7. Kết cấu luận văn
1.3. K toán thu, chi vt quả h ot động trong các đơn vị sự nghiệp công
công lập
1.3.1. Kế toán thu chi và kết quả hoạt động sự nghiệp
1.1.3.1. Kế toán thu, chi hoạt động do NSNN cấp
- Thu từ các khoản do NSNN cấp cho hoạt động thường xuyên, không thường xuyên được ghi nhận khi đơn vị rút dự toán hoặc rút bằng Lệnh chi tiền để chi trả cho các hoạt động thường xuyên, không thường xuyên của đơn vị.
Đối với các khoản tạm ứng dự toán hoặc tạm ứng bằng Lệnh chi tiền kinh phí hoạt động về quỹ tiền mặt hoặc về tài khoản tiền gửi, đơn vị không được ghi nhận doanh thu ngay mà hạch toán qua Tài khoản 337 Tạm thu. Chỉ được ghi nhận doanh thu khi đơn vị đã thực hiện thanh toán các khoản tạm ứng này với NSNN.
- Kinh phí từ nguồn NSNN dùng để đầu tư, mua sắm TSCĐ hoặc mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho (xuất dùng dần) là khoản kinh phí được cấp một lần nhưng đơn vị sử dụng trong nhiều năm (hoặc xuất sử dụng dần trong năm), do đó, không ghi nhận ngay vào các khoản thu hoạt động do NSNN cấp tại thời điểm tiếp nhận mà được ghi nhận là 1 khoản nhận trước chưa ghi thu. Đơn vị ghi thu phù hợp với tình hình thực tế sử dụng tài sản, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (khi đơn vị xuất kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ ra sử dụng hoặc tính hao mòn/trích khấu hao TSCĐ phản ánh vào chi phí thì cuối năm phản ánh vào thu hoạt động do NSNN cấp tương ứng với số đã tính hao mòn/trích khấu hao hoặc số nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ đã xuất trong kỳ).
- Trường hợp đơn vị được nhà nước cấp bù miễn, giảm học phí bằng dự toán (chưa chuyển sang giá dịch vụ giáo dục, đào tạo), thì phần học phí được cấp bù miễn, giảm phải được theo dõi chi tiết và quyết toán cùng với dự toán chi hoạt động tự chủ (nếu được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp) hoặc chi hoạt động không tự chủ (nếu không được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp) của đơn vị.
*Chứng từ kế toán:
Chứng từ thu: Quyết định giao dự toán, giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi kiêm chuyển khoản trong trường hợp rút tiền từ ngân sách nhà nước và chuyển thẳng cho người thụ hưởng, hóa đơn bán hàng.
Chứng từ chi:
- Chứng từ về lao động, tiền lương, phụ cấp, học bổng: bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng, bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, giấy báo làm thêm giờ...;
- Chứng từ về vật tư: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy báo hỏng, mất công cụ dụng cụ,biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá,bảng kê mua hàng, biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá...
- Chứng từ về tiền tệ: phiếu chi, bảng kiểm kê quỹ, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, giấy báo nợ, bảng sao kê của ngân hàng...
- Các chứng từ về tài sản cố định: biên bản giao nhận, biên bản thanh lý, biên bản đánh giá lại tài sản cố định, bảng tính hao mòn tài sản cố định…
- Ngoài ra còn một số chứng từ kế toán đặc thù khác đối với đơn vị sư nghiệp công lập có thu như lệnh chi tiền, giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt, giấy rút dự toán kiêm chuyển khoản, chuyển tiền điện tử, cấp séc bảo chi, giấy nộp trả kinh phí bằng tiền mặt.
* Tài khoản kế toán
- Kế toán các khoản thu hoạt động do NSNN cấp thì kế toán sử dụng các tài khoản sau:
+ Tài khoản 511 - Thu hoạt động do NSNN cấp: Tài khoản này dùng cho các đơn vị HCSN được NSNN cấp để phản ánh tình hình cấp phát kinh phí từ NSNN và các khoản thu hoạt động khác của đơn vị cũng như tình hình sử dụng các khoản thu đó.
