Danh mục các hình thức phạt của VietinBank Đống Đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 67)

STT Vi phạm Hình thức

kỉ luật Mức phạt Ghi chú

1 Vi phạm giờ giấc Nhắc nhở 0 Dưới 1 lần/

tháng

2 Vi phạm giờ giấc Trừ lương 200.000đ/ lần

vi phạm

Từ 2 lần đến 5 lần

3 Vi phạm nội quy nơi

làm việc Nhắc nhở 0

Dưới 1 lần/ tháng

4 Vi phạm nội quy nơi

làm việc Trừ lương 500.000đ/ lần Từ 2 lần

đến 5 lần

5 Có hành vi gian lận tiền,

tài sản của Ngân hàng Đuổi việc

6

Không thực hiện tiết kiệm các nguồn lực của Ngân hàng

Trừ lương 200.000đ/lần

7 Không hoàn thành định

mức lao động Trừ lương 20% lương

Nguồn: VietinBank Đống Đa

Chi nhánh quy định rất rõ ràng trong quy chế làm việc, những vi phạm lao động và các hình thức cũng như mức phạt đi kèm, hình thức kỉ luật thấp nhất là nhắc nhở người lao động để họ không tái phạm, và nặng nhất là đuổi việc; đặc biệt đối với những vi phạm về tham ô tài sản chung hoặc lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản, tiền bạc của Ngân hàng thì sẽ ngay lập tức đuổi việc. Chính nhờ những quy định cụ thể này, mà người lao động cũng tự ý thức được cho mình kỉ luật cá nhân để từ đó hạn chế vi phạm kỉ luật lao động.

Một số hình thức phạt, kỉ luật chủ yếu của Chi nhánh được quy định hiện nay (bảng 2.9). Từ bảng 2.9 có thể thấy các hình thức phạt của Chi nhánh hiện nay được quy định khá rõ ràng và đầy đủ, kèm theo các mức phạt khá hợp lý. Tuy nhiên, để đánh giá xem các hình thức thưởng phạt này có mang lại hiệu quả tạo động lực lao động hay không thì tác giả đã tiến hành điều tra sự hài lòng của họ về công tác thưởng phạt của Chi nhánh hiện tại.

Kết quả đánh giá của nhân viên Chi nhánh về các công tác thưởng phat hiện nay được thể hiện thông qua bảng số liệu 2.10.

Bảng 2.10: Đánh giá của nhân viên về công tác thƣởng - phạt

Đơn vị tính: Người Tiêu chí Mức độ Tổng Hoàn toàn hài lòng Hài lòng Bình thƣờng Không hài lòng Rất không hài lòng Các hình thức thưởng - phạt đa dạng 12 106 22 5 0 145

Công tác thưởng - phạt có đánh giá dựa trên kết quả đánh giá thực hiện công việc

17 90 26 11 1 145

Tiêu chí thưởng rõ ràng 68 52 13 7 5 145

Tiêu chí phạt rõ ràng 61 58 15 10 1 145

Sự công bằng của tiền thưởng - phạt 52 70 18 5 0 145

Thưởng - phạt đúng lúc, kịp thời 64 62 12 7 0 145

Mức tiền thưởng - phạt hợp lý 76 53 11 5 0 145

Công tác thưởng - phạt có tạo được

động lực lao động 65 52 20 8 0 145

Nguồn: Điều tra của tác giả, tháng 7 năm 2021

Kết quả điều tra cho thấy, đại đa số nhân viên Chi nhánh đều cảm thấy các hình thức thưởng phạt hiện tại của Chi nhánh là hợp lý. Các tiêu chí mà tác giả đưa ra để khảo sát mức độ hài lòng về công tác thưởng phạt hiện nay cho thấy có trên 80% số lao động đánh giá từ hài lòng trở lên; chỉ có số ít phần trăm đánh giá là chưa hợp lý. Có thể thấy, đây là những nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác tạo động lực lao động cho nhân viên thông qua thưởng và phạt.

* Phụ cấp

Phụ cấp được quy định rõ ràng trong quy chế của Chi nhánh, các loại phụ cấp mà công ty áp dụng bao gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp chức danh, phụ cấp đời sống, phụ cấp đi lại, phụ cấp điện thoại.

doanh phải thường xuyên liên lạc với khách hàng. Mức phụ cấp này được quy định trực tiếp bằng thẻ nạp điện thoại hàng tháng được nhân viên hành chính cấp phát cho từng đối tượng theo quy định.

