6. Bố cục của luận văn
2.2. Phân loại nhân vật trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kỳ đổimới
2.2.3. Nhân vật lưỡng diện
Lê Lựu và những trang văn của ông sẽ chưa thực sự sâu sắc nếu chỉ mới dừng lại ở việc thể hiện con người dưới góc độ bi kịch hay tha hóa. Mà điều đáng ghi nhận, là qua những sáng tác của mình ông đã chạm đến những giá trị chân thực nhất ở con người bằng hình tượng những nhân vật có tính cách lưỡng diện. Đọc tiểu thuyết Lê Lựu, ta có thể bắt gặp những người thông minh, giỏi giang, cũng có những kẻ vô cùng giả dối, lừa lọc, có những người thật thà, cả tin lại có những kẻ thực dụng, đê hèn…Tuy nhiên bản thân mỗi con người không hề đơn giản một chiều mà luôn ẩn chứa những bí mật sâu kín, rối rắm, nhiều chiều. Bên trong mỗi bản thể nhỏ nhoi ấy bao giờ cũng tồn tại hai mặt đối lập: đẹp - xấu, thiện- ác, cao cả - thấp hèn, trong sáng - tăm tối, hạnh phúc - khổ đau… Con người có lúc là thần thánh song cũng có lúc là quỷ dữ, một người lương thiện có lúc lại suy nghĩ đê tiện, một người độc ác nhưng có lúc trong tâm hồn lại lấp lánh ánh sáng của thiên lương. Kiểu nhân vật đan xen giữa trắng và đen, thật và giả, tốt và xấu ấy gọi là nhân vật lưỡng diện.
Nhân vật Núi (Sóng ở đáy sông) là kiểu nhân vật lưỡng diện với hai mặt tốt - xấu. Dù xuất thân là đứa con “loại hai” nhưng Núi lại học rất giỏi, luôn đứng nhất nhì trường. Dù đang sống trong sự chăm lo của mẹ nhưng mới
16 tuổi hắn đã “có đầy đủ phẩm chất của người lớn biết lo toan học hành,
nuôi dạy các em” [27, tr.31]. Xung quanh hắn ai cũng hết lời khen ngợi dù
“vừa phải tắm rửa giặt giũ, vừa lo liệu cho các em học mà vẫn ăn đứt cả đám
học sinh vùng này” [27, tr.32]. Phải sống xa mẹ từ nhỏ, nhưng hắn luôn là người anh mẫu mực, hết lòng lo lắng, thương yêu các em từ chuyện ăn ở đến chuyện học hành. Hắn sẽ lớn lên, trưởng thành như một con người đúng nghĩa nếu như hắn được gia đình quan tâm, bao bọc, được xã hội chấp nhận và mở ra một con đường sống để hắn có thể đến với tình yêu đích thực của đời hắn. Thế nhưng cuộc đời hắn, ngay từ khi biết đến mùi vị tình yêu đã phải nếm trải cay đắng. Mối tình đẹp đẽ đầu đời của hắn lại trở thành “một mối tình như
một phát súng khai hóa cuộc đời tội lỗi của hắn”, và nơi bấu víu duy nhất của
hắn khi mẹ hắn mất là cha hắn nếu không lạnh lùng, hắt hủi và bỏ bê anh em hắn thì hắn sẽ không sống với “thói quen trộm cắp tù đầy” suốt hai mươi lăm năm qua.
Xây dựng hình tượng nhân vật Núi, Lê Lựu một mặt vừa thể hiện sự phê phán trước sự tha hóa, đánh mất nhân cách nhưng một mặt lại xót thương cho cuộc đời của một con người biến chất dần dần bởi sự tha hóa của xã hội. Cuộc đời Núi được tác giả miêu tả qua các chặng đường và làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa của hắn. Ngòi bút tinh tế, khéo léo của Lê Lựu đã dựng nên một nhân vật không hẳn là xấu nhưng cũng không phải là tốt. Trong con người ấy luôn tồn tại những mặt đối lập. Có thể người đọc sẽ chê trách Núi nhưng vẫn không khỏi cảm thương cho hoàn cảnh của hắn.
Từ nhỏ hắn và các em đã phải sống xa gia đình, hắn một mình chăm sóc và dạy bảo các em. Là một người anh, chỗ dựa của các em lúc này, hắn đã phải trằn trọc, suy nghĩ nhiều, chuyện học hành cũng vì thế trở nên sa sút
“bệnh mất ngủ xuất hiện. Hàng tuần, hàng tháng hắn không ngủ được. Hắn
nhược thần kinh” [27, tr.83]. Bí quá hắn tìm đến cha hắn nhưng ông vẫn kiên quyết bảo hắn phải tự lo, cuối cùng một đứa học giỏi như hắn cũng phải bỏ học đi làm thuê “trong khi cha hắn vẫn yên trí con ông học vào loại nhất nhì của lớp thì hắn đều đặn tối đi làm, sáng về ngủ, đầu tháng bỏ hai ngày về
thành phố đong gạo đem về cho các em” [27, tr.91].
