Về tài liệu lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề lý luận sử học ở miền bắc việt nam thời kỳ 1954 1975 (Trang 75 - 104)

Chương 3 : LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ HỌ C

3.4. Về tài liệu lịch sử

Trong thời kỳ 1954-1975, trên các diễn đàn của sử học miền Bắc đã có những bài nghiên cứu về vai trò của tài liệu lịch sử trong nghiên cứu lịch sử. Nội dung của các bài nghiên cứu đề cập đến các vấn đề về sưu tầm và nghiên cứu tài liệu lịch sử; sử dụng tài liệu trong công tác nghiên cứu lịch sử như thế nào; công tác phê bình tài liệu;…

Tháng 6 năm 1959, trên tạp chí NCLS, số 3, tác giả Trần Huy Liệu viết bài “My ý kiến v công tác s hc ca chúng ta”, trong đó lần đầu tiên có đề cập đến vấn đề tài liệu lịch sử. Trong khi đề ra các phương châm của công tác sử học thì ngoài phương châm chính còn có phương châm khác là “công tác sử học phải đi theo đường lối quần chúng, vì theo ông, nếu muốn xây dựng một bộ thông sử, ngoài những bộ chính sử, chúng ta còn cần phải có bao nhiêu những tài liệu khác rải rác trong các dã sử, hương phả, tộc phả, thần phả, gia phả.v.v.cho đến những câu chuyện cổ truyền của các phụ lão, những tập tục còn sót lại trong các xã thôn. Nhà sử học theo chủ nghĩa Mác là biết vận dụng quan điểm duy vật để soi sáng những tài liệu ấy. Muốn xây dựng một bộ lịch sử kháng chiến, ngoài những tài liệu chính về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa ra, chúng ta còn phải ghi chép từ quyển sổ tay của người chiến sĩ, những câu chuyện phổ biến trong các làng kháng chiến cùng những dấu vết lịch sử đầy rẫy ở các địa phương về đủ mọi mặt. Muốn có được những tài liệu phong phú, ta phải biết khai thác ở trong nhân dân và phải biết động viên nhân dân góp phần vào việc xây dựng lịch sử. Muốn kiểm tra tài liệu,

cũng như muốn phê phán lịch sử, chúng ta phải dựa vào nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân.

Tháng 11/1959, trên tạp chí NCLS, số 9, tác giả Trần Huy Liệu đã viết một bài về “Sưu tm tài liu lch sử”.

Trong bài này, Trần Huy Liệu đã nêu một số ý kiến rất quan trọng là: Muốn nghiên cứu một vấn đề gì, xây dựng lịch sử của một đơn vị, một địa phương, một sự kiện, một ngành hay một nước, một dân tộc chẳng hạn, điểm cần thiết là phải có một số tài liệu nếu chưa hoàn toàn được đầy đủ thì cũng có thể làm cơ sở để dựa vào. Có những vấn đề mà người viết có một quan điểm đúng nhưng không có tài liệu cụ thể để chứng thực, dẫn tới quan điểm trở thành lý luận suông. Có những lập luận không dựng trên cơ sở thực tiễn của dân, của nước ta, mà chỉ dựa vào những tài liệu dẫn chứng ở các sách vở Đông, Tây, nên lập luận vẫn không căn cứ. Không chỉ trưng bày la liệt, chồng chất những tài liệu mà đã có thể giải quyết được vấn đề, chỉ cốt nhấn mạnh vào điểm quan trọng của tài liệu và chống với quan điểm coi thường tài liệu.

Bàn về vấn đề trong khi sưu tầm tài liệu, một điều không thể sao nhãng được là phải thẩm tra tài liệu chính xác. Tác giả đã nêu lên một thực tế lúc đó là trong việc nghiên cứu sử hiện đại, nhất là từ khi hòa bình trở lại tới giờ, chúng ta có được những tài liệu tương đối chắc chắn. Nhưng đối với việc chuẩn bị tài liệu để xây dựng lịch sử kháng chiến không phải là một việc đơn giản. Vì cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta vừa trường kỳ, vừa toàn diện và toàn dân nên không lo thiếu tài liệu, mà lo không thẩm tra được tài liệu đưa đến mức chính xác. Trần Huy Liệu đã chỉ ra một khuyết điểm lớn của những cán bộ sưu tầm hay nghiên cứu lịch sử của ta là mỗi khi trình bày một sự việc gì, ít chịu chua rõ xuất xứ của tài liệu.

