Lý thuyết tiếp nhận và vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tiếp nhận truyện kiều của một nhà thơ mới lưu trọng lư và bài chiêu tuyết cho vương thúy kiều (Trang 36)

1. Bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX

2.2. Lý thuyết tiếp nhận và vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều

Lý thuyết tiếp nhận văn chương hiện đại thừa nhận tác phẩm văn chương là một loại hàng hóa đặc thù. Đó là một loại hàng hóa tinh thần do nhà văn sáng tạo nên nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống của con người trong xã hội. Nó có những thước đo chất lượng và giá trị tiêu dùng rất khác nhau giữa mọi người.

Do tác phẩm văn chương được xem như một loại hàng hóa nên tiếp nhận văn chương vượt ra ngoài tính cá thể riêng biệt, nó mang tính xã hội cao. Tiếp nhận văn chương hiện đại xác định đối tượng bạn đọc là tầng lớp công chúng rộng rãi, có nhu cầu và sở thích khác nhau.

Đối với tác phẩm văn học

Tác phẩm văn chương mang tính đa nghĩa, mỗi người đứng ở góc độ khác nhau để khám phá, phát hiện những điểm khác nhau. Do vậy sẽ tạo ra chân trời tự do cho việc tiếp nhận.

Ngoài ra, tác phẩm văn chương không phải là sản phẩm cố định mà là một quá trình, một sự đi tìm, một sự khám phá chứ không phải là sự minh họa cho một kết luận có sẵn. Chính vì vậy sẽ tạo cơ hội cho những lý giải, những tiếp nối, những kết luận khác nhau.

Đối với ngƣời đọc

Trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, vai trò của người đọc mang ý nghĩa vô cùng to lớn bởi nếu không có người đọc tiếp nhận thì tác phẩm được sáng tác ra không có giá trị gì. Không chỉ tham gia vào quá trình tiếp nhận, người đọc còn tham gia cả vào quá trình sáng tạo và phổ biến tác phẩm. Do vậy người đọc là một khái niệm bao hàm đầy đủ những nhu cầu, thị hiếu, tâm tư và tầm đón đợi của mình, người đọc sẽ lí giải, thưởng thức và bình phẩm tác phẩm của nhà văn. Ví dụ như khi đánh giá Truyện Kiều, có người dựa trên quan điểm đạo đức phong kiến và cho Truyện Kiều là dâm thư, cho Kiều là “đĩ”, có người lại dựa trên văn chương, ngôn ngữ, nghệ thuật của Truyện Kiều

để đánh giá và cho tác phẩm chính là quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt Nam, còn Lưu Trọng Lư lại tiếp nhận tác phẩm theo quan điểm nhân bản tự do để đánh giá Truyện Kiều và cho rằng Kiều đáng trọng hơn là đáng khinh.

Như vậy vai trò quan trọng của người đọc chính là chủ thể của quá trình tiếp nhận, vì vậy người đọc có thể lựa chọn những tác phẩm mà mình thích đọc, đồng thời tính chủ thể của người đọc còn thể hiện qua sự tự do, sáng tạo của họ trong những cách đọc, tiếp nhận tác phẩm. Ngay trong quá trình đọc, mỗi người đọc sẽ có những các đọc khác nhau tùy theo kinh nghiệm sống, kiến thức về văn hóa mà đưa ra những cách đánh giá, bình phẩm và cảm

thụ về tác phẩm hay chính là tầm đón đợi. Vai trò chủ thể của người đọc còn được thể hiện ở chỗ người đọc không những làm phong phú mà còn sàng lọc và bảo tồn các tác phẩm văn học về mặt chất lượng. Vì vậy người đọc là người quyết định tác phẩm đó có giá trị hay không có giá trị.

Do vai trò của người đọc là chủ thể của quá trình tiếp nhận tác phẩm nên việc tiếp nhận Truyện Kiều ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Tiếp nhận

Truyện Kiều trong thế kỷ XIX, trong bài tổng thuyết của Minh Mệnh, ông ca ngợi hiếu, trung và trinh của Kiều, thì Nguyễn Công Trứ dựa trên quan niệm giáo huấn đạo đức lại cực lực phê phán Kiều, kết án Kiều là “tà dâm”. Giữ lập trường phê phán Thúy Kiều còn có các nhà nho như Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế đây là hai nhà Nho đứng trên lập trường đạo đức Nho giáo bảo thủ để phê phán Thúy Kiều và Truyện Kiều. Nhưng sang thế kỷ XX hướng tiếp nhận

