Tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực của chủ nghĩa xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở việt nam và sự vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 29 - 50)

B. NỘI DUNG

1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã

1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực của chủ nghĩa xã hội

Để hoàn thành được những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, điều quan trọng, theo Hồ Chí Minh, là phải khai thác mọi tiềm năng của dân tộc, của quốc tế và phải biết khéo léo sử dụng sức mạnh tổng hợp của dân tộc, của thời đại để thực hiện mục tiêu đã định. Do đó, việc phát hiện ra các nhân tố động lực và phát huy tối đa nó cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần trong quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hệ thống động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong tư tưởng của Hồ Chí Minh rất phong phú và đa dạng. Trên cơ sở kế thừa quan điểm của các nhà kinh điển về động lực của chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng: động lực của chủ nghĩa xã hội được biểu hiện ở hai phương diện là: vật chất và tinh thần, bên trong và bên ngoài.

Theo Hồ Chí Minh, Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu. Việc xây dựng, cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một công việc gian nan phức tạp hơn việc đánh giặc.Vì vậy, theo Người, cần phải khai thác mọi tiềm năng của dân tộc và quốc tế, biết khéo léo sử dụng sức mạnh tổng hợp của dân tộc của thời đại để thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, việc phát hiện ra động lực và phát huy tối đa sức mạnh của mình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa có ý nghĩa lí luận vừa có ý nghĩa thực tiễn trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.

Trong tác phẩm Thường thức chính trị, ở mục động lực cách mạng, Hồ

Chí Minh viết: “Những giai cấp ủng hộ và tham gia cách mạng tức là động lực cách mạng.

Theo tính chất cách mạng mỗi nước mà quyết định động lực cách mạng bao gồm những giai cấp nào. Tính chất cách mạng của ta là cách mạng dân chủ mới, cho nên động lực cách mạng gồm có những giai cấp: công nhân, nông dân, tiểu tư sản.

Trong một thời kì và một trình độ nhất định, giai cấp tư sản dân tộc cũng

Đây là cách hiểu khá phổ biến ở nước ta vào đầu những năm 50 của thế kỉ XX về khái niệm “động lực cách mạng”. Tuy nhiên, về sau này khái niệm “động lực” hiểu theo nghĩa trên đây dần được thay thế bằng khái niệm “lực lượng” với

cùng nội hàm đó. Chẳng hạn, trong Bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị

khóa I, Trường đại học nhân dân Việt Nam ngày 21-7-1956, Hồ Chí Minh viết: “

Lực lượng cách mạng - lực lượng chủ chốt của cách mạng là công nhân và nông dân. Vì họ là người trực tiếp sản xuất tất cả mọi tài phú là cho xã hội sống. Vì họ đông hơn hết, mà cũng bị áp bức bóc lột nặng nề hơn hết. Vì chí khí cách mạng của họ chắc chắn, bền bỉ hơn của mọi tầng lớp khác.

Nhưng cách mạng cũng cần có lực lượng của trí thức (chúng ta quen gọi là lao động trí óc). Ví dụ cần có thầy thuốc để săn sóc sức khỏe cho nhân dân; cần có thầy giáo để dạy văn hóa và đào tạo cán bộ; cần có kỹ sư để xây dựng kinh tế” [28; 376]

Sau này, khái niệm “lực lượng cách mạng” hiểu theo nghĩa trên đây được dùng phổ biến, còn khái niệm “động lực” được hiểu theo nghĩa là “cái thúc đẩy,

làm cho phát triển” cũng dần dần được dùng phổ biến, thay hẳn cho khái niệm “ động lực cách mạng” hiểu theo nghĩa là “lực lượng cách mạng”.

Tuy khái niệm “động lực” đã được hiểu hoặc được hiểu ngầm là cái thúc đẩy làm cho phát triển nhưng khi vận dụng vào để xác định một cách cụ thể trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thì lại khá khác nhau.

Theo Người, động lực của chủ nghĩa xã hội bao gồm động lực bên trong và động lực bên ngoài hay nội lực và ngoại lực.

* Động lực bên trong

- Nhân tố dân tộc và đại đoàn kết dân tộc

Trong suốt chiều dài của lịch sử tư tưởng Việt Nam, nổi bật nhất là truyền thống yêu nước và sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Chính nhờ việc luôn biết xây dựng sức mạnh về lòng tin, tự hào dân tộc, về sự bình tĩnh và sáng suốt trước mọi kẻ thù mà trải qua hàng nghìn năm dưới ách đô hộ của phong kiến, đế quốc nhân dân ta vẫn vươn lên, bảo tồn và phát triển. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam cần phải giữ gìn và phát huy. Kế thừa và nhận thức đúng đắn truyền thống dân tộc trong điều kiện và hoàn cảnh mới, Hồ Chí Minh cho rằng:

yếu tố dân tộc đóng vai trò rất quan trọng, động lực dân tộc là nguồn sức mạnh nội sinh to lớn đã giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vững bước trước mọi thử thách.

Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh khi nào giải quyết đúng vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc, ngọn cờ dân tộc được nêu cao thì đoàn kết được toàn dân, phát huy được sức mạnh to lớn và dù khó khăn đến đâu cũng sẽ vượt qua và ngược lại nếu vấn đề dân tộc không được giải quyết thỏa đáng thì sẽ không phát huy được sức mạnh của dân tộc. Thực tế, chúng ta đã có những sai lầm về vấn đề này như: nóng vội trong quá trình cải tạo các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, sai lầm trong cải cách ruộng đất 1953 - 1956…Những sai lầm đó thể hiện tư tưởng giáo điều, tả khuynh, chưa đánh giá hết đặc điểm của dân tộc, nên quá coi trọng đấu tranh giai cấp, ảnh hưởng đến đại đoàn kết dân tộc.

Năm 1924, trong một tác phẩm có thể là của Hồ Chí Minh, đã chỉ ra rằng: “ Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông…..chủ nghĩa dân tộc là động lực to lớn của đất nước” [19; 510]

Tại Hội nghị Trung ương 8 (5/1941), Người nói: Lúc này quyền lợi của dân tộc cao hơn hết thảy và nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng .. thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi được. Nhờ việc khai thác được sức mạnh của dân tộc, của thời đại nên Cách mạng Tháng Tám đã thành công nhanh chóng. Ngày nay, khi cách mạng đã chuyển sang một giai đoạn mới, những tư tưởng đó vẫn còn nguyên giá trị.

Ngay từ năm 1952, Người đã tự chất vấn và tự trả lời vấn đề: “Tin tưởng vào gì? Tin tưởng vào ai? Tin tưởng vào tương lai của dân tộc. Tin tưởng vào lực lượng vô cùng tận của nhân dân ta”[25;329]. Người hiểu rõ sự tồn vong của xã hội và quốc gia chính là do dân tộc tạo ra: “Một dân tộc dốt nát là một dân tộc yếu ……. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập” [ 22;7].

Như vậy, động lực dân tộc là nguồn sức mạnh nội sinh to lớn của cách mạng, của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để phát huy được sức mạnh tự thân của dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần phải tập hợp được sức mạnh của toàn dân, lấy liên minh giai cấp công – nông làm nòng cốt.

Đại đoàn kết dân tộc: Đây là động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Theo Người, đây là nguồn sức mạnh nội sinh to lớn. Trên nền tảng của tư duy truyền thống, triết lý đoàn kết của Người là:

“ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Hay

“Đoàn kết, đoàn kết đai đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”

Đoàn kết theo quan điểm của Người, về bản chất chỉ có một, đó là bản chất của giai cấp công nhân, về cơ sở xã hội có biên độ rất rộng đó là đoàn kết tất cả những ai mang dòng máu Việt, con Lạc cháu Hồng, con Rồng cháu Tiên, không phân biệt nòi giống, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo, dân tộc….

Lúc sinh thời, Hồ Chí Minh thường nhắc nhở chúng ta: Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Lời lẽ đó giản đơn nhưng hàm súc vì nó toát lên được sức mạnh của sự đại đoàn kết.

Trong bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác Mặt trận (tháng 8/1962), Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh nhân dân ta làm nên thắng lợi cuộc cách mạng Tháng Tám lập lên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi và lập lại hòa bình ở Đông Dương, giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Đoàn kết trong Mặt trận tổ quốc Việt Nam nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở miến Bắc”.[31;452 ]

Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn, không phải lúc nào chúng ta cũng quán triệt hết được tư tưởng đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh đặc biệt là trong việc giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Đoàn kết dân tộc, hòa hợp

dân tộc theo tư tưởng của Hồ Chí Minh không có nghĩa là lãng quên quan điểm giai cấp để tuyệt đối hoá dân tộc và đoàn kết không có nghĩa là trong đó không có đấu tranh giai cấp. Cần phải nhận diện rõ và xử lí đúng đắn những mâu thuẫn xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Theo Hồ Chí Minh, chỉ có sức mạnh của đại đoàn kết dưới ngọn cờ của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là chỗ dựa để giải quyết các mâu thuẫn kể cả mâu thuẫn giai cấp mang tính đối kháng. Chỉ có giương cao ngọn cờ dân tộc trên lập trường của giai cấp công nhân để đoàn kết toàn dân mới quy tụ và phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi thành viên trong cả cộng đồng sống ở trong và ngoài nước vì để xây dựng đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Đó là nét đặc sắc trong tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

- Về con người

Con người là nhân tố quyết định mọi thành công của cách mạng Việt Nam, là động lực nội sinh trực tiếp của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội “Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người” [29; 93], giải phóng con người là mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội.