Nhìn chung, trong bài này tác giả đã nhấn mạnh trong công tác sử học, việc sưu tầm sử liệu phải kèm theo việc kiểm tra sử liệu. Và khi tiến hành sưu tầm sử liệu cũng như thẩm tra sử liệu sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý

báu. Điều quan trọng là để có những tác phẩm tốt, chúng ta cần sưu tầm tài liệu và thẩm tra tài liệu cho tốt.

Tháng 3 năm 1960, tác giả Trần Huy Liệu có bài “Sưu tm và nghiên

cu tài liu lch sử”, đăng trên tạp chí NCLS, số 12.

Trong bài này, tác giả nghiên cứu cổ sử trên những di vật khai quật được và sưu tầm tài liệu cận, hiện đại sử nhân dịp kỷ niệm 30 năm đấu tranh của Đảng.

Trước hết là việc khai quật và nghiên cứu những di vật khai quật được. Theo tác giả, sau khi công tác khai quật đã làm rồi, nhiệm vụ các nhà khảo cổ là phải đi sâu vào vấn đề, xác minh thời đại của những di vật di chỉ, liên hệ nó với những sự kiện lịch sử.

Về việc sưu tầm tài liệu về cận đại sử và hiện đại sử, tác giả nhấn mạnh rằng “Kỷ niệm 30 năm đấu tranh của Đảng là một nguồn tài liệu vô cùng phong phú. Trên các báo chí, cuộc nói chuyện, phòng triển lãm, chúng ta có thêm được một số tài liệu mới, đặc biệt là ở các địa phương…Tuy vậy, trong biển tài liệu từ nhiều nguồn đổ lại ấy không phải không có những tài liệu lệch lạc về ngày tháng, về tên người, về sự việc. Có cả những sai lầm quan trọng. Một số chuyện mà người thuật lại chưa từng sống qua, chưa lĩnh hội được cảnh vật mà mình làm chủ cuộc nên thường dễ mắc những sai sót. Các người làm công tác lịch sử phải nhân dịp sưu tầm cho được càng nhiều tài liệu về mọi mặt càng tốt, nhưng không quên phải kiểm tra tài liệu và phân biệt sử liệu với giai thoại” [45, tr. 2].

Tháng 6/1960, trên tạp chí NCLS, số 15, tác giả Đặng Việt Thanh có bài “Mt vn đề v tài liu lch sử”

Trong bài này, qua việc đưa ra một số ý kiến trao đổi về vấn đề thái độ của người nghiên cứu đối với công tác tài liệu trong khi nghiên cứu lịch sử. Theo tác giả, đứng về quan điểm nhận định về một số vấn đề, có thể có những quan điểm nhận định này khác, không giống nhau có khi trái ngược hẳn nhau. Điều đó không bắt buộc ai giống ai và ai phải theo ai. Tuy nhiên, bất cứ quan

điểm và lập luận nào, để bênh vực quan điểm ấy cũng phải dựa trên cơ sở tài liệu vững chắc, trung thực. Trong công tác khoa học, đặc biệt là khoa học lịch sử, vấn đề tài liệu là vấn đề có tầm quan trọng với ý nghĩa quyết định trong bước đầu nghiên cứu. Không có tài liệu không thể lập luận được; không dựa vào tài liệu vững chắc, đã được chọn lọc, phê phán kỹ, nhận định về một số vấn đề lịch sử nào đó tất nhiên phải sai lạc. Nhưng điều sai lạc đó còn có thể tha thứ được vì những lý do này khác; người có nhận định sai lạc có thể vì không có đầy đủ tài liệu, nhất là tài liệu tốt, cũng có thể vì chưa nắm vững phương pháp chọn lọc, phê phán tài liệu mà sai lầm. Nhưng trong công tác khoa học, có một điều không thể tha thứ được là chỉ chọn những tài liệu hợp với chủ quan của mình, lờ đi những tài liệu khác. Hoặc nguy hiểm hơn nữa là uốn nắn, bóp méo tài liệu, bắt tài liệu phải khuôn theo chủ quan của mình. Điều đó là một điều phản khoa học ngay từ thái độ của người nghiên cứu khoa học; thái độ phản khoa học này sẽ tác hại ngay từ công tác bước đầu trong việc nghiên cứu lịch sử: công tác sưu tầm, chọn lọc, phân tích tài liệu.

Tháng 7 năm 1961, trên tạp chí NCLS, số 28, tác giả Trần Huy Liệu tiếp tục viết bài ‘‘Tr li vn đề s dng tài liu trong công tác nghiên cu lch sử”’.

Có thể nói rằng, so với bài ‘‘Sưu tm và nghiên cu tài liu lch sử’’ được đăng trên tạp chí NCLS năm 1960 thì bài này tác giả đã bàn thêm về vấn đề sử dụng tài liệu trong công tác nghiên cứu lịch sử một cách cụ thể hơn.

