Bối cảnh trong nước và thế giới ảnh hưởng tới việc phát huy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy động lực tinh thần nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 103)

3.1. Các định hướng và giải pháp

3.1.1. Bối cảnh trong nước và thế giới ảnh hưởng tới việc phát huy

lực tinh thần trong những năm tới

Phân tích tổng quát có thể nhận thấy động lực tinh thần( xã hội) cho việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế ở Việt Nam bao gồm: Những tác động tích cực của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thông qua đường lối đổi mới của Đảng và các giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp của dân tộc trải qua mấy ngàn năm lịch sử. Do vậy, khi phân tích các động lực tinh thần cho việc huy động và sử dụng các nguồn lực phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay và nhiều năm tiếp theo chính là phân tích những tác động tích cực của hai nhóm động lực tinh thần này, trong đó những động lực tạo ra từ sự tác động của đường lối đổi mới của Đảng là quan trọng nhất. Những tác động này chịu những ảnh hưởng nhất định từ bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay và những năm tớị

- Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới vào thập niên cuối thế kỷ XX đã dẫn tới thực tế là phong trào xã hội chủ nghĩa đang ở giai đoạn thoái tràọ Giai đoạn này có thể còn kéo dài một vài thập niên đầu thế kỷ XXỊ Hiện nay chỉ còn một số nước vẫn kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa theo phương thức chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiêu biểu nhất là Trung Quốc và Việt Nam. Thực tế này có ảnh hưởng rất lớn tới việc phát huy vai trò tác động tích cực của đường lối các Đảng cộng sản đối với tiến trình phát triển kinh tế xã hộị Trong thực tế không thể tránh khỏi những tư tưởng và tâm

trạng của một bộ phân không nhỏ các đảng viên và quần chúng phân vân, thậm chí nghi ngờ về giá trị cách mạng và khoa học của ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, do Đảng cộng sản đại biểu, đang giữ vai trò là người lãnh đạo duy nhất và toàn diện đối với quá trình phát triển kinh tế- xã hộị

- Xu hướng toàn cầu hoá, mà trước hết là toàn cầu hoá kinh tế đang là một xu hướng lớn, khách quan, tất yếu tác động đến tất cả các nền kinh tế của mọi nước với trình độ phát triển khác nhaụ Xu hướng đó vừa tạo ra thời cơ để mọi quốc gia có thể tiếp cận các nguồn lực quốc tế vừa tạo ra những nguy cơ đe doạ nền độc lập và chủ quyền của các quốc gia dân tộc, nhất là các quốc gia dân tộc đang ở trình độ kinh tế kém phát triển. Theo nhiều nhà nghiên cứu, xu hướng toàn cầu hoá kinh tế hiện nay đang bị các nước tư bản phát triển lợi dụng và chi phối mạnh mẽ theo lợi ích của họ bởi chính các nước tư bản phát triển, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế tư bản lớn đang nắm được những ưu thế về vốn và khoa học công nghệ nhiều nhất và tiên tiến nhất. Nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về trình độ phát triển kinh tế của các nước đang và kém phát triển là một thực tế. Điều này có ảnh hưởng lớn tới đời sống tư tưởng và tâm lý xã hội đối với những nước hiện đang ở trình độ kinh tế kém phát triển như Việt Nam. Một mặt nó có thể tạo ra xu hướng tư tưởng và tâm lý nóng vội, muốn dứt bỏ hoàn toàn hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và các giá trị truyền thống dân tộc để nhanh chóng hoà vào ý thức hệ tư bản chủ nghĩa với mong muốn có được ngay trình độ phát triển kinh tế như các nước tư bản phát triển hiện naỵ Mặt khác, nó cũng tạo ra khả năng chần chừ, do dự, thiếu triệt để trong việc tiếp tục đổi mới quan điểm phát triển kinh tế theo xu hướng hội nhập, mở cửa vì lo sợ xa rời mục tiêu xã hội chủ nghĩa và băng hoại các giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã từng được bảo lưu hàng ngàn năm quạ Trong thực tế, những tác động đó có thể là môi trường thuận lợi cho các ý tưởng bảo thủ, trì trệ trên con đường đổi mới nhằm phát huy các ưu thế nguồn lực trong nước và lợi dụng ưu thế các nguồn lực về

vốn và công nghệ nước ngoàị ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại cả hai xu hướng đó. Cả hai xu hướng này đều có tác động tiêu cực, cản trở việc phát huy các động lực tinh thần theo mục tiêu huy động tối đa và sử dụng tối ưu các nguồn lực phát triển kinh tế. Trong nhiều năm tới, khi mà nền kinh tế thị trường Việt Nam tiếp tục phát triển theo xu hướng mở cửa mạnh mẽ hơn thì chắc chắn trong đời sống tinh thần xã hội sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai dòng tư tưởng đối lập đó. Giải quyết mâu thuẫn này như thế nào điều đó tuỳ thuộc bản lĩnh và trình độ khoa học, cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - một Đảng chính trị duy nhất đã từng vượt qua mọi thử thách cam go của lịch sử, lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành độc lập dân tộc và bước đầu thành công trên con đường đổi mới hơn 15 năm quạ

- Công cuộc đổi mới hơn 20 năm qua đã giành được những thắng lợi to lớn nếu xét từ giác độ bước tiến của lịch sử xây dựng chủ nghĩa xã hội, mặc dù về mặt khoảng cách không gian phát triển của thời đại còn nhiều bức bách.

Những thành công trên con đường đổi mới có tác động tích cực đến tư tưởng và tâm lý của công chúng và đảng viên ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào ý thức hệ xã hội chủ nghĩạ Điều đó tạo thuận lợi hơn cho việc phát huy động lực tinh thần từ giác độ tác động của hệ tư tưởng chính thống của Đảng tới quá trình phát triển kinh tế.

Xét từ những bài học kinh nghiệm lịch sử dân tộc hàng ngàn năm qua và lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo (1930) có thể khẳng định sức sống Việt Nam là: Những bức bách lịch sử càng cam go thì sức sáng tạo vào ý chí hành động của con người Việt Nam càng mạnh mẽ, tạo ra sức bật lịch sử chưa từng có tiền lệ. Có thể tin tưởng rằng trong tương lai không xa, sức mạnh tinh thần Việt Nam sẽ trỗi dậy như một động lực thần kỳ. Vấn đề là ở chỗ phải phát huy truyền thống Đảng tin vào sức sáng tạo của quần chúng nhân dân, dân

nước thực thụ - nhà nước chức năng, không phải nhà nước cai trị dân. Đó là nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân - nhà nước xã hội chủ nghĩạ

Trong nhiều năm tới, công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra quá trình chuyển đổi những gì còn lại của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường - công nghiệp - mở cửa; quá trình cải tạo nền kinh tế truyền thống tiểu nông, tự cấp, tự túc sang nền kinh tế thị trường; quá trình phát triển vừa tuần tự, vừa có những bước nhảy đột biến thực tế đó sẽ tiếp tục tác động đa chiều trên bình diện tư tưởng và tâm lý xã hộị Vì vậy, trong nhiều năm tới vẫn tiếp tục diễn ra quá trình đấu tranh không khoan nhượng giữa quan điểm đổi mới, cách mạng của Đảng với mọi biểu hiện của tư tưởng, tâm lý bảo thủ, trì trệ, đặc quyền đặc lợi của một số bộ phận gắn với cơ chế kinh tế tập trung bao cấp cũng như những tư tưởng và tâm lý lạc hậu truyền thống của xã hội tiểu nông hàng ngàn năm qua đang là sức ỳ đối với nhu cầu phát triển kinh tế thị trường- công nghiệp- mở cửạ Chiến thắng trong cuộc đấu tranh này phụ thuộc vào bản lĩnh, trí tuệ của Đảng và phụ thuộc rất lớn vào sức mạnh quyền lực của nhà nước xã hội chủ nghĩạ

3.1.2. Các quan điểm cơ bản về phát huy động lực tinh thần nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Để huy động và sử dụng có hiêụ quả các nguồn lực phát triển kinh tế hiện nay đến năm 2010, cần xây dựng những quan điểm thích hợp. Trên phương diện phát huy động lực tinh thần nhằm đáp ứng mục tiêu huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, cần thiết phải xây dựng ba quan điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Các nguồn lực hiện có và các nguồn lực tiềm năng (trong và ngoài nước) chỉ có thể được huy động tối đa và được sử dụng có hiệu quả khi trong tổng thể hoạt động kinh tế - xã hội tạo ra được các động lực cần thiết mà khái quát lại là hai nguồn động lực vật chất và tinh thần. Như vậy, nguồn lực tinh thần là một trong hai nguồn động lực quan trọng. Hơn nữa, theo xu hướng phát

triển, các động lực tinh thần ngày càng quan trọng. Trong những điều kiện cụ thể, động lực tinh thần còn có thể quan trọng ơn cả động lực vật chất. Biện chứng trong cơ chế tác động giữa động lực vật chất và động lực tinh thần là sự bổ trợ cho nhau, trong đó động lực vật chất chỉ được nhận biết và phát huy tác dụng khi nó thông qua động lực tinh thần. Thực tiễn lịch sử Việt Nam cho thấy không phải lúc nào động lực vật chất cũng giữ vai trò chính của các sự kiên lịch sử. Trong những điều kiện cam go của lịch sử, con người Việt đã trước hết phát huy các giá trị tinh thần truyền thống và biến nó thành động lực cơ bản của lịch sử, vượt qua mọi thử thách để tồn tại và phát triển.

Như vậy, xét trong toàn bộ tiến trình phát triển kinh tế đều phải coi trọng cả động lực vật chất và động lực tinh thần. Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà vai trò của mỗi nguồn động lực đó có thể có vai trò quan trọng ít, nhiều khác nhaụ

Thứ hai: Động lực tinh thần được tạo ra bởi sự tác động đan xen, đa chiều của rất nhiều nhân tố tinh thần xã hội, đó là sự tác động của hệ tư tưởng xã hội và tâm lý xã hội; sự tác động giữa hệ tư tưởng chính thống và hệ tư tưởng truyền thống; sự tác động đan xen giữa các nhân tố tích cực và tiêu cực của các hệ giá trị truyền thống v.v Vì vậy, việc phát huy động lực tinh thần cần thiết phải là phát huy tổng hợp các yếu tố, tạo nên tính đồng thuận giữa các giá trị tinh thần truyền thống và hiện đại, chính trị và văn hoá, dân tộc và thời đại v.v

Việt Nam là một quốc gia theo thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa, do đó hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa giữ vai trò thống trị trong đời sống tinh thần của xã hộị Các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự thể hiện tập trung các giá trị tinh thần truyền thống dân tộc, trên nền tảng của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, trung tâm của việc phát huy động lực tinh thần là phát huy vai trò tác động tích cực của các quan điểm, đường lối của Đảng. Một mặt, những quan điểm, đường lối của Đảng là căn cứ trực tiếp của

nhà nước tạo ra các điều kiện để các quan điểm; đường lối của Đảng trực tiếp tác động đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội, thông qua đó phát huy các nguồn lực phát triển kinh tế.

Những tác động của các quan điểm, đưòng lối ủa Đảng không những tác động đến quá trình phát huy các nguồn lực thông qua thể chế nhà nước mà còn tác động thông qua mọi hoạt động xã hội, góp phần tạo động lực tinh thần phát huy các nguồn lực.

Thứ ba: Các nhân tố tinh thần tồn tại trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hộị Trong hoạt động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, trong hoạt động của nhà nước và trong mọi hoạt động của các tổ chức quần chúng. Vì vậy, phát huy động lực tinh thần cần phải là một tổng thể của các hoạt động xã hội, từ hoạt động của các tổ chức Đảng đến hoạt động của nhà nước các cấp; từ hoạt động của các tổ chức chính phủ đến hoạt động của các tổ chức xã hộị Từ việc xây dựng các quan điểm, đường lối của Đảng đến việc thể chế hoá thành pháp luật, chính sách của nhà nước và xây dựng các giải pháp tổ chức thực hiện trong thực tiễn kinh tế - xã hội; từ việc pháp luật hoá các quan điểm, đường lối của Đảng đến việc tích cực tuyên truyền các quan điểm, đường lối đó trong hoạt động kinh tế - xã hội, tạo thành các phong trào cách mạng sâu rộng trong toàn dân; trở thành nếp nghĩ và tâm thế tích cực đối với mỗi đảng viên, mỗi cán bộ và mỗi người dân bình thường nhất.

Trong toàn bộ hoạt động đó, hoạt động đổi mới quan điểm đường lối và đổi mới hệ thống chính trị cùng với hoạt động đổi mới chính sách, pháp luật và hoạt động tổ chức của bộ máy nhà nước giữ vị trí then chốt, trung tâm; đóng vai trò là những đột phá khẩn trong toàn bộ hoạt động kinh tế- xã hội, nhằm phát huy động lực tinh thần toàn xã hội vào việc huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế theo mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thành công vào năm 2020.

3.1.3. Các phương hướng phát huy động lực tinh thần nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Xuất phát từ các quan điểm nói trên, căn cứ vào thực trạng hiện nay và xu hướng phát triển các nguồn lực trong những năm tới trong bối cảnh quốc tế và tình hình đất nước, có thể xác định các phương hướng tổng quát sau đây theo mục tiêu phát huy động lực tinh thần, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế.

Một là: Như đã xác định, trong các động lực tinh thần xã hội thì sự đổi mới các quan điểm, đường lối của Đảng có tác động mạnh mẽ nhất đến quá trình giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng ngày càng có hiệu quả các nguồn lực. Vì vậy, phương hướng cơ bản, đầu tiên được xác định là tiếp tục nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, trên cơ sở tính khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm tiếp tục hoàn thiện các quan điểm đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng.

Những thắng lợi của công cuộc đổi mới hơn 20 năm qua đã chứng minh rằng những đổi mới trong quan điểm, đường lối của Đảng có ý nghĩa đột phá, khơi dậy tiềm năng sáng tạo trong toàn bộ hoạt động kinh tế, nhiều nguồn lực do sự hạn chế của các quan điểm về mô hình chủ nghĩa xã hội cổ điển đã không thể được huy động hoặc sử dụng không hiệu quả. Các quan điểm về sở hữu, về bóc lột thặng dư, về vị trí vai trò của các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân.v.v là các quan điểm mấu chốt, có liên quan trực tiếp tới việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước. Cho đến nay, căn cứ vào các văn kiện của Đảng, các quan điểm đó đã được đổi mới về căn bản nhưng khi đi vào cuộc sống vẫn phát sinh các vấn đề mâu thuẫn cần tiếp tục được nghiên cứu và đổi mớị

Hai là: Những quan điểm đổi mới của Đảng cũng như những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc và những nhân tố tư tưởng, tâm lý xã hội tích cực khác chỉ thực sự trở thành động lực tinh thần phát triển kinh tế khi mà nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy động lực tinh thần nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 103)