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, con người Việt Nam là con người của dân tộc, mang trong mình dòng máu “con rồng cháu tiên”, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo.. Trong khối người đó thì nhân dân dân lao động mà trước hêt là công nhân, nông dân, trí thức là lực lượng đông đảo và là động lực cơ bản nhất.

Thấy rõ được tầm quan trọng của con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người đặc biệt quan tâm tới nhu cầu, lợi ích vật chất tinh thần của nhân dân. Sau khi nước nhà vừa giành được độc lập, mặc dù phải xử lý nhiều vấn đề phức tạp của đất nước nhưng Người không một phút nào quên quan tâm cái ăn, cái mặc, chỗ ở và nơi học hành của người dân. Hồ Chí Minh và Đảng đã đề ra ba biện pháp cơ bản để kiến quốc:

“Tăng gia sản xuất để làm cho dân ai cũng đủ mặc, đủ ăn. Mở mang giáo dục, để cho ai nấy cũng biết đọc, biết viết. Thực hành dân chủ để làm cho dân ai cũng được hưởng quyền dân chủ tự do” [23; 39]

Tất cả các việc làm trên đều xuất phát từ lòng yêu nước, yêu dân sâu sắc của Người và cũng vì mục đích duy nhất : tất cả vì con người, giải phóng con người và xây dựng con người.

Cùng với nhu cầu về lợi ích vật chất, Người còn đặc biệt chú trọng tới lợi ích chính trị, biểu hiện ở quyền làm chủ của nhân dân, quyền nhân dân được tham gia vào công việc của Nhà nước, quyền “dám nghĩ, dám nói, dám làm”cho tới mọi công việc chung của xã hội. Từ đó tạo ra động lực góp phần thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa xã hội.

Để phát huy động lực con người cần phải:

+ Phát huy sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc - động lực chủ yếu để phát triển đất nước.

Sức mạnh cộng đồng là sức mạnh của tất cả các tầng lớp nhân dân: công nhân, nông dân, trí thức…, các tổ chức và các đoàn thể, các dân tộc và tôn giáo, đồng bào trong nước đồng bào ở nước ngoài,….Người cũng không quên nhắc: giai cấp tư sản dân tộc cũng là một lực lượng tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì giai cấp tư sản dân tộc ở ta “có xu hướng chống đế quốc, có xu hướng yêu nước”. Theo Hồ Chí Minh, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, phải ra sức phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, bởi xây dựng chủ nghĩa xã hội không chỉ là vấn đề giai cấp mà còn là vấn đề dân tộc, không phải là sự nghiệp riêng của công nông mà là sự nghiệp chung của toàn dân tộc, có xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội mới tăng cường được sức mạnh dân tộc, mới giữ vững được độc lập dân tộc.

+ Phát huy sức mạnh con người với tư cách là cá nhân người lao động.

Sức mạnh của cộng đồng được hình hành từ sức mạnh của cá nhân, thông qua sức mạnh của từng cá nhân. Do đó, muốn phát huy được sức mạnh của cộng đồng phải tìm ra các biện pháp khơi dậy, phát huy động lực của mỗi cá nhân. Theo Người, để phát huy sức mạnh cá nhân cần phải tác động vào nhu cầu lợi ích của người lao động.

Người cho rằng: hành động của con người luôn gắn liền với nhu cầu và lợi ích của họ. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã huy động được sức mạnh của lý tưởng (lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, chủ nghĩa anh hùng….) cũng như đem lại lợi ích vật chất (ruộng đất, cơm áo, …) cho cả cộng đồng và mỗi cá nhân. Đi vào chủ nghĩa xã hội là đi vào một trận tuyến mới, do đó, theo Người, cũng phải biết kích thích những động lực mới, đó là lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động. Người phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân, nhưng hơn ai hết Người rất quan tâm đến con người, khuyến khích lợi ích cá nhân chính đáng, coi trọng động lực cá nhân, tìm tòi các cơ chế, chính sách để kết hợp hài hòa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân như: khoán, thưởng, phạt trong kinh tế.

Bên cạnh đó, cần phải tác động vào các động lực chính trị - tinh thần.

Mặc dù coi trọng động lực của các đòn bẩy kinh tế, nhưng theo Hồ Chí Minh, đó không phải là cái có thể giải quyết được tất cả. Có những lĩnh vực hoạt động xã hội - tinh thần đòi hỏi những hi sinh thiệt thòi mà không lợi ích vật chất nào bù đắp được. Trong những hoàn cảnh khó khăn của cách mạng và kháng chiến, khi các điều kiện vật chất còn thiếu, Hồ Chí Minh đề lên hàng đầu việc phát huy các động lực chính trị - tinh thần của nhân dân ta.

Để phát huy động lực chính trị tinh thần, cần phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động, bao gồm: quyền làm chủ sở hữu, làm chủ quá trình sản xuất và phân phối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở việt nam và sự vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 29 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)