Trần Huy Liệu đã nhận xét rằng, việc sưu tầm tài liệu cũng như thẩm tra tài liệu, làm còn nhiều sai sót, do đó, muốn cho chất lượng cao cần phải có tài liệu tốt, gắn liền vấn đề chất lượng với vấn đề tài liệu. Nếu phê phán một sự kiện lịch sử nào mà tài liệu lập luận không chính xác thì dù có tự xưng là theo quan điểm Mác-Lênin chăng nữa cũng không có căn cứ. Ôm nhiều tài liệu mà thiếu lý luận thì không soi sáng được sự vật, không phát hiện được vấn đề; nhưng trái lại, vận dụng lý luận mà không có cơ sở tài liệu thì chỉ có

thể nói những quy luật chung chung, không nhìn thấy đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Như vậy, nói đề cao chất lượng là có vấn đề tài liệu ở trong.

Theo Trần Huy Liệu thì “trong công tác sử học hiện nay, về vấn đề tài liệu, có sẵn một cái vốn khá phong phú và gần đây có công phu ‘‘khai thác’’ nên ngày càng phong phú: có hầu hết các bộ sử cũ viết bằng chữ hán, đang phiên dịch ra quốc văn và lần lượt xuất bản. Trong những năm tiếp theo đang chờ đợi và đánh giá rất cao những tài liệu đang và sẽ khai quật được. Về cận và hiện đại sử thì, từ cách mạng tháng Tám tới năm 1961 đã có lịch sử 80 năm chống Pháp của dân tộc Việt Nam, lịch sử Đảng của giai cấp công nhân từ năm 1930 đến 1961, lịch sử 9 năm kháng chiến anh dũng và gian khổ đến giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước đã cung cấp cho cán bộ sử học những tài liệu sinh động, muôn màu, muôn vẻ. Tuy nhiên, tài liệu cận, hiện đại sử, do ở nhiều nguồn khai thác được, trong đó có nhiều việc còn thuộc loại thời sự, cần phải kiểm tra cẩn thận với một thái độ khoa học để tài liệu được đảm bảo chính xác” [46, tr. 3].

Đặc biệt, trong bài ‘‘Tr li vn đề s dng tài liu trong công tác

nghiên cu lch sử”’, Trần Huy Liệu đã nêu ra một số điểm thuộc về nguyên

tắc và chỉ ra rằng những việc mà người nghiên cứu lịch sử đã làm không đúng: Thứ nhất, tài liệu phải có xuất xứ: Mỗi khi nói lên một sự kiện lịch sử hay một số liệu nào trừ những tài liệu quen thuộc quá không kể, phải chứng thực bằng cách ghi ‘‘xuất xứ’’ của nó như lấy ở đâu, có văn bản hay theo truyền tục. Tác giả đã chỉ ra một ‘‘tệ tục’’ khá phổ biến trong nhiều văn kiện gần đây là tác giả nói tài liệu mà không ghi lấy ở đâu, thậm chí trích ở quyển sách khác hết trang này đến trang khác mà không nói là trích ở đấy. Điểm lại, hiện nay có một số sự kiện lịch sử chưa thẩm tra được là có hay không, hay có mà sự thật của nó như thế nào vì không tìm thấy ‘‘xuất xứ’’ của nó. Có những tài liệu của một quyển sách khác mà không ghi rõ lấy ở đâu. Do đó có những tài liệu nào đúng hay sai, ai chịu trách nhiệm vẫn không rõ ràng. Để gây một ‘‘thuần phong mỹ thuật’’ trong giới sử học, việc tẩy trừ ‘‘tệ tục’’ trên là cần

thiết. Trong tác phẩm, mỗi khi lấy tài liệu ở đâu phải chua rõ ràng; nếu trích nguyên văn của ai phải đánh dấu cẩn thận. Mỗi tác phẩm đều có bảng kê những quyển sách mà tác giả lấy tài liệu; trong mỗi trang, nếu lấy tài liệu ở đâu hay trích đăng của ai cũng cần ghi dưới để người đọc có thể theo đó mà thẩm tra lại nếu cần.

Thứ hai, trích dẫn tài liệu, đặc biệt là những lời nói, những đoạn viết, cần phải trích dẫn được y nguyên văn của nó.