Như vậy, nếu xét về phương diện tình cảm của người anh đối với các em thì Núi xứng đáng là người anh tốt, có trách nhiệm, hết mực thương yêu và chăm lo cho các em. Hắn cũng là con người tự lập, không ỷ lại vào gia đình. Dù rất thích đi học nhưng vì hoàn cảnh, vì không có tiền, các em không có ăn nên hắn đành phải giấu cha, nghỉ học đi làm thuê kiếm tiền đong gạo nuôi em. Hoàn cảnh của Núi thực sự rất đáng xót thương.
Nhưng căn nguyên nào lại biến một người anh mẫu mực như Núi trở thành một tên ăn cắp chuyên nghiệp. Nguyên nhân trực tiếp chính là cha hắn với cái bản tính lạnh lùng, vô cảm, vô trách nhiệm đã thẳng tay cứt đứt quan hệ cha con khi biết hắn bỏ học và bị giam vì hiểu nhầm. Và rồi cái lần hắn đứng trước mộ mẹ hắn đã trở thành ngày tháng lương thiện cuối cùng của hắn, chính từ giây phút ấy, hắn quyết định phó mặc số phận cho dòng đời xô đẩy. Những lời hắn khấn trước mộ mẹ hắn như một lời tố cáo sâu sắc đến người cha sắt đá, đến cái xã hội tàn nhẫn đã đẩy con người đến bước đường cùng. Hắn buông xuôi bởi vì hắn không còn con đường nào khác “bây giờ con không biết sẽ đi đến đâu, không biết sẽ kiếm được việc gì làm để sống, có khi
con phải đi ăn cắp đấy mẹ ơi” [27, tr.109].
Sau đêm ấy, hắn bắt đầu lao vào con đường ăn cắp, đầu tiên hắn còn rất sợ hãi “mỗi khi định thò vào sự hớ hênh, sơ ý của ai đó, tay hắn run lên, khắp
người như có luồng khí lạnh tràn vào” [27, tr.101], nhưng dần dần khi lần đầu
trót lọt thì những lần sau có là gì nữa “hành động đầu tiên là ăn cắp bánh mì ở sọt của cô mậu dịch viên lúc đông khách. Sau vài hôm là đôi dép nhựa Tiền
Phong màu trắng. Rồi áo mưa bộ đội. Rồi mũ cối. Rồi ba lô con cóc”… đến một ngày “hắn thấy một chị để tiền sát miệng túi xách treo ở xe đạp. Hắn móc
và đem ra chỗ bán quần áo” [27, tr.125]…Con đường ăn cắp chuyên nghiệp
của hắn bắt đầu từ sự ăn cắp vặt ấy và con đường tù tội cứ thế đón chào hắn. Hết lần này đến lần khác “đi móc túi, đi trai gái và đánh nhau”, ngựa quen đường cũ nên dù bị bắt nhiều lần, các em hắn cũng khuyên ngăn nhưng hắn vẫn không bỏ “nghề” được. Chính thức từ đây hắn trở thành một tên nguy hiểm trong mắt mọi người. Như vậy từ một người con ngoan, một người anh tốt hắn trở thành một tên ăn cắp chuyên ngiệp, và chặng đường sau này của hắn là chặng đường ra tù vào tội như cơm bữa.
Dù là một tên ăn cắp nguy hiểm nhưng trong sâu thẳm con người hắn không phải là con người mất hết nhân tính, mà ngược lại, hắn chính vì thương em, sau này vì thương con mà phải sống bám vào cái nghề ấy. Nhưng suy cho cùng, dù hoàn cảnh có tàn nhẫn đến đâu thì căn nguyên sâu xa nữa vẫn ở chính con người hắn. Hắn sống buông thả, mặc cho đời cuốn đi bởi hắn thiếu quyết đoán, hắn không đủ mạnh mẽ và nghị lực để vượt lên những cám dỗ của cuộc đời. Hơn ai hết hắn biết mình sống như thế là sai, sống như vậy là sống trái với những gì hắn được mẹ hắn dạy bảo, hắn cũng không thể làm gương cho các em và cho con hắn sau này nhưng dường như căn bệnh ỷ lại, bản tính tham lam đã giết chết những ý nghĩ lương thiện còn lại trong con người hắn. Cuộc đời hắn bị chi phối bởi tính cách của hắn. Khi hắn sống với một ả giang hồ thì bản tính giang hồ của hắn trỗi dậy nhiều hơn. Nhưng khi hắn gặp được người phụ nữ tốt như Hồng thì hắn lại nuôi ý nghĩ trở về làm ăn lương thiện. Rồi lại vì hoàn cảnh gà trống nuôi con, con lại đau ốm triền miên, hắn lại “quen tay” đi ăn cắp, nhưng khi vào tù, đi cải tạo và gặp được người tốt, hướng cho hắn hoàn lương thì hắn lại quyết chí làm lại cuộc đời mình.
