Xử lý dữ liệu trên GIS

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý thành lập bản đồ biến động lớp phủ khu vực huyện Thái Thụy Thái Bình (Trang 62)

3.4 Thành lập bản đồ biến động lớp phủ khu vực huyện Thái Thụy – Thái Bình

3.4.1 Xử lý dữ liệu trên GIS

Sử dụng công cụ của GIS để chồng xếp hai hiện trạng lớp phủ năm 2003 và năm 2009.

Các bước được thực hiện như sau:

- Khởi động ứng dụng ArcMap trong phần mềm Arcgis. Chọn Add Data lần lượt mở hai ảnh đã phân loại năm 2003 và năm 2009.

- Trên thanh menu chính của ArcMap => Window => ArcToolbox =>

Analysis Tools => Overlay => Intersect. Xuất hiện hộp thoại Intersect : cho

phép ta chọn 2 ảnh cần chồng xếp. Hình 3.12 :Lựa chọn ảnh để chồng xếp Dữ liệu hiện trạng lớp phủ 2003 Dữ liệu hiện trạng lớp phủ 2009 Bản đồ biến động lớp phủ 2003- 2009 Chồng xếp (Overlay)

Kết quả chồng xếp cho ra ảnh biến động của hai thời điểm năm 2003 và 2009. - Mở bảng thuộc tính Attribute of 2003_2009=> Option => Add Field để

thêm trường dữ liệu (đặt tên trường dữ liệu đó là Bien_dong).

Hình 3.13 Thêm trường dữ liệu

- Để tạo thuộc tính cho trường Bien_dong ta chọn Field Calculator .

Hình 3.15 Bản đồ biến động lớp phủ huyện Thái Thụy giai đoạn 2003-2009

- Tạo ma trận biến động: Trên thanh công cụ của ArcMap => AcrToolbox =>

Spatial Analyst Tools => Zonal => Tabulate Area => Xuất hiện hộp thoại Tabulate Area:

Hình 3. 17 Ma trận biến động diện tích các loại đất của năm 2003 so với năm 2009

Bảng thống kê diện tích biến động :

Diện tích năm 2003 (ha)

Diện tích năm 2009 (ha)

Diện tích thay đổi (ha) Sông hồ 1270.07 1161.84 -108.23 Thủy sản 1738.35 2179.62 +441.27 Đất hoa màu 5924.98 5147.33 -777.65 Đất trống 13527.9 13749.06 +221.16 Đất xây dựng 4078.76 4406.39 +327.63 Đất muối 172.49 173.61 +1.12 Đất rừng 1304.91 1406.82 +101.91 Biển 8996.88 8823.44 -173.44 Đất bãi bồi 68.63 34.86 -33.77

Hình 3.19 Biểu đồ hiện trạng lớp phủ giai đoạn 2003-2009

3.4.2 Nhận xét về xu thế biến động lớp phủ giai đoạn 2003- 2009

Qua bảng thống kê diện tích biến động ở trên ta thấy rằng sự biến động lớp phủ của huyện Thái Thụy giai đoạn 2003-2009 như sau:

+ Diện tích đất sông hồ năm 2003 là 1270.07 ha đến năm 2009 là 1161.84 ha giảm 108.23 ha so với năm 2009 chủ yếu là do chuyển đổi sang đất trồng hoa màu với diện tích là 129.6 ha.

+ Diện tích đất hoa màu năm 2003 là 5924.98 ha đến năm 2009 là 5147.33 ha giảm 777.65 ha so với năm 2009 chủ yếu là do chuyển đổi sang đất trống (đất trồng lúa) với diện tích là 2201.66 ha.