công tác tư tưởng, coi đó là hoạt động quan trọng của mình. Với ba hình thái cơ bản cấu thành trong công tác tư

tưởng là: Công tác lý luận, công tác tuyên truyền, công tác cổ động, cùng với ba nguyên tắc: nguyên tắc tính đảng, nguyên tắc tính khoa học, nguyên tắc công tác tư tưởng gắn với thực tiễn cuộc sống. Công tác tư tưởng được xem là hoạt động tư tưởng có mục đích của giai cấp công nhân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Thông qua Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, công tác tư tưởng có nhiệm vụ bảo vệ, phát triển và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; thông tin theo định hướng của Đảng trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Công tác tư tưởng nhằm xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa; định hướng giá trị xã hội đúng đắn; hình thành niềm tin cách mạng có căn cứ khoa học, thúc đẩy quần chúng tích cực tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện thực hóa đất nước, xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, đưa đất nước vững chắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Trong khoa học chính trị, lãnh đạo là sự dẫn dắt xã hội bằng chính trị và đạo đức của người đứng đầu; là một chức năng cơ bản của đảng cầm quyền, lãnh tụ quốc gia, nhằm đưa đất nước tới các mục tiêu nhất định bằng cương lĩnh, đường lối chính trị, các chiến lược phát triển, công tác tổ chức - cán bộ… Chủ thể lãnh đạo là những cá nhân, tổ chức có quyền lực cao nhất trong một hệ thống chính trị, thể chế. Chủ thể lãnh đạo có thẩm quyền cao hơn, lớn hơn các chủ thể quản lý.

Ở nước ta hiện nay, khái niệm lãnh đạo được dùng dùng trước hết ở tầm vĩ mô, chỉ vai trò, thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng Cộng sản đối với toàn xã hội; chủ thể lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị phải là tập thể cấp ủy, đứng đầu là bí thư và ban thường vụ cấp ủy. Nói đến năng lực lãnh đạo của cán bộ trước hết là nói đến năng lực thực hiện chức trách của các cấp ủy viên, tiêu biểu là năng lực của một bí thư cấp ủy, bị chế định bởi Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ và các quy định của Đảng.

Lãnh đạo công tác tư tưởng là một khái niệm chỉ hoạt động thường xuyên, vô cùng quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm chỉ đạo, dẫn dắt công tác tư tưởng nhằm bảo vệ, phát triển và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đảm bảo thông tin theo định hướng của Đảng trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, xây dựng và bảo vệ ý thức xã hội chủ nghĩa; xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

CHƢƠNG 2

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG 2.1 Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo công tác tƣ tƣởng

2.1.1 Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò lãnh đạo công tác tư tưởng

2.1.1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về lãnh đạo công tác tư tưởng

Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Đảng ta, dân tộc ta. Người là nhà tư tưởng, nhà lý luận lỗi lạc. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vai trò của công tác tư tưởng cũng như về lãnh đạo công tác tư tưởng. Người đòi hỏi công tác tư tưởng và lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng và Nhà nước phải được đặt trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn cách mạng của Đảng, của dân tộc. Người đã thực hiện lãnh đạo công tác tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình.

Trong tác phẩm được viết năm 1901 Mạn đàm với những người bảo vệ chủ nghĩa kinh tế , Lênin đã chỉ rõ, một người “chỉ xứng đáng với danh hiệu nhà tư tưởng khi nào họ đi trước phong trào tự phát, chỉ đường cho nó, khi nào họ biết giải quyết, trước những người khác, tất cả các vấn đề lý luận, chính trị, sách lược và các vấn đề về tổ chức mà “những yếu tố vật chất” của phong trào húc phải một cách tự phát” [59, tr. 445- 446]. Như vậy, thực chất Lênin đã nhấn mạnh, nhà tư tưởng tức là người lãnh đạo tự giác.

Đầu năm 1930, nhằm đáp ứng đòi hỏi của phong trào cách mạng trong nước và yêu cầu hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, đồng chí Nguyễn Ái Quốc (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản từ Thái Lan đến Hương Cảng (Trung Quốc) đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng. Hội nghị đã thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh và Điều lệ đầu tiên của Đảng. Với các sự kiện lịch sử nói trên, Hồ Chí Minh đã trở thành nhà tư tưởng theo đúng quan niệm của Lênin. Bởi vì, với việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, thông qua Cương lĩnh cách mạng - cương lĩnh

dương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam đã được dẫn dắt bởi một đảng cách mạng tiên phong, với một lý luận cách mạng tiên phong. Từ đó, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Ở Việt Nam thoát khỏi tình trạng tự phát, theo cách nói của Lênin đã “nâng tính tự phát lên đến tính tự giác”.

Nhà tư tưởng, theo quan niệm của Lênin, gắn bó chặt chẽ với nhà lý luận, nhà tổ chức. Năm 1894, trong tác phẩm Những “người bạn dân” là thế nào và họ

đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao? Lênin đã viết “Không thể là

một nhà lãnh đạo tư tưởng mà lại không làm công tác lý luận nói trên, cũng như không thể là một nhà lãnh đạo tư tưởng mà lại không hướng công tác đó theo những

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo công tác tư tưởng - giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)