8. Kết cấu của luận văn
1.3. Vai trò của phát huy dân chủ ở cơ sở trong quá trình
thôn mới ở nước ta hiện nay
Nước ta quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội vốn từ một nước nông nghiệp lac hậu, lại chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh kéo dài và ác liệt. Trong xã hội lúc đó đã có những yếu tố dân chủ truyền thống, tuy không nhiều nhưng điều đó gây không ít khó khăn cho việc xây dựng một nước dân chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa do ảnh hưởng khá đậm nét của Nho giáo trong đời sống nên dân ta trong quan hệ ứng xử thường mang nặng chữ “Tình”, đặt tình cao hơn lý, chưa có thói quen sống trong thiết chế dân chủ.
Trước đây do tư tưởng chủ quan, duy ý chí, thiếu quan điểm lịch sử cụ thể nên chúng ta chưa coi trọng đúng mức vấn đề “lấy dân làm gốc”, vì thế chưa có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là ở những vùng nông thôn. Đây chính là một trong những nguyên nhân mấu chốt dẫn đến
khủng hoảng kinh tế trước thời kỳ đổi mới do chúng ta chưa phát huy có hiệu quả và tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của nhân dân, nhất là từ cơ sở.
Xuất phát từ thực tiễn nhu cầu phát triển đất nước theo đinh hướng XHCN, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Đại hội xác định khâu đột phá và bước đột phá là lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn và đối tượng là đông đảo nông dân. Đại hội cũng nêu lên nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó có bài học “phải lấy dân làm gốc”. Chủ trương thực hiện phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “tất cả do dân, vì dân”, xem đó là nề nếp của xã hội mới, thể hiện chế độ do nhân dân dân lao động làm chủ.
Trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước đã từng bước nhận thức ra những hạn chế, yếu kém trong việc lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở. Sự ra đời của quy chế dân chủ và pháp lệnh dân chủ ở cơ sở là một đòi hỏi tất yếu của thực tiễn thực hiện và phát huy dân chủ ở nước ta, thể hiện tầm nhìn chiến lược trong tư duy của Đảng và nhà nước là hướng về cơ sở, lấy dân làm gốc. Từ khi ra đời đến nay quy chế dân chủ và pháp lệnh dân chủ ở cơ sở đã phát huy tác dụng rõ rệt, tạo ra bước ngoặt về chất trong thực hiện và phát huy dân chủ ở nông thôn nước ta. Phát huy dân chủ ở cơ sở trong quá trình xây dựng nông thôn mới có nhũng vai trò nổi bật như sau:
Phát huy tốt dân chủ cơ sở trong quá trình xây dựng nông thôn mới nhằm tạo động lực xây dựng phát triển nông thôn Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiên đại hóa và dân chủ, công bằng, văn minh.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nước ta là một yêu cầu tất yếu của công cuộc xây dựng CNXH. Trong đó việc phát huy dân chủ ở cơ sở có tác dụng quan trọng, thúc đẩy nhanh tốc độ của quá trình này, thông qua việc phát huy dân chủ ở cơ sở, người dân ở nông thôn được trực tiếp tham gia trao đổi bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến xây dựng chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, họ được tự chủ sản xuất kinh doanh theo pháp luật, được triển khai trao đổi việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, được
đào tạo nghề, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, được khuyến khích tham gia vào các hoạt động phát minh, sáng chế công cụ sản xuất cho năng suất cao, chất lượng tốt và có sức cạnh tranh trên thi trường.
Phát huy dân chủ ở cơ sở trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã tạo được sự chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội theo hướng “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”:
Trên lĩnh vực kinh tế: Nhân dân lao động, nhất là nhân dân lao động ở cơ sở có điều kiện thể hiện khả năng lao động sáng tạo của mình; xuất hiện ngày càng nhiều sáng kiến hay trong quá trình lao động sản xuất, nhiều cá nhân sản xuất giỏi được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Những chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở được nhân dân tham gia ý kiến, góp của, góp công thực hiện nhanh hơn, tốt hơn. Sự chuyển biến mạnh mẽ đó đã đóng góp tích cực cho quá trình phát triển nền kinh tế nước ta, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất của nhân dân. Ở nhiều nơi, nhân dân đã mạnh dạn phát biểu ý kiến đóng góp, đề xuất với Đảng và Nhà nước sửa đổi chính sách, quy định cho thiết thực hơn, tạo điều kiện cho họ vay vốn, hướng dẫn họ chuyển đổi cơ cấu sản xuất và ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội.