+ Tài khoản 008 - Dự toán chi hoạt động: Tài khoản này dùng để phản ánh số dự toán chi hoạt động được cấp có thẩm quyền giao và việc rút dự toán chi hoạt động ra sử dụng.
+ Tài khoản 009 - Dự toán đầu tư xây dựng cơ bản: để phản ánh số dự toán kinh phí ngân sách nhà nước giao và việc rút chi chương trình, dự án ra sử dụng ở các đơn vị sự nghiệp.
+ Tài khoản 012 - Lệnh chi tiền thực chi: Tài khoản này dùng cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp được ngân sách cấp bằng Lệnh chi tiền thực chi vào tài khoản tiền gửi của đơn vị và việc rút tiền gửi ra sử dụng.
+ Tài khoản 013 - Lệnh chi tiền tạm ứng: Tài khoản này dùng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp để theo dõi tình hình ngân sách cấp bằng Lệnh chi tiền tạm ứng và việc thanh toán với NSNN về các khoản đã được cấp tạm ứng.
+ Tài khoản 018 - Thu hoạt động khác được để lại: Tài khoản này dùng cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp phản ánh các khoản thu hoạt động khác được để
lại đơn vị mà được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán (hoặc không giao dự toán) và yêu cầu phải báo cáo quyết toán theo mục lục NSNN.
+ Tài khoản 611 - Chi phí hoạt động: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi mang tính chất hoạt động thường xuyên và không thường xuyên theo dự toán chi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tài khoản 911 - Xác định kết quả: Để xác định và phản ánh kết quả của hoạt động do NSNN cấp
*Phương pháp kế toán
Phương pháp kế toán thu chi, kết quả từ ngân sách nhà nước cấp được thể hiện qua sơ đồ tại Phụ lục 1.1
1.1.3.2. Kế toán thu, chi hoạt động từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài *Nguyên tắc kế toán
- Thu viện trợ, vay nợ nước ngoài là nguồn tài trợ của nước ngoài cung cấp cho Nhà nước (Việt Nam) để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, bao gồm viện trợ không hoàn lại, và viện trợ phải hoàn lại cho nước ngoài nhưng với mức ưu đãi về lãi suất. Có 2 hình thức giải ngân vốn viện, vay nợ nước ngoài:
- Nhà nước đứng ra vay trực tiếp, vốn được giải ngân thông qua NSNN xuống cho các đơn vị thụ hưởng thông qua KBNN.
Nhà tài trợ giải ngân trực tiếp cho các đơn vị trực tiếp quản lý chương trình, dự án thông qua các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước xác định đủ tiêu chuẩn thanh toán vốn viện trợ (ngân hàng phục vụ).
- Các khoản chi từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài chỉ sử dụng ở những đơn vị được tiếp nhận các khoản viện trợ ở nước ngoài mà đơn vị trực ti ếp nhận được viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mà đơn vị được giao làm chủ dự án và các đơn vị được tiếp nhận các khoản vay nợ từ nước ngoài mà đơn vị là đơn vị thụ hưởng.
- Trường hợp đơn vị có nhiều chương trình, dự án viện trợ, vay nợ nước ngoài kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết chi phí theo từng chương trình, dự án và tập hợp chi phí theo yêu cầu quản lý.
*Chứng từ kế toán
Chứng từ thu: Giấy báo có các khoản tiền về viện trợ dự án Chứng từ chi:
- Chứng từ về công lao động: bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng, bảng chấm công...;
- Chứng từ về vật tư: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,...
- Chứng từ về tiền tệ: phiếu chi, giấy rút tiền, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, giấy báo nợ, bảng sao kê của ngân hàng...
