Ngày 19 - 6 - 2007, Bộ Chính trị ra Thông báo số 82 - TB/TW, xác định: “Về chủ trương tiền tệ hóa triệt để chính sách tiền lương, cần xem xét kỹ để chủ trương đưa ra có thể thực hiện được” [53, tr. 331]. Tiếp đó, ngày 15 - 4 - 2009, Bộ Chính trị ra Thông báo kết luận số 242 - TB/TW, chỉ đạo: “Có cơ chế, chính sách thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài cho giáo dục, nhất là lĩnh vực đào tạo đại học, sau đại học và dạy nghề; thu hút các nhà giáo, nhà khoa học giỏi người nước ngoài tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục đại học, sau đại học”.
Ngày 16 - 4 - 2010, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 42 - CT/TW “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, chỉ đạo: Nghiên cứu thành lập các loại hình tổ chức phù hợp theo quy định của pháp luật nhằm thu hút, động viên, khuyến khích trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt trí thức có trình độ chuyên môn cao tham gia xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, Bộ Chính trị còn chỉ đạo: “Nâng cao chất lượng các giải thưởng, hội thi sáng tạo khoa học và công nghệ; phát hiện, tôn vinh các cá nhân tiêu biểu trong hoạt động sáng tạo khoa học và công nghệ”. Nhằm tạo môi trường phát triển của các nhà khoa học, chuyên gia giỏi, Bộ Chính trị đã chỉ đạo: “Phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo trong hoạt động khoa học và công nghệ nhằm thu hút, tập hợp ngày càng đông đảo trí thức khoa học và công nghệ tham gia hoạt động hội”.
Ngày 29 - 7 - 2010, Ban Bí thư ra Kết luận số 80 - KL/TW “Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 07 - CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) trong tình hình mới”, chỉ đạo Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước; mục đích, ý nghĩa, tác dụng tích cực của tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp; biểu dương, tôn vinh các doanh nghiệp, các cá nhân gương mẫu thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo điều kiện cho tổ chức đảng và các đoàn thể nhân dân hoạt động.
Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đã ban hành một số về chính sách đối thu hút, đãi ngộ nhân tài. Đặc biệt, Luât Cán bô ̣, công chức năm 2008 ghi nhận: “Nhà nước có chính sách để phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng”; “Chính phủ quy định cụ thể chính sách đối với người có tài năng”.
Trong chế độ đãi ngộ, tiền lương là động lực kích thích người lao động phát huy giá trị, nâng cao trình độ hơn nữa. Từ năm 2006 đến năm 2010 là giai đoạn tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 730/2004/NQ - UBTVQH11 ngày 30 - 9 - 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc phê
chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát và Nghị định số 204/2004/NĐ - CP ngày 14 - 12 - 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang [19]. Tiếp đó, ngày 15 - 09 - 2009, Chính phủ ra Nghị định số 76/2009/NĐ - CP “Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ - CP ngày 14 - 12 - 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang”
Trong những năm 2006 - 2010, Nhà nước liên tục có sự điều chỉnh mức lương theo hướng mức lương tối thiểu bảo đảm tái sản xuất sức lao động, đồng thời chú trọng khuyến khích đến NNLCLC để đời sống của họ từng bước cải thiện. Tuy nhiên, xét về mặt tổng thể, hệ thống thang, bậc lương của Việt Nam còn bộc lộ nhiều bất cập như: 1) Tiền lương chưa phản ánh đúng
giá cả sức lao động, chưa thực sự gắn với mối quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường, tốc độ tăng tiền lương chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động; 2) Mức lương tối thiểu còn thấp, chưa theo kịp với yêu cầu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động và cải thiện đời sống người lao động; 3) Có sự chênh lệch khá lớn về mặt bằng tiền lương trong từng khu vực và giữa các khu vực. Mức lương trung bình của công chức còn thấp so với mức thu nhập trung bình của lao động xã hội là nguyên nhân của sự dịch chuyển lao động và tỷ lệ cán bộ, công chức bỏ việc, nghỉ việc ngày một tăng; 4) Hệ thống tiền lương còn quá nhiều thang, bậc, khoảng cách giữa các bậc nhỏ, tiền lương danh nghĩa tăng nhưng tiền lương thực tế lại giảm sút...; 5) Chế độ tiền lương chủ yếu vẫn dựa trên hệ thông phân phối theo việc, gắn lương cứng với hệ số lương tổi thiểu như nhau dù có trình độ khác nhau, nên không tạo được động lực làm việc hiệu quả. Đồng thời, chưa có sự phân biệt giữa lương tối thiểu của cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước với tiền lương tối thiểu của lao động trong khu vực sản xuất kinh doanh, tạo ra sự chênh lệch về thu nhập giữa các đơn vị có nguồn thu và không có nguồn thu; các chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động... vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chính sách tiền lương chưa theo kịp sự phát triển của các ngành, nghề, nhiều ngành, nghề mới chưa có thang, bảng lương, nhiều ngành, nghề có hàm lượng chất xám cao chưa được tính đủ. Đặc biệt, tiền lương chưa tính hết các khoản thuộc về chi phí đào tạo, chưa chú trọng đến học vị của người lao động nên chưa trở thành động lực kích thích người lao động đầu tư học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ học vấn nghề nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng tạo lập khung pháp lý cho thị trường lao động, nhưng trước yêu cầu của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, các công cụ của thị trường lao động còn bộc lộ nhiều hạn chế và phát sinh những vấn đề mới như: Bộ luật lao động đã được sửa đổi nhưng nhiều điều đã lạc hậu ngay sau đó do sự phát triển nhanh của thị trường lao động; các văn bản dưới luật ban hành, triển khai còn chậm như về bảo hiểm, tuyển dụng, tiền lương tối thiểu... Đặc biệt, bảo vệ quyền lợi cho người lao động, nhất là lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và lao động Việt Nam ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, đối với khu vực ngoài Nhà nước, Nhà nước đã ban hành nhiều biện pháp nhằm thu hút, đãi ngộ và tạo môi trường phát triển cho NNLCLC. Đối với đội ngũ doanh nhân, nhà quản
