Lập lịch theo thời gian

Một phần của tài liệu Thuyết minh kỹ thuật hệ thống quản lý tòa nhà BMS (Trang 38 - 40)

VI. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT THIẾT BỊ HỆ THỐNG BMS

6.1.4. Lập lịch theo thời gian

 Một dạng nhập vào lịch vận hành theo kiểu bảng tính được cung cấp. Những dạng vận hành tối thiểu như sau.

- Lịch vận hành hàng tuần, theo hệ thống.

- Lịch vận hành cưỡng bức tạm thời, theo hệ thống.

- Lịch vận hành đặc biệt “Chỉ vận hành nếu hôm nay là ngày nghĩ lễ”, theo hệ thống.

- Lịch vận hành hàng tuần được cung cấp cho mỗi thiết bị và định rõ thời gian sử dụng lịch. Mỗi lịch vận hành bao gồm từng cột cho mỗi ngày của tuần, cũng như những cột cho ngày lễ hay ngày đặc biệt trong lịch vận hành xen kẽ mà được định nghĩa bởi người sử dụng. Lịch vận hành được thực hiện một cách đơn giản bằng cách chèn các thời gian sử dụng và không sử dụng vào các ô thích hợp.

- Lịch vận hành hàng tuần sẽ không có tác dụng trong ngày lễ. Hệ thống cho phép người sử dụng định nghĩa một lịch trong nhóm lịch vận hành mà chỉ có tác dụng nếu ngày hôm nay là ngày lễ.

 Ngoài ra, một lịch vận hành tạm thời có thể chèn vào để thay đổi việc vận hành tạm thời. Sau khi lệnh vận hành từ lịch tạm thời được thực hiện, hệ thống tự động trả về lịch vận hành ban đầu.

 Lịch vận hành được cung cấp cho mỗi hệ thống hay hệ thống phụ trong tòa nhà. Mỗi lịch vận hành bao gồm tất cả các điểm có khả năng khởi động/dừng trong hệ thống. Sự khởi động trình tự của các thiết bị trong cùng một nhóm được thiết lập để tránh các thiết bị khởi động cùng lúc.

 Lịch hàng tháng cho giai đoạn 12 tháng được cung cấp để cho phép đơn giản hóa việc lập lịch vận hành. Ngày nghỉ và ngày đặc biệt được chọn bởi người sử dụng bằng cách nhấp chuột hay sử dụng bàn phím.

 Một sự thay đổi lịch vận hành từ trạm vận hành làm thay đổi trực tiếp lên cơ sở dữ liệu. Hệ thống cho phép ngăn chặn việc lập lịch vận hành bằng một chương trình đặc biệt khác và sẽ không được chấp nhận.

 Hiển thị lịch vận hành cho mỗi hệ thống được cung cấp. Nó bao gồm tất cả dữ liệu về lịch vận hành và thông số liên quan.

 Chỉ cần chọn những lệnh trên thanh công cụ là có thể in toàn bộ lịch vận hành của hệ thống giúp cho việc chẩn đoán và quản lý các thiết bị trong tòa nhà.

6.1.5. Mật mã.

 Mỗi người sử dụng có các thông tin sau: Tên ( ít nhất 12 ký tự), mật mã (ít nhất 12 ký tự) và mức độ được phép truy cập ( từ 1 đến 5).

 Chỉ có người giữ cấp mật mã cao nhất (cấp 1) mới được phép thay đổi mật mã.

 Khi nhập vào hoặc sữa đổi mật mã, trên màn chỉ được hiển thị các dấu **** dể tránh mật mã bị lộ.

 Hệ thống hỗ trợ ít nhất 100 mật mã.

 Ít nhất có 5 mức độ truy cập vào hệ thống: -mức độ 5:Chỉ được xem các thông số

-mức độ 4:Mức độ 5 và thay đổi cá thông số hoạt động(vd:setpoint,giới hạn báo động,vv..)

-mức độ 3:Mức độ 4 và sửa đổi cơ sở dữ liệu.

-mức độ 2:Mức độ 3 và khả năng tạo ra cơ sở dữ liệu,lập trình,… - mức độ 1:Tất cả các mức độ nói trên và định nghĩa mật mã.

 Những người vận hành chỉ có thể ra lệnh vận hành cho những thiết bị mà họ được phép, tùy theo mật mã của mình. Những thanh công cụ cũng được giới hạn theo cấp mật mã.

 Hệ thống tự động tạo một bảng báo cáo các truy cập vào và thoát ra khỏi hệ thống của từng người sử dụng. Bất kỳ động tác thay đổi định dạng hay vận hành hệ thống đều được ghi nhận lại kể cả: thay đổi giá trị của các điểm, thay đổi lịch vận hành, thông số vận hành… Tất cả các thay đổi của báo động như những báo động bị xóa hay được xác nhận.

 Khi người vận hành đã truy cập vào hệ thống và sau đó quên thoát ra thì hệ thống thì sẽ được tự động thoát theo khoảng thời gian định trước (1 đến 60 phút).

Một phần của tài liệu Thuyết minh kỹ thuật hệ thống quản lý tòa nhà BMS (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)