- Các chứng từ về tài sản cố định: biên bản giao nhận, biên bản thanh lý,…
*Tài khoản kế toán sử dụng
Để phản ánh các khoản thu, chi, kết quả hoạt động viện trợ, vay nợ nước ngoài kế toán sử dụng các tài khoản sau:
+ Tài khoản 512 - Thu viện trợ, vay nợ nước ngoài: tài khoản này dùng cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp để phản ánh việc tiếp nhận, sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại hoặc nguồn vay nợ của nước ngoài do đơn vị làm chủ dự án (trực tiếp điều hành).
+ Tài khoản 004 - Kinh phí viện trợ không hoàn lại: Tài khoản này dùng để phản ánh việc tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ không hoàn lại phát sinh tại đơn vị.
+ Tài khoản 006 - Dự toán vay nợ nước ngoài: Phản ánh tình hình giao và sử dụng nguồn vay nợ nước ngoài.
+ Tài khoản 612 - Chi phí từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài: Tài khoản này dùng để phản ánh số chi từ nguồn viện trợ không hoàn lại và chi từ nguồn vay nợ của nước ngoài do đơn vị làm chủ dự án (trực tiếp điều hành, trực tiếp chi tiêu).
- Tài khoản 911 - Xác định kết quả: Để xác định và phản ánh kết quả của hoạt động hoạt động viện trợ, vay nợ nước ngoài.
*Phương pháp kế toán
Phương pháp kế toán thu, chi, kết quả hoạt động viện trợ, vay nợ nước ngoài được thể hiện qua sơ đồ tại Phụ lục 1.2.
1.1.3.3. Kế toán thu, chi phí được khấu trừ, để lại *Nguyên tắc kế toán
- Khi phát sinh các khoản thu phí, lệ phí đơn vị phản ánh vào TK 337- Tạm thu (3373). Định kỳ, đơn vị xác định số phải nộp NSNN theo quy định của pháp luật phí, lệ phí (hoặc nộp cấp trên (nếu có), phần được khấu trừ, để lại đơn vị là
nguồn thu của đơn vị và hạch toán vào TK 014- Phí được khấu trừ, để lại. Đồng thời, căn cứ vào số đã chi từ nguồn phí được khấu trừ để lại (trừ phần để đầu tư, mua sắm TSCĐ; mua sắm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho) để kết chuyển từ TK 337- Tạm thu (3373) sang TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại (đơn vị có thể kết chuyển từ TK 337 sang TK 514 đồng thời với chi phí phát sinh hoặc kết chuyển định kỳ tương ứng với số chi phí đã phát sinh).
- Đối với phần phí được khấu trừ, để lại dùng để đầu tư, mua sắm TSCĐ, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho (xuất dùng dần) là khoản thu 1 lần nhưng đơn vị sử dụng trong nhiều năm (hoặc xuất sử dụng dần trong năm), khi đơn vị mua TSCĐ hoặc mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho, kế toán sẽ kết chuyển từ TK 337 - Tạm thu (3373) sang TK 366 - Các khoản nhận trước chưa ghi thu. Cuối năm, căn cứ vào số khấu hao TSCĐ đã trích trong năm và tình hình xuất kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng trong năm, kế toán kết chuyển từ TK 366 - Các khoản nhận trước chưa ghi thu sang TK 514 - Thu phí được khấu trừ, để lại tương ứng với số khấu hao đã trích và số nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ đã xuất sử dụng.
- Cuối năm, toàn bộ số phí được khấu trừ, để lại được kết chuyển vào TK 911- Xác định kết quả (9111) để xác định thặng dư (thâm hụt). Việc xử lý số chênh lệch thu lớn hơn chi của số phí được khấu trừ, để lại được thực hiện theo quy định hiện hành.
*Chứng từ kế toán
- Chứng từ về công lao động: bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng, bảng chấm công...;
- Chứng từ về vật tư: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,...
- Chứng từ về tiền tệ: phiếu chi, giấy rút tiền, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, giấy báo nợ, bảng sao kê của ngân hàng...