Truyện Kiều hoàn toàn thay đổi do ảnh hưởng lối phê bình nghiên cứu văn học phương Tây như Phan Khôi một gương mặt lỗi lạc trong giới trí thức những năm 1920 - 1930 đã ca ngợi kiệt tác của Nguyễn Du và tôn vinh cái đẹp của Truyện Kiều, về ngôn ngữ và nghệ thuật của Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng khẳng định Truyện Kiều là quốc hồn, quốc túy của dân tộc Việt Nam. Còn nhà Thơ mới lãng mạn Lưu Trọng Lư thì đề nghị thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của đạo đức Nho giáo, đứng trên quan điểm hiện đại, quan điểm đời sống để tiếp nhận Truyện Kiều.Và chính hướng tiếp nhận khoa học theo kiểu phương Tây của các trí thức Tây học đã mở ra cho Truyện Kiều nhiều ý nghĩa về mặt nội dung cũng như hình thức mà các nhà Nho cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX không thấy được, đặc biệt là quyền sống của con người cá nhân và vẻ đẹp thẩm mỹ của văn học.

2.3. Nhà Thơ mới Lƣu Trọng Lƣ và xu hƣớng duy mĩ – tính thẩm mỹ mới.

Lưu Trọng Lư (1911-1991) xuất hiện ở giai đoạn đầu của phong trào Thơ mới. Ông sinh ra ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông tham gia văn đàn với nhiều thể loại: thi ca, kịch bản văn học, phê bình, tiểu luận, truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút, bút ký,… Những đóng góp trên nhiều địa hạt ấy đã khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của Lưu Trọng Lư đối với tiến trình phát triển văn học nghệ thuật của nước nhà.

Thơ mới là hiện tượng thơ ca vĩ đại trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ XX, sự xuất hiện của phong trào này làm thay đổi toàn bộ hệ thống quan niệm nghệ thuật của thi ca Việt Nam. Nó đã mang đến một quan niệm hoàn toàn mới về thế giới, về nhân sinh về cái đẹp và về xã hội.

Trong buổi đầu ra đời, Thơ mới đã trải qua một cuộc chiến quyết liệt với phái thơ cũ để chiếm lĩnh chỗ đứng trên thi đàn dân tộc. Lưu Trọng Lư là một chủ tướng có nhiều đóng góp quan trọng. Ông không những là một nhà tiên phong trên mặt trận lí luận phê bình (là một trong những người đầu tiên ủng hộ Phan Khôi và xông xáo, nhiệt tình trong các cuộc tranh luận nghệ thuật bênh vực cho Thơ mới) mà còn củng cố vị thế của Thơ mới bằng những sáng tác mới mẻ và giàu sức thuyết phục của mình (thơ của Lưu Trọng Lư thuộc số những bài Thơ mới có giá trị đầu tiên). Bằng một tâm hồn nhạy cảm, say mê nghệ thuật, nặng lòng với truyền thống, Lưu Trọng Lư đã bày tỏ những quan điểm hết sức mới mẻ về cái đẹp. Quan niệm về cái đẹp của Lưu Trọng Lư thoát ra khỏi ý thức thẩm mỹ của văn học trung đại. Với ông, cái đẹp là những gì đích thực của cuộc sống, không thể đem những khuôn thước khô cứng để định giá cho cái đẹp. Từ việc mạnh dạn chỉ ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của thơ cũ là sự mòn mỏi, nhàm chán, bắt chước một cách máy móc…, Lưu Trọng Lư khẳng định, sự sống thuộc về cá nhân không bao giờ

lặp lại, cái đẹp của sự sống là độc nhất vô nhị. Người nghệ sĩ phải luôn sáng tạo để mang đến cho nó một diện mạo, một sức sống mới. Đó chính quan điểm của Lưu Trọng Lư về cái đẹp: cái đẹp phải gắn liền với sự sáng tạo và đổi mới. Ngoài ra, về văn học nghệ thuật Lưu Trọng Lư còn khẳng định vị trí độc lập và sứ mệnh thiêng liêng của nghệ thuật, khẳng định văn chương nghệ thuật là lĩnh vực của cái đẹp, khát vọng xây dựng một nền văn chương dân tộc, ông quan niệm văn chương giúp người ta tìm kiếm và phát hiện cái đẹp góp phần tô điểm cho cuộc đời thêm thi vị. Chức phận thiêng liêng của người nghệ sĩ là cung dưỡng cái đẹp cho đời; về thơ ca (thơ ca là sự biểu hiện của tâm hồn cá nhân, đề cao tính nhạc của thi ca). Có thể nói, những quan niệm này đã vượt thoát khỏi mĩ học của thi ca trung đại và về bản chất nó thuộc về ý thức nghệ thuật của văn học lãng mạn. Những quan niệm nghệ thuật của Lưu Trọng Lư góp phần tích cực vào cuộc cách mạng Thơ mới, khơi nguồn sáng tác cho các thi nhân sau này và sẽ được chứng minh, hiện thực hóa bằng sự nghiệp sáng tác của ông.