Sau nửa chặng đường của cuộc đời ăn cơm tù, hắn chua xót, hổ thẹn vì cách sống của con người mình. Rồi hắn nhận ra, đâu đó trong xã hội này vẫn còn những người tốt, quan tâm, lo lắng cho hắn và cuộc đời chưa hẳn đã khép cảnh cửa đưa hắn trở về con đường lương thiện. Dù là một đứa con bị hắt hủi, không có được tình thương yêu của cha nhưng hắn lại là một người bố rất mực yêu thương con. Sống hơn nửa đời người, lúc này hắn mới nhận ra giá trị của cuộc sống, chính những đứa con là “những giọt máu trong sạch và thành thật nhất của cuộc đời hắn lại hiện ra xoa dịu nỗi đau và thắp trong tâm hồn
cặn bã khô kiệt của hắn mỗi tia sáng hy vọng” [27, tr.315]. Cuối cùng hắn đã
chạm được cái đích của cuộc sống lương thiện. Hắn đi theo nghề mộc, vì hắn cũng khéo tay nên hắn học nghề rất nhanh. Sau nhiều cố gắng hắn trở thành anh chủ xưởng mộc.
Cái bản tính lương thiện của hắn vẫn chưa mất đi. Dù trước đây hắn bị người cha vô tình hắt hủi, cắt đứt tình cha con, thậm chí viết đơn xin tòa xử chung thân trước những tội lỗi của hắn…nhưng khi biết cha hắn bệnh nặng, hắn vẫn cho con gái hắn về chăm sóc cha hắn. Điều đó có thể thấy rằng, trong con người tha hóa ấy vẫn sáng những tia sáng của lòng bao dung và lương thiện. Dù bị sa ngã nhưng hắn không mất nhân tính, dù là tên trộm cắp nhưng hẵn vẫn giàu tình thương với gia đình…Trong con người hắn dường như luôn tồn tại những khía cạnh, tính cách đối lập. Phải chăng chính sự nhập nhằng nhân cách ấy đã buộc hắn phải đấu tranh, phải tự quyết định lấy cuộc đời của chính mình. Có những lúc hắn sai lầm nhưng hắn đã biết nhận ra sai lầm, hoàn cảnh đã đẩy hắn đến con đường tội lỗi nhưng vẫn trừ cho hắn một đường đi đến sự hoàn lương, gia đình đối xử tàn nhẫn với hắn nhưng không vì thế mà hắn mất niềm tin về thứ tình cảm thiêng liêng ấy. Hắn sa ngã dường như là một tất yếu của xã hội, nhưng hắn hoàn lương lại được quyết định bởi chính con người hắn.
Qua hình tượng nhân vật Núi, Lê Lựu thực sự đã thể hiện một cái nhìn chân xác và sâu sắc về con người. Không chịu ảnh hưởng của cách miêu tả con người ở thời kỳ trước, thời kỳ mà con người luôn phân định rạch ròi “tốt - xấu”, mà giờ đây con người đã được trở về với đúng nghĩa hai từ con người, con người có cả phần “con” và phần “người”. Rõ ràng với kiểu nhân vật này, Lê Lựu đã thể hiện một niềm tin mãnh liệt vào con người. Dù xã hội đang đứng trước nguy cơ tha hóa nhưng con người nếu có bản lĩnh vượt lên được chính mình thì họ vẫn có thể chiến thắng được hoàn cảnh, để giữ mình đứng bên bờ hoàn lương, trong sạch dù con đường ấy có mong manh đi chăng nữa.
Ở một số tác phẩm khác, Lê Lựu không khắc họa kiểu nhân vật tự đánh mất mình với lối sống buông xuôi để rồi phạm vào con đường tội lỗi như Núi mà ông tiếp tục xây dựng kiểu nhân vật lưỡng diện, nhập nhằng hai chiều tính cách ấy ở mức thể hiện nhẹ nhàng hơn. Nếu ở Núi là con đường dẫn đến sự tha hóa từ bản thân một con người lương thiện thì ở Sài (Thời xa vắng), Tâm, Địa (Hai nhà) lại luôn tồn tại con người hèn mọn, nhu nhược, thiếu bản lĩnh song song với cái bản chất lương thiện ấy.
