Tăng cường công tác giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật trong hoạt động tài chính, ngân hàng nói riêng Nâng cao vai trò chủ động tự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ngân hàng ở Việt Nam hiện nay (Trang 78 - 80)

hoạt động tài chính, ngân hàng nói riêng. Nâng cao vai trò chủ động tự giáo dục của học sinh, sinh viên

Cùng với việc tăng cường giáo dục đạo đức, chúng ta phải đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên. Nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên là cơng việc mang tính cấp bách và lâu dài bởi lẽ, pháp luật và đạo đức đều là những hình thái ý thức xã hội giữa chúng có mối liên hệ với nhau và đều là những phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên trước hết là làm cho họ hiểu và nắm vững các kiến thức cơ bản về pháp luật nhằm tạo ra những khả năng thiết lập trong đời sống thực tiễn những nguyên tắc đạo đức, củng cố tình cảm, nghĩa vụ đạo đức cho mỗi học sinh, sinh viên, nâng cao tri thức pháp luật, xây dựng cho họ một thói quen là sống và làm việc theo pháp luật. Những giá trị đạo đức tích cực khơng phải tự nhiên có ngay đựơc mà phải kết hợp với giáo dục ý thức pháp luật. Mọi mệnh lệnh hành chính cùng với những lời hơ hào đạo đức chung chung đều rất ít tác dụng, thậm trí khơng có tác dụng gì hết,

thứ "tồ án dư luận" trước đây nay khơng cịn uy thế trong xã hội, "ở đâu có sự bng lỏng về pháp luật đối với những hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm thuần phong mỹ tục... thì ở đó các hiện tượng tiêu cực ngày càng tăng lên" [16, tr.16]. Do đó, pháp luật và đạo đức được coi là những người bạn đồng hành trên con đường giữ gìn trật tự xã hội, góp phần điều chỉnh hành vi con người cho phù hợp yêu cầu và lợi ích xã hội.

Một trong những hạn chế lớn nhất của người Việt Nam nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng là chưa hình thành được lối sống theo hiến pháp và pháp luật. Do đó, việc tăng cường giáo dục pháp luật xã hội chủ nghĩa cho học sinh, sinh viên nhằm ngăn chặn lối sống không lành mạnh, bất chấp đạo lý, coi thường kỷ cương là một đòi hỏi cấp bách trong đời sống xã hội hiện nay. Ở đây, đòi hỏi phải chú ý giáo dục những kiến thức cơ bản về pháp luật, luật kinh tế, luật Ngân hàng. Đó là những hành lang cần thiết giúp họ tránh được những hiện tượng vi phạm pháp luật trong hiện tại, trước mắt và lâu dài, giúp họ trở thành những công dân biết sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Cùng với việc tăng cường giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên còn cần phải nâng cao vai trò chủ động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh, sinh viên. Như chúng ta đã biết, giáo dục là một quá trình thống nhất bởi hai mặt: Một mặt là sự tác động của người thày vào đối tượng giáo dục, mặt khác bản thân đối tượng phải chủ động biến những tri thức đó thành nhân cách của riêng mình, tạo nên một nét riêng biệt và độc đáo của mỗi cá nhân. Hai mặt này phải thống nhất biện chứng với nhau thì quá trình giáo dục đạo đức mới có hiệu quả. Cho nên giáo dục và tự giáo dục là hết sức cần thiết, khi họ chủ động tự giáo dục thì những tri thức đạo đức của xã hội sẽ trở thành những tri thức của riêng mình, nó biến thành những tình cảm đạo đức, niềm tin đạo đức và được thể hiện bằng những hành vi có đạo đức.

Để giúp học sinh, sinh viên nâng cao tinh thần chủ động trong quá trình tự giáo dục thì nhà trường cần phải tăng cường hơn nữa công tác tự quản của các tổ chức học sinh, sinh viên, có chế độ khen thưởng, kỷ luật một cách khách quan, kịp thời. Tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh, sinh viên là một trong những hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên nói chung và học sinh, sinh viên Ngân hàng nói riêng, thực hiện lời căn dặn của Bác: "Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và tư tưởng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó. Nhiệm vụ của thanh niên, học sinh, sinh viên khơng phải là địi hỏi nước nhà đã cho mình cái gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà" [35, tr.192].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ngân hàng ở Việt Nam hiện nay (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)