Giai đoạn làm nên tên tuổi, khẳng định những đóng góp về quan niệm cái đẹp trong sáng tạo nghệ thuật, cách tân hình thức thi ca của ông vẫn là giai đoạn trước năm 1945. Rất nhiều ý kiến đánh giá, khẳng định về vị trí của Lưu Trọng Lư trong phong trào Thơ mới: “Lưu Trọng Lư là người đầu tiên, có công đầu, lại lên tiếng tấn công liên tục, không chỉ bằng lí luận có tình có lý (bác cái cũ đã lỗi thời, ca ngợi cái mới) mà quan trọng hơn là bằng cả một thực tế sáng tác phong phú, và từng bước đã có những thành công vững chắc, có lúc rạng rỡ” [4; tr.171]. Ngô Văn Phú còn xem ông là “chiến tướng trong phong trào Thơ Mới”... Sau Cách mạng, thơ Lưu Trọng Lư gần với hiện thực cuộc sống hơn, thể hiện rõ ý thức trách nhiệm, lòng nhiệt thành của nhà thơ trước vận mệnh của nhân dân, của dân tộc, của quê nhà. Tuy có sự khác biệt giữa hai mảng thơ trước và sau 1945, nhưng có thể nói, ở giai đoạn nào, thơ

của Lưu Trọng Lư vẫn hướng đến cái đẹp. Cái đẹp là nhân tố quan trọng, thiết yếu của văn học nghệ thuật. Mỗi cách tiếp cận cái đẹp trong thơ Lưu Trọng Lư đều góp phần nhấn mạnh, khẳng định sức sáng tạo bền bỉ, không hề mệt mỏi của ông.

Sự xuất hiện của cái tôi cá nhân cá thể là bước đột phá của phong trào Thơ mới. Cái tôi Thơ mới thực chất là cái tôi mơ màng, lãng mạn, không bằng lòng với thực tại, tìm cách thoát li vào một thế giới tưởng tượng, lí tưởng, là cái tôi ý thức sâu sắc về sự tồn tại của mình như một thực thể độc lập, có cá tính riêng, độc đáo, đó cũng là cái tôi thành thực, cởi mở bộc lộ những cảm xúc tinh tế trong nội tâm, đề cao tự do, đề cao cái đẹp. Sự ra đời của cái tôi ấy đã làm thay đổi toàn bộ mô hình nghệ thuật về thế giới của Thơ mới. Thế giới nghệ thuật ấy là thế giới phập phồng sự sống, không ngừng vận động, tràn đầy nội cảm, là một thế giới thống nhất của những sự tương phản, đối lập, trong đó cái tôi cá nhân tự tách mình ra khỏi vũ trụ, đối lập với vũ trụ. Về cơ bản, cái tôi trữ tình của Lưu Trọng Lư là cái tôi trữ tình Thơ mới buổi đầu. Nhưng trong thế giới ấy, Lưu Trọng Lư mang đến một tiếng nói riêng, không thể hòa lẫn. Cái tôi trữ tình trong thơ ông là cái tôi mơ màng trước ngoại cảnh mà nhạy cảm trước những biến đổi của tâm trạng, cũng như nắm bắt những âm thanh không lời của sự sống. Cái tôi giang hồ phiêu lãng mà đầy lòng trắc ẩn. Đó là cái tôi buồn sầu nhưng không hoàn toàn thoát ly mà vẫn gắn bó sâu sắc thiết tha với cuộc đời. Cái tôi ấy đem đến cho thơ Lưu Trọng Lư vẻ đẹp đầy ắp mộng với không gian mộng, thời gian mộng và những giai nhân sầu mộng. Những đặc điểm này khiến cho thơ Lưu Trọng Lư rất tiêu biểu cho sáng tác Thơ mới giai đoạn đầu, làm nên vị trí tiên phong cũng như vai trò là chiếc cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa Thơ mới và thơ cũ, giữa phương Đông và phương Tây.

Chính quan niệm cái đẹp là những gì đích thực của cuộc sống, không thể đem những khuôn thước khô cứng để định giá cho cái đẹp, vì vậy trong bài Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều ông đã đưa ra những lập luận để khẳng định giá trị của tác phẩm không chỉ định giá cái đẹp dựa vào quan điểm đạo đức mà phải dựa vào chính quan điểm của cuộc sống, cái đẹp về tâm hồn và sức sống vươn lên của con người trong hoàn cảnh nghiệt ngã mà Nho gia cho rằng phải “sát thân thủ nghĩa”.