Thứ ba, dùng tài liệu phải kiểm tra cẩn thận: Bất kỳ tài liệu nào, dù đáng tin cậy đến đâu, mỗi khi dùng cũng nên kiểm tra cẩn thận. Nếu tài liệu nào có đề xuất xứ, phải theo xuất xứ để kiểm tra lại coi tác giả có làm đúng không. Nếu tài liệu không có xuất xứ, phải kiểm tra kỹ lưỡng hơn.

Sau khi dẫn ra một số điểm cụ thể trong vấn đề tài liệu, Trần Huy Liệu đã kết luận rằng ‘‘Một tác phẩm tốt đòi hỏi ở lý luận vững và còn ở tài liệu chính xác. Khi chúng ta đã gây được một lề lối, một tác phong tốt trong việc sử dụng tài liệu thì những sai sót lặt vặt và nghiêm trọng có thể tránh được và đảm bảo được tài liệu chính xác có nghĩa là góp phần vào việc đề cao chất lượng của tác phẩm’’ [46, tr. 4].

Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 100 năm 1967 đăng bài viết của tác giả Hoàng Thị Châu “V vic tìm hiu s liu trong ngôn ng hc”. Bài viết giới thiệu một loại hình sử liệu.

Tác giả đặt vấn đề, trong ngôn ngữ Việt Nam hiện nay, có một số từ mang nguồn gốc rất rõ. Những từ đó là những sử liệu quý, có thể đem lại phần nào ánh sáng cho việc xác minh nguồn gốc tiếng Việt và người Việt. Nhưng vì lịch sử tiếng Việt chưa được tìm hiểu kỹ càng, do đó mà việc khai thác sử liệu trong ngôn ngữ cũng bị hạn chế.

Kế đó, tác giả trình bày 2 loại tài liệu ngôn ngữ chưa được chú ý khai thác nhưng có thể phục vụ tốt cho khoa học lịch sử là tiếng địa phương và địa danh:

Một là, tiếng địa phương còn gọi là thổ ngữ, Khái niệm tiếng địa phương (phương ngữ hoặc phương ngôn) là ngôn ngữ trong một vùng rộng lớn mang một số đặc điểm chung như tiếng miền Bắc, tiếng miền Trung, tiếng miền Nam. Khái niệm thổ ngữ là chỉ những nét di biệt trong ngôn ngữ từng thôn xã khu và rộng hơn là huyện. Có thể vì phương thức, thổ ngữ là những viện bảo tàng địa phương về ngôn ngữ vì nó lưu giữ được nhiều yếu tố ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng cổ đã mất từ lâu không thấy trong ngôn ngữ phổ thông nữa. Ở Bắc Bộ mỗi xã thôn đều có đặc trưng ngôn ngữ riêng, khiến có thể phân biệt người xã nọ với thôn kia, tự nó đã nói lên rằng xã thôn ở đây có tự lâu đời và là một đơn vị độc lập. Vào đến Nam bộ thì phương ngữ gần như đồng nhất…Như vậy qua màng lưới phân bố phương ngữ, thổ ngữ, chúng ta phần nào đoán định được thời gian cư trú của nhân dân địa phương. Ngoài ra, những dải đồng ngữ và những đảo thổ ngữ còn vạch ra cho chúng ta những đợt di dân, những vũng đọng rớt của ngôn ngữ thổ dân cũ hay những đợt sóng xâm nhập của những yếu tố ngoại lai.

Hai là, địa danh tức là tên đất bao gồm cả tên sông ngòi, tên rừng núi và tên các địa điểm quần cư. Địa danh là nơi tàng trữ những từ rất cổ. Địa danh thường chia thành hai loại: địa danh và tiểu địa danh. Đại địa danh thường là những sông lớn, núi cao, tên các quốc gia, các thành phố lớn. Tiểu địa danh gồm tên các làng, chợ, thôn, xóm, gò, đồng, khe, suối, hồ, ao. Những tên này thường muộn hơn các đại địa danh.

Qua các địa danh ta có thể biết được phần nào quang cảnh thiên nhiên, hình thức đất đai của hàng trăm nghìn năm về trước. Tiểu địa danh còn phản ánh những tập tục cũ của xã hội, nghề nghiệp sinh sống của dân cư. Địa danh còn có thể ghi lại những sự kiện lịch sử nào đó…

Đến tháng 6 năm 1964, tạp chí NCLS, số 63 đăng bài “Cn tiến hành

công tác phê bình tài liu” của Ban biên tập Tạp chí Nghiên cứu lịch sử.

Bài viết đã nêu một số ý kiện về vai trò của tài liệu lịch sử và ý nghĩa của công tác phê bình tài liệu lịch sử trong nghiên cứu lịch sử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề lý luận sử học ở miền bắc việt nam thời kỳ 1954 1975 (Trang 75 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)