Bảng 2.11. Mức phụ cấp điện thoại

TT Đối tƣợng Cƣớc phí

1 Giám đốc, Phó giám đốc Chi nhánh 1.500.000đồng/tháng

2 Trưởng phòng 1000.000đồng/tháng

3 Nhân viên kinh doanh, nhân viên tín dụng 800.000đồng/tháng

Nguồn: VietinBank Đống Đa

Như vậy, tại Chi nhánh hiện nay có ba nhóm đối tượng được hưởng phụ cấp điện thoại bao gồm: Giám đốc, phó giám đốc; trưởng phòng các bộ phận và nhân viên kinh doanh. Phụ cấp điện thoại dành cho các nhóm này là hợp lý vì họ là những người phải thường xuyên dùng điện thoại để phục vụ công việc, phải di chuyển nhiều nên không thể lúc nào cũng dùng điện thoại cố định. Có thể thấy, mức hỗ trợ điện thoại hiện tại của Chi nhánh cũng khá hợp lý, đủ để cho những người này thực hiện công việc của mình.

- Phụ cấp đi lại: áp dụng cho toàn bộ nhân viên kinh doanh, nhân viên tín dụng – những do tính chất công việc phải thường xuyên di chuyển, mức trợ cấp hiện nay là 1triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ này cũng được coi là phù hợp với vật giá thời điểm hiện tại, đủ để nhóm nhân viên này bù đắp các chi phí khi di chuyển.

- Phụ cấp chức vụ: áp dụng với nhóm đối tượng quản lý từ trưởng

phòng trở lên. Mức phụ cấp sẽ được lãnh đạo Ngân hàng quyết định. Phụ cấp chức vụ được thể hiện qua bảng 2.12:

Bảng 2.12. Mức phụ cấp trách nhiệm chức vụ TT Vị trí chức danh Hệ số phụ cấp Thành tiền TT Vị trí chức danh Hệ số phụ cấp Thành tiền

1 Ban giám đốc 1.0 3.000.000đồng/tháng

2 Trưởng phòng 0,8 2.400.000 đồng/tháng

3 Tổ trưởng 0,4 1.200.000 đồng/tháng

Các loại phụ cấp nhằm mục đích tăng thêm thu nhập cho nhân viên, hỗ trợ thêm để nhân viên thực hiện công việc của mình hiệu quả hơn và không phải lo lắng về các loại chi phí phát sinh. Các khoản phụ cấp này được tính gộp vào lương để chi trả hàng tháng nhằm khuyến khích nhân viêng có trách nhiệm cao hơn với công việc. Họ sẽ yên tâm làm việc hơn bởi họ được nhận mức lương tương đương với công việc của mình.

Bảng 2.13. Mức độ hài lòng của ngƣời lao động đối với phụ cấp Mức độ hài lòng Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Rất hài lòng 55 37,93 Hài lòng 65 44,83 Bình thường 21 14,48 Chưa hài lòng 4 2,76 Rất không hài lòng 0 0 Tổng 145 100

Nguồn: Điều tra của tác giả, tháng 7/2021

Theo số liệu tổng hợp được từ phiếu điều tra phát đi, kết quả thu được mức độ hài lòng của nhân viên Chi nhánh về các khoản phụ cấp như bảng 2.13. Như vậy, với số liệu điều tra hiện tại, vẫn còn 2,76% người lao động chưa hài lòng với mức phụ cấp hiện tại; 14,48% cảm thấy bình thường, có nghĩa là mức phụ cấp hiện tại đã có tính khuyến khích khá nhiều đối với người lao động nhưng ở một số người, phụ cấp chưa thực sự mang tính khuyến khích đối với họ. Điều này đòi hỏi Chi nhánh phải có những cuộc khảo sát sâu hơn tìm hiểu nguyên nhân, từ đó có báo cáo tới Ngân hàng tổng để điều chỉnh mức phụ cấp cho phù hợp hơn.

* Phúc lợi

- Về phúc lợi bắt buộc: Chi nhánh luôn thực hiện đầy đủ các quy định

của Nhà nước về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp về chế độ cũng như thời gian của Luật Bảo hiểm xã hội; trích nộp kinh phí công đoàn cho đoàn viên công đoàn trong CN theo quy định; thực hiện nghiêm

chỉnh các chế độ phúc lợi quy định trong Bộ luật Lao động năm 2019.

Là các khoản phúc lợi như Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn. Các khoản này được Chi nhánh thực hiện đúng theo quyết định 595/QĐ – BHXH và nghị định 44/2017 NĐ – CP, cụ thể:

Bảo hiểm xã hội: Ngân hàng VietinBank đóng cho người lao động 17,5%; người lao động đóng 8%; tổng 25,5%.

Bảo hiểm y tế: Ngân hàng đóng cho người lao động 3%, người lao động đóng 1,5%; tổng 4,5%.