"Người có tài lao động, thiên tài sáng tạo" (Robert Schumann). Lưu Trọng Lư là một thiên tài như thế. Bên cạnh những yếu tố thiên bẩm, dường như cái vị mặn mòi của biển, cái bỏng rát của gió Lào, cái bất ngờ của cơn đại hồng thủy,... cũng là một trong những nhân tố hun đúc nên khí chất, tâm hồn của một thi sĩ không ngừng "gom nhặt cái đẹp cho đời". Vì thế, những gì ông viết không chỉ tôn vinh cuộc sống, con người, nền văn học nghệ thuật mà còn tôn vinh cái đẹp.

2.4. Tình hình phê bình Truyện Kiều đầu thế kỉ XX

Giai đoạn giao thời 1900 – 1930 là giai đoạn hình thành và tập hợp một đội ngũ tác giả đặc biệt phức tạp. Có thể nói, đây là thời kỳ chuyển giao giữa các thế hệ nhà văn, là giai đoạn chung của nhiều loại hình tác giả truyền thống và là thời kỳ phôi thai của những loại hình nhà phê bình hiện đại mà hoạt động sẽ kéo dài đến giai đoạn sau. Đồng thời, trong giai đoạn này, do đặc điểm giao thời giữa hai nền văn học, cũng xuất hiện những loại hình tác giả đặc thù chưa từng có trong quá khứ và cũng không xuất hiện trở lại trong những thời kì tiếp theo. Tính chất giao thời của văn học bao trùm lên tất cả mọi loại hình tác giả, làm cho ngay cả những tác giả theo kiểu truyền thống cũng có những nét đi ra ngoài khuôn khổ. Vì vậy trong giai đoạn giao thời này có hai đội ngũ tác giả là các nhà Nho và những nhà văn – trí thức tân học đồng thời phê bình Truyện Kiều. Và trong các cuộc tranh luận đương thời, có

nhiều ý kiến trái chiều về giá trị của Truyện Kiều. Trong đó có hai cuộc tranh luận Truyện Kiều được xem là khá gay gắt trên báo chí đương thời. Đó cũng là hai cuộc tranh luận tiêu biểu bởi nó đại diện cho hai lớp người có tư tưởng khác nhau, có xu hướng suy nghĩ khác nhau trong cùng một thời đại. Cuộc tranh luận thứ nhất giữa Phạm Quỳnh và Ngô Đức Kế. Cuộc tranh luận thứ hai giữa Phan Khôi và Huỳnh Thúc Kháng. Và lẽ dĩ nhiên, hai cuộc tranh luận này phản ánh cuộc xung đột giữa hai dòng văn học: theo kiểu truyền thống và những người tiếp nhận nền văn học mới (sau đó là thơ mới và thơ cũ).

Đội ngũ tác giả là các nhà Nho

Trong lực lượng “ phức hợp ” rất đông đảo đội ngũ tác giả viết về

Truyện Kiều, trước hết phải kể đến các nhà Nho. Nếu như Minh Mạng trong bài tổng tuyết đã ca ngợi hiếu, trung và trinh của Kiều thì Nguyễn Công Trứ lại cực lực phê phán Kiều, kết án Kiều là “tà dâm”, phụ bạc với Kim Trọng, không thể vin vào chữ hiếu mà che đậy tội lỗi và ông cho rằng đây là nguyên nhân gây ra số phận đoạn trường của nàng.

Đã biết má hồng thì phận bạc

Trách Kiều nhi chưa vẹn tấm lòng vàng

Chiếc quạt, soa đành phụ nghĩa với Kim lang, Nặng vì hiếu nhẹ vì tình thời cũng phải.

Từ Mã Giám Sinh đến chàng Từ Hải, Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu. Bấy giờ Kiều nhi còn hiếu vào đâu,

Mà bướm chán ong chường cho đến thế! Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa, Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm. Bán mình trong bấy nhiêu năm,

Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai! Nghĩ đời mà ngán cho đời.

Năm 1909, cái chết của Nguyễn Khuyến đánh dấu sự ra đi cuối cùng thuộc thế hệ những nhà Nho sáng tác văn chương thế kỉ XIX. Tuy nhiên, vai trò của nhà Nho trong địa hạt văn hóa không vì thế mà chấm hết. Sự nối tiếp của kiểu trí thức – tác giả phê bình văn học được thể hiện ở một thế hệ ưu tú tiếp theo trước khi nhà Nho lùi hẳn vào quá khứ. Đối với nhà Nho, văn chương vẫn mang nặng chức năng hành đạo, giáo huấn. Hoàn toàn xa lạ với văn học hiện đại và văn học phương Tây, thấm nhuần truyền thống văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tiếp nhận truyện kiều của một nhà thơ mới lưu trọng lư và bài chiêu tuyết cho vương thúy kiều (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)