trị doanh nghiệp giỏi: Chính sách thu hút, tạo môi trường phát triển chính là việc Nhà nước tạo
điều kiện thông thoáng và an toàn hành lang pháp lý. Nhà nước tiếp tục thi hành Luật doanh
nghiệp 2005, quy định trách nhiệm, quyền hạn của doanh nghiệp, các thành viên trong doanh
nghiệp, các doanh nhân đảm bảo quyền lợi pháp lý của doanh nghiệp đối với Nhà nước và đảm bảo tính công bằng giữa các cá nhân trong doanh nghiệp, nhất là đối với các cổ đông và doanh nhân giỏi. Đồng thời, Nhà nước từng bước cải thiện thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông suốt, tránh phiền hà, kéo dài thời gian ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, phức tạp, gây tâm lý chán nản đầu tư của nhiều doanh nghiệp, những doanh nhân, nhà quản trị doanh nghiệp giỏi. Đối với các chuyên
gia, nhà khoa học, Nhà nước tạo điều kiện cho phép các trường đại học thỉnh giảng, hợp đồng
lao động đối với các nhà khoa học, chuyên gia; đãi ngộ bằng cách trao bằng tiến sĩ, giáo sư (danh dự) cho các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, chuyên gia có đóng góp quan trọng đối với khoa học và công nghệ.
III. Kết luận
Thuật ngữ “nguồn nhân lực chất lượng cao” được Đảng lần đầu tiên đề cập đến trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006), thể hiện bước tiến quan trọng trong nhận thức của Đảng về phát triển NNLCLC. Trên cơ sở đó, Đảng đã tập trung phát triển NNL theo hướng toàn diện, nhưng có trọng tâm, trọng điểm. Trong những năm 2006 - 2010, Đảng đã ban hành nhiều chủ trương nhằm phát triển tối đa NNLCLC, những chủ trương đó đã được vận dụng, quán triệt trong quá trình chỉ đạo thực hiện và đã đạt được một số thành tựu nhất định:
Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, nghề đã đào tạo số lượng lớn NNL, nhất là NNLCLC, hàng loạt các chương trình bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng NNL; thực hiện hợp tác quốc tế đào tạo NNLCLC; hoạt động đào tạo lại, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý được chú trọng; thu hút được nhiều nhân lực CLC về nước lao động và cống hiến; việc quy hoạch NNLCLC đã cơ bản phù hợp với yêu cầu phát triển KT - XH của đất nước; công tác quản lý NNLCLC bằng hệ thống pháp luật được giữ vững.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình lãnh đạo phát triển NNLCLC giai đoạn 2006 - 2010 của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như: chưa có tính đột phá; quá trình chỉ đạo, thực hiện nghị quyết còn lúng túng và nhiều bất cập. Những hạn chế đó dẫn đến chất lượng NNL chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước, còn mất cân đối nghiêm trọng giữa số lượng và chất lượng, chưa thể trở thành lực lượng tiên phong đi đầu trong quá trình hội nhập quốc tế; việc quản lý NNLCLC, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi còn thiếu sự giám sát kịp thời; công tác thu hút, đãi ngộ và tạo cơ hội phát triển NNLCLC còn nhiều hạn chế, yếu kém. Điều này đã đặt ra yêu cầu bức thiết trong giai đoạn tới, Đảng phải có những chủ trương, quyết sách mới vừa để giải quyết những hạn chế, tồn tại, vừa để phát triển NNLCLC phù hợp với yêu cầu và tình hình mới.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Công thương (2008), “Quyết định số 39/2008/QĐ-BCT phê duyệt Chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020”, Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (603+604), tr. 33005 - 33012.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), “Quyết định số 52/2006/QĐ - BGDĐT ban hành Quy chế thi học sinh giỏi”, Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (7+8), tr. 425 - 455.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), “Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học”, Công báo
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (776+777), tr. 42986 - 42993.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 -
2020, Lưu trữ tại Phòng Lưu trữ - Thư viện Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Báo cáo số 760/BC - BGDĐT ngày 29/10 về sự
phát triển của hệ thống giáo dục đại học và các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, Lưu trữ tại Phòng Lưu trữ - Thư viện Văn phòng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai
đoạn 2010 - 2012, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2006), “Quyết định số 07/2006/QĐ - BLĐTBXH phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (43+44), tháng 10, tr. 99 - 106.
8. Bộ Thông tin và truyền thông (2007), “Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến
năm 2020”, Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (766+767), tr.42408 - 42420
9. Chính phủ (2004), “Nghị định 204/2004/NĐ-CP chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức lực lượng vũ trang”, Công báo nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (21+22), tháng 11, tr. 2 - 61
10. Chính phủ (2006), “Nghị định số 116/2003/NĐ - CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước”,
Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (3+4), tháng 11, tr. 9 - 16.
11. Chính phủ (2006), “Nghị định số 92/2006/NĐ-CP lập, phê duyệt quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội”, Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (43+44), tr. 94 - 128.
12. Chính phủ (2007), “Nghị định số 09/2007/NĐ - CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ - CP ngày 10 - 10 - 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước”, Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (55+56), tr. 3330 - 3336.
13. Chính phủ (2007), “Nghị định số 47/2007/NĐ - CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng”, Công báo nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (274+275), tr. 13798 - 13811