Bảo hiểm thất nghiệp: Ngân hàng đóng 1%, người lao động đóng 1%; tổng 2%.

Kinh phí công đoàn: ngân hàng đóng 2% (trên tổng quỹ lương tham gia BHXH).

Như vậy, với sự thực hiện đúng quy định của pháp luật về các khoản phúc lợi bắt buộc, người lao động có thể hoàn toàn yên tâm về các quyền lợi về Bảo hiểm của mình.

- Về phúc lợi tự nguyện: Ngoài các khoản phúc lợi bắt buộc, Chi nhánh

còn có các khoản phúc lợi tự nguyện để kích thích động lực lao động cho nhân viên. Với sự đa dạng và đầy đủ của các khoản phúc lợi tự nguyện và phúc lợi bắt buộc, có thể thấy, Chi nhánh thực hiện khá đầy đủ việc chăm lo, thăm hỏi đối với đời sống người lao động, điều này khiến người lao động cảm thấy mình được đối xử tốt và được trân trọng, từ đó tạo động lực lớn cho họ hết mình cống hiến cho Chi nhánh. Với sự đa dạng và đầy đủ của các khoản phúc lợi tự nguyện và phúc lợi bắt buộc, có thể thấy, Chi nhánh thực hiện khá đầy đủ việc chăm lo, thăm hỏi đối với đời sống người lao động, điều này khiến người lao động cảm thấy mình được đối xử tốt và được trân trọng, từ đó tạo động lực lớn cho họ hết mình cống hiến cho Chi nhánh.

Bảng 2.14. Các khoản phúc lợi tự nguyện tại Chi nhánh

Đơn vị: Đồng/ người

TT Nội dung Mức hƣởng

1 Thưởng 30/4 và 1/5 3.000.000

2 Thưởng dịp Lễ Quốc khánh (2/9) 3.000.000

4 Thưởng ngày thành lập Ngân hàng 5.000.000

5 Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3) 500.000

6 Ngày Tết thiếu nhi (1/6) 500.000đ/cháu

7 Ngày tết Trung thu 500.000đ/cháu dưới 15 tuổi

8 Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10) 500.000

9 Sinh nhật người lao động 500.000

10 Người lao động ốm đau đi viện 500.000

11 Tứ thân phụ mẫu ốm đau 500.000

12 Người lao động kết hôn 1.000.000

13 Tứ thân phụ mẫuchết 500.000

14 Chế độ khám sức khoẻ định kỳ 2 lần/1 năm

15 Nghỉ mát hàng năm 5.000.000

16 Tết dương lịch 3.000.000

17 Tết Nguyên đán 10.000.000

Nguồn: VietinBank Đống Đa

Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả của các khoản phúc lợi hiện tại đối với tạo động lực lao động tại Chi nhánh, tác giả tiến hành điều tra mức độ hài lòng của người lao động về các khoản phúc lợi, thu được kết quả như bảng 2.15. Có thể thấy, Chi nhánh đã thực hiện khá tốt các quy định về phúc lợi bắt buộc và xây dựng các khoản phúc lợi tự nguyện.

Bảng 2.15. Mức độ hài lòng của ngƣời lao động đối với phúc lợi Mức độ hài lòng Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Rất hài lòng 76 52,41 Hài lòng 52 35,86 Bình thường 17 11,73 Chưa hài lòng 0 0 Rất không hài lòng 0 0 Tổng 145 100

Nguồn: Điều tra của tác giả, tháng 7 năm 2021

Các khoản phúc lợi này khá cao so với mặt bằng chung hiện nay, góp phần gia tăng thu nhập bình quân cho nhân viên, giúp đảm bảo đời sống vật chất cho nhân viên. Kết quả điều tra sự hài lòng đối với phúc lợi của nhân viên Chi nhánh phản ánh sự đồng tình của nhân viên với chế độ phúc lợi hiện nay của Chi nhánh, có đến trên 88,27% số nhân viên hài lòng và rất hài lòng với mức phúc lợi hiện nay của Chi nhánh, chỉ có hơn 11,73% số người chưa hài lòng. Đây có thể nói là một ưu điểm đã đạt được trong công tác tạo động lực cho nhân viên của Chi nhánh.

2.2.2.2. Tạo động lực bằng các công cụ phi tài chính

Phương châm "Nguồn nhân lực mạnh là giá trị cốt lõi của Ngân hàng" VietinBank tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy tối đa quyền được làm việc, cống hiến, phát triển, tôn vinh của người lao động và sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của nhân viên. Ngoài ra, nhân viên còn được khuyến khích tham gia các hoạt động từ thiện và an sinh xã hội, hỗ trợ kinh phí cùng với các ngành, địa phương, góp phần tạo lập môi trường văn hóa xã hội lành mạnh, bền vững.