Trên lĩnh vực chính trị: Phát huy dân chủ ở cơ sở trong quá trình xây dựng nông thôn mới góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong phong cách lãnh đạo của cán bộ theo tinh thần “hướng về cơ sở, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”; hạn chế sự thoái hoá, biến chất của đội ngũ cán bộ cơ sở. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ cơ sở không ngừng được bổ sung, được thanh lọc qua phong trào thực tiễn ở cơ sở và bằng một cơ chế dân chủ do chính nhân dân đảm nhiệm. Hơn nữa nó còn tác động tích cực đến việc củng cố, đổi mới, nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn: xây dựng chỉnh đốn Đảng, thúc đẩy việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, làm cho mối quan hệ giữa dân với Đảng gắn bó chặt chẽ hơn. Vai trò hạt
nhân lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng đối với chính quyền và các đoàn thể nhân dân được nâng lên; đưa hoạt động của các cấp uỷ đảng, chính quyền dần đi vào nền nếp, đúng pháp luật; khắc phục tình trạng lấn sân, làm việc tuỳ tiện, cửa quyền; xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; thúc đẩy cải cách hành chính, cải tiến sự chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền. Các đoàn thể và các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác ở cơ sở được củng cố, hoạt động gắn bó, sâu sát hơn với nhân dân, cùng nhân dân giải quyết tốt những vấn đề đặt ra trong đời sống kinh tế và sinh hoạt cộng đồng. Những tác động đó còn góp phần chuyển biến và hoàn thiện phong cách làm việc, trình độ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Nhân dân nhận thức ngày càng đúng đắn, sâu sắc hơn về quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với việc xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân; mạnh dạn đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Thông qua việc phát huy dân chủ ở cơ sở, nhân dân thực hiện tốt hơn quyền bầu cử của mình. Họ có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn những người thật sự xứng đáng đại diện cho ý chí và quyền lợi của mình và Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Trưởng thôn và một số chức danh khác.
Trên lĩnh vực văn hoá-xã hội: Nhờ phát huy dân chủ ở cơ sở đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống văn hoá của nhân dân, củng cố và tăng cường tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”... Nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ, giúp đỡ người nghèo, người bị thiên tai, xoá đói, giảm nghèo, giúp nhau làm kinh tế...; xây dựng đời sống mới: gia đình văn hoá, thôn văn hóa, xã văn hoá; ý thức tự giác trong việc giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng được củng cố và nâng cao, khắc phục được những vấn đề nhức nhối về tư tưởng đạo đức, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa, văn minh lành mạnh trong từng gia đình, làng xã, cơ quan, xí nghiệp, trường học, các đơn vị vũ trang, vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh, lối sống lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khôi phục
và củng cố những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Người dân còn được trực tiếp tham gia các hoạt động sáng tạo các giá trị văn hóa tinh thần, đồng thời cũng là chủ thể hưởng thụ các giá trị văn hóa tốt đẹp ấy.
Phát huy dân chủ cơ sở trong quá trình xây dựng nông thôn mới nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp quần chúng tại khu vực nông thôn trong quá trình thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Thông qua việc phát huy dân chủ ở cơ sở, nhân dân thường xuyên được tiếp xúc và thực hành dân chủ, qua đó tạo điều kiện nâng cao nhận thức cho người dân về vai trò, vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát huy dân chủ, về quyền hạn và nghĩa vụ trong việc thực thi các quyền đó và cũng nâng cao năng lực thực hành cho họ từ đó người dân sẽ chủ động, tích cực tham gia ngày càng sâu rộng hoạt động của mình vào các công việc quản lý nhà nước và quản lý xã hội ở địa phương. Phát huy được sức mạnh tổng hợp của quần chúng trong thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Không những vậy khi được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền lắng nghe và tiếp thu ý kiến thì người dân sẽ không chỉ bày tỏ những tâm tư nguyện vọng của mình mà còn chủ động đề xuất với Đảng và chính quyền những giải pháp tích cực, sát thực với tình hình địa phương giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội. Khi ý Đảng hợp với lòng dân sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, to lớn vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Qua đó sẽ quy tụ được đông đảo nhân dân tham gia vào các quá trình kinh tế - xã hội ở nông thôn, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, tạo thành phong trào chính trị rộng lớn dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và các cấp chính quyền ở cơ sở.
Từ khi Pháp lệnh dân chủ được triển khai thực hiện ở khu vực nông thôn đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo nhân dân cùng sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành nên đã đem lại nhiều kết quả thiết thực trong phát triển kinh tế - xã hội. Các quy định của pháp lệnh
dân chủ được công khai minh bạch, nhân dân được tham gia đóng góp ý kiến, được theo dõi kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, từ đó làm cho niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền ở địa phương được nâng lên rõ rệt, nhân dân phấn khởi yên tâm và sẵn sàng chung tay góp sức vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, xây dựng nông thôn mới văn minh, giàu đẹp.
Những năm vừa qua, hàng chục nghìn căn nhà tình nghĩa, tình thương, trường học, nghĩa trang liệt sỹ, các công trình thủy lợi, giao thông nông thôn… với giá trị hàng trăm triệu đồng đã được nhân dân tự nguyện đóng góp, phong trào xây dựng nông thôn mới được nhân dân tích cực tham gia, đồng tình ủng hộ đã đem lại hiệu quả cao, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, dồn điền đổi thửa, giải phóng mặt bằng được diễn ra nhanh gọn, góp phần giũ vững trật tự an ninh và ổn định chính trị tại địa phương.
Phát huy dân chủ cơ sở trong quá trình xây dựng nông thôn mới là yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công Chiến lược mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26- NQ/TW, trong đó có ghi lập Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới xác định quan điểm chỉ đạo là: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững, gìn giữ ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Nông dân là chủ thể của quá trình phát triển; xây dựng nông thôn mới là căn bản, phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là khâu then chốt”.
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo chiều sâu, hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung; nhiều mặt hàng nông sản đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Kết cấu hạ tầng nông thôn ngày một hoàn thiện, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, trường học, trạm y tế… đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nâng cao dân trí, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Thương mại, dịch vụ vùng nông thôn không ngừng phát triển, góp phần quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân vùng nông thôn, từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực, tỷ trọng trong sản xuất nông nghiệp giảm dần, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn được củng cố; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực nông thôn ổn định.
Ở nước ta với số dân chiếm số đông sống ở vùng nông thôn, vốn chịu nhiều hy sinh, mất mát và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, trong xây dựng quê hương. Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên lĩnh vực nông nghiệp, làm thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân. Tuy nhiên, nhìn chung đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân ở nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn, khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn còn lớn và có xu hướng gia tăng. Trong bối cảnh đó, Chương trình xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước đã đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, lòng mong mỏi của các Đảng bộ và nhân dân, thật sự là một chủ trương “mang ý Đảng, hợp lòng Dân”. Để đạt được những lợi ích thiết thực cho người dân đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền, toàn xã hội và người dân phải thống nhất về tư tưởng, có nhận thức đầy đủ, từ đó tích cực và chủ động tham gia. Muốn làm được điều đó thì việc phát huy dân chủ ở cơ sở được coi là yếu
tố quyết định dẫn đến sự thành công Chiến lược mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Trước hết, để phát huy dân chủ trong xây dựng nông thôn mới, phải mở cuộc vận động tuyên truyền về quyền làm chủ của người dân ở nông thôn, phát động vai trò chủ thể, ý thức làm chủ của từng cộng đồng, từng gia đình, từng người dân trên tinh thần “dân vận” của Bác Hồ “vận động lực lượng của mỗi người dân, không bỏ sót người dân nào, nhằm thực hiện những việc nên