- Các chứng từ về tài sản cố định: biên bản giao nhận, biên bản thanh lý,…
*Tài khoản kế toán
Kế toán thu, chi, kết quả các khoản phí, lệ phí được khấu trừ, để lại thì kế toán sử dụng các tài khoản sau:
+ Tài khoản 514 - Thu phí được khấu trừ, để lại: Tài khoản này áp dụng cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp để phản ánh các khoản phí thu được từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện hoặc số phí thu được từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện mà đơn vị được khấu trừ (đối với đơn vị sự nghiệp công lập), để lại (đối với cơ quan nhà nước) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
+ Tài khoản 014 - Phí được khấu trừ, để lại: Tài khoản này dùng cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp có phát sinh các khoản phí được khấu trừ, để lại theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
+ Tài khoản 614 - Chi phí hoạt động thu phí: Tài khoản này dùng cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức được phép thu phí, lệ phí để phản ánh các khoản chi cho hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí.
- Tài khoản 911 - Xác định kết quả: Để xác định và phản ánh kết quả của các khoản phí, lệ phí được khấu trừ, để lại
* Phương pháp kế toán
Phương pháp kế toán thu, chi, kết quả khoản phí, lệ phí được khấu trừ, để lại được thể hiện qua sơ đồ tại Phụ lục 1.3.
1.1.3.4. Sổ kế toán
- Sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, sổ tiền gửi kho bạc, sổ theo dõi tiền mặt, tiền gửi, sổ theo dõi dự toán ngân sách, sổ theo dõi nguồn kinh phí.
- Một số loại sổ kế toán chi kinh phí NSNN ngoài các loại sổ chung trên còn có thêm sổ chi tiết chi hoạt động, sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản, sổ theo dõi dự toán ngân sách…
- Một số loại sổ kế toán hoạt động thu, chi phí được khấu trừ để lại ngoài các loại sổ chung trên còn có thêm sổ theo dõi nguồn phí được khấu trừ, để lại.
- Một số loại sổ kế toán hoạt động thu, chi phí nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài ngoài các loại sổ chung trên còn có thêm sổ theo dõi nguồn viện trợ, sổ theo dõi nguồn vay nợ nước ngoài, sổ cái tài khoản 512, sổ cái tài khoản 612.
1.1.3.5. Trình bày thông tin trên Báo cáo quyết toán
- Báo cáo số dư dự toán, dư tạm ứng ngân sách nhà nước năm: tại đó kế toán tập hợp số liệu thu chi ngân sách nhà nước theo từng nguồn kinh phí và loại, khoản thể hiện ở số dự toán năm nay, số dự toán đã sử dụng.
- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách năm thể hiện ở chỉ tiêu Dự toán chi ngân sách nhà nước với giá trị ở cột Kinh phí được sử dụng (thể nguồn ngân sách nhà nước cấp) và giá trị tại cột số báo cáo thực hiện và quyết toán (thể hiện chi nguồn NSNN cấp).
- Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng: kế toán tập hợp số liệu thu- chi ngân sách nhà nước cấp theo từng Loại, Khoản.
- Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động: kế toán tập hợp số liệu thu- chi ngân sách nhà nước cấp theo từng Loại, Khoản, Mục, Tiểu mục.
- Thu, chi phí được khấu trừ để lại được phản ánh trên báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động tại chỉ tiêu nguồn phí được khấu trừ, để lại. Trên thuyết minh báo cáo quyết toán phản ánh tại chỉ tiêu hoạt động hành chính sự nghiệp, thuyết minh chi tiết các khoản doanh thu từ nguồn phí được khấu trừ để lại và chi phí phục vụ hoạt động thu phí từ nguồn phí được khấu trừ, để lại.
- Thu, chi hoạt động viện trợ, vay nợ nước ngoài được phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động tại chỉ tiêu doanh thu từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài và chi phí từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài.
1.3.2. Kế toán thu, chi và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Các đơn vị sự nghiệp công lập bên cạnh việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ chuyên môn của mình còn tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên cơ sở tận dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật và năng lực lao động sẵn có của đơn vị nhằm hỗ trợ cho hoạt động chuyên môn và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho người lao động trong đơn vị.
Các khoản thu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị sự