Cụ thể:

- Phân công công việc hợp lý

Chi nhánh giao nhiệm vụ cho Trưởng phòng phụ trách phân công đến từng nhân viên của mình. Theo đó, trưởng phòng sẽ phân công công việc cho

nhân viên thông qua bản “Phân công nhiệm vụ” với phần quy định chung và phần phân công nhiệm vụ cụ thể từng nhân viên.

Chi nhánh đã tiến hành xây dựng “Bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm” theo hướng dẫn của Ngân hàng mẹ trong xây dựng đề án vị trí việc làm. Trong bản mô tả công việc có các nội dung như: Mô tả các đầu việc phải làm của vị trí việc làm, tiêu chuẩn thực hiện công việc và yêu cầu đối với người thực hiện công việc. Từ bảng mô tả công việc, các Trưởng phòng chức năng sẽ có phương án xắp xếp cho nhân viên vào các vị trí phù hợp, đúng năng lực chuyên môn, đúng hoàn cảnh thực tiễn.

Để có cái nhìn tổng quát hơn về sự phù hợp trong phân công lao động, tác giả tiến hành điều tra và thu được đánh giá của nhân viên Chi nhánh về sự phân công công việc hiện nay như bảng 2.16:

Bảng 2.16: Mức độ hài lòng của nhân viên đối với phân công công việc

Đơn vị: Người

Tiêu chí Mức độ hài lòng với các tiêu chí 1 2 3 4 5 Tổng

Nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng 55 70 18 2 0 145

Khối lượng công việc hợp lý 39 66 26 14 0 145

Phù hợp với khả năng, sở trường 72 55 10 8 0 145

Mức độ căng thẳng trong công việc

là chấp nhận được 69 58 8 8 2 145

Công việc tạo được sự hứng thú, nỗ

lực làm việc 88 52 5 0 0 145

Nguồn: Điều tra của tác giả, tháng 7 năm 2021

Việc phân công đúng người đúng việc, phù hợp khả năng đã giúp cho Chi nhánh gặt hái được những thành công nhất định trong công tác tạo động lực lao động. Nhân viên được bố trí vị trí đúng chuyên môn và thế mạnh nên hiệu quả lao động tăng cao, tâm lý trong lao động vui vẻ, tích cực, nhiệt tình sáng tạo cống hiến cho Chi nhánh.

sự phân công lao động hiện tại. Còn một số ít những người lao động chưa cảm thấy hài lòng là do: phân tích công việc chưa chuyên nghiệp, khoa học: phân công nhiệm vụ trước rồi mới tiến hành thiết kế và phân tích công việc (thông qua bản mô tả về vị trí việc làm); hai là, trong phân công công việc chưa quy định cụ thể tiến độ thực hiện công việc và lịch trình kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện công việc, không ghi rõ cơ chế phối kết hợp trong thực hiện nhiệm vụ mà chỉ chung chung là thực hiện các nhiệm vụ do trưởng phòng phân công.

- Thực trạng tạo động lực thông qua đánh giá thực hiện nhiệm vụ và sử

dụng có kết quả đánh giá

Hiện nay, vào cuối mỗi kì (tháng, quý, năm), Chi nhánh đều tổ chức đánh giá thực hiện nhiệm vụ. Nội dung đánh giá gồm 02 phần:

+ Phần tự đánh giá của nhân viên: Nhân viên sẽ được phát phiếu tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình trong kì, sau đó đối chiếu với quy chế và tiến hành đánh giá, tự nhận xếp loại thi đua ứng với các tiêu chuẩn. Sau khi đánh giá, bộ phận chức năng sẽ tổng hợp và tiến hành bình xét tại bộ phận mình, rồi gửi kết quả đánh giá lên phòng Tổ chức – Hành chính Chi nhánh.

+ Đánh giá của Chi nhánh: sau khi nhận được kết quả đánh giá từ các bộ phận chức năng, Ban giám đốc Chi nhánh sẽ tiến hành họp cùng với Hội đồng thi đua khen thưởng để đánh giá nhân viên.

Kết quả đánh giá sẽ được công bố công khai trên các trang thông tin chính của Chi nhánh. Căn cứ trên kết quả đó, những nhân viên có đủ tiêu chuẩn cao hơn sẽ được đề nghị khen thưởng lên Ngân hàng.

Hiện nay có Phân loại đánh giá nhân viên: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Tổng điểm đạt từ 90 điểm trở lên; Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Tổng điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)