Có thể nói Sài là người anh hùng trong chiến tranh nhưng lại là kẻ thất bại khi hòa bình. Dù không yêu Tuyết nhưng vì không đủ can đảm chống lại gia đình, dòng họ nên Sài vẫn phải cưới Tuyết làm vợ. Rất yêu Hương nhưng vì không vượt qua được “dư luận” Sài đánh mất tình yêu đầu đời. Vì muốn kết nạp Đảng nên Sài lại để cấp trên quyết định cuộc đời mình bằng cách quay về “yêu vợ” thật sự, để cuối cùng bẽ bàng khi sự không thành. Vì quá mù quáng trong tình yêu được mình tự lựa chọn, Sài lại sai lầm trở thành kẻ đổ vỏ cho người ăn ốc mà không hay. Vì cả tin, nhu nhược Sài để Châu xem thường, lấn át. Vì sợ thiên hạ cười chê nên dù biết mình hụt hơi bơi trong hạnh phúc giả tạo nhưng Sài vẫn hết lần này đến lần khác âm thầm nhẫn nhục, chịu đựng…và vì cái bản tính yếu đuối, thiếu bản lĩnh, không dám chịu trách nhiệm trước cuộc đời mình nên Sài trở thành người thất bại. Thất bại
trong tình yêu, thất bại trong hạnh phúc gia đình và thất bại trước chính bản thân mình.
Theo cách nói của Nguyễn Minh Châu: “Sự phức tạp trong tính cách của Sài là sản phẩm của cuộc đấu tranh trong buổi giao thời giữa cái cũ và cái mới, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa nhân cách và phi nhân cách” [39, tr.186]. Những thăng trầm của cuộc đời Sài mang rõ dấu ấn của một thời mà cả xã hội và con người không tránh khỏi những sai lầm do ngây thơ, ấu trĩ nên nhiều khi vô tình tàn nhẫn với nhau. Tính chất phân đôi hai mặt trong tính cách của Sài cũng khá tiêu biểu cho một thế hệ luôn khát khao vươn tới sự hoàn thiện nhưng phải trải qua nhiều va chạm, cọ xát dữ dội trong đời sống nhiều mặt và cái giá phải trả bao giờ cũng rất đắt.
Cũng giống như Sài, Tâm trong Hai nhà cũng vì thiếu bản lĩnh, nhu nhược nên họ dễ dàng bị lừa dối, bị phản bội trong tình cảm. Khi biết đứa con mà anh nuôi nấng chăm sóc không phải là con mình, biết người vợ sống với mình hằng ngày là một đứa đàn bà lăng loàn, luôn thèm khát đàn ông nhưng vì quá nhu nhược, vì không dám đối diện với thực tế và cứ chìm sâu trong quá khứ đẹp đẽ nên anh không dứt khoát bỏ vợ được. Sự rộng lượng của anh nào ngờ đâu lại mở đường cho người đàn bà ấy tiếp tục lừa dối, biến anh trở thành món đồ để cô ta liên tiếp “tráng men” cái hậu quả ăn chơi dâm đãng của mình…Anh ngây thơ tin vào sự hối hận, thay đổi ở vợ và ra sức vun đắp, xây lại hạnh phúc gia đình thì một lần nữa chính anh lại đẩy mình vào bi kịch bị phản bội tiếp theo. Đau đớn hơn, chua xót hơn, sự phản bội ấy lại do người vợ lăng loàn và lão hàng xóm thân thiết như anh em ruột thịt gây ra. Sự cả tin, rộng lượng và hèn nhát của anh, đã biến anh trở thành một con người đáng trách. Giá như anh quyết đoán hơn, giá như anh sâu sắc hơn và giá như anh dám nhìn thẳng vào cái sự thật khắc nghiệt ấy thì cuộc đời anh sẽ không lâm vào bi kịch liên tiếp bị phản bội như vậy.
Tuy nhiên, khi tìm hiểu nhân vật Sài hay nhân vật Tâm, nếu chỉ nhìn họ ở góc độ là những người thiếu quyết đoán thì chưa thực sự sâu sắc. Khi viết về những nhân vật này, ta có thể thấy được rằng, quan niệm đạo đức đã chi phối sâu sắc đến ngòi bút của tác giả. Dù Sài hay Tâm đều biết vợ phản bội, cuộc sống gia đình ngột ngạt, không có hạnh phúc nhưng tại sao họ vẫn cứ chìm đắm trong đó, chần chừ không dứt khoát tìm lối ra. Đó là vì họ nghĩ cho gia đình, nghĩ cho những đứa con. Lối suy nghĩ vì gia đình, tình thương cho gia đình dường như đã ăn sâu vào máu thịt của những người tốt như Sài và