Đường kính khoảng 0,2 cm, mặt ngoài màu nâu nhạt, lốm đốm, có mấu mang lá hoặc vết tích

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cây thuốc quanh ta potx (Trang 25 - 29)

nhạt, lốm đốm, có mấu mang lá hoặc vết tích của cuống lá.

Bộ phận dùng: Lá, cành.

Phân bố: Cây mọc hoang, phân bố chủ yếu ở các vùng ấm thuộc các nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin và các nước Đông Dương. Ở Việt Nam, Bồ công anh phân bố rải rác khắp mọi nơi (thường ở độ cao dưới 1000 mét) đến trung du và đồng bằng. Cây thường mọc ở nơi đất ẩm, trong vườn, ven đường đi, bãi sông hoặc trên các thửa ruộng, nương rẫy đã bỏ hoang.

Thu hái: vào khoảng tháng 5 - 7, lúc cây chưa ra hoa hoặc bắt đầu ra hoa, loại bỏ lá già, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

Tác dụng dược lý

Bồ công anh (Đông y cho là thuộc về hàn lương) được áp dụng phương pháp lồng cử động đã thể hiện tác dụng an thần.

Flavonoid của Bồ công anh đã được nghiên cứu tác dụng sinh học thấy có tác dụng ức chế men Oxy hóa khử peroxydase và catalase máu chuột cống trắng. Những thí nghiệm tiến hành với huyết thanh người cũng cho những kết quả ức chế men oxy hóa khử rõ rệt.

Theo tài liệu nước ngoài, tại một số nước, người ta có sử dụng và nghiên cứu những loài Lactuca khác như L.virosa, L. sativa (rau diếp ăn của Việt Nam), thấy những cây này không độc và có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương gây ngủ nhẹ.

Thành phần hoá học: Flavonoid, chất nhựa.

Công năng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết

Công dụng: Trị nhọt độc, sưng vú do tắc tia sữa, tràng nhạc.

Cách dùng, liều lượng: Ngày 8 - 30g sắc uống. Lá tươi giã nát đắp ngoài.

Bào chế:

Rửa sạch lá, cắt đoạn 3 - 5 cm, phơi khô để dùng.Nấu cao: Rửa sạch, phơi khô, nấu thành cao đặc (1 ml cao tương đương 10 g dược liệu)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cây thuốc quanh ta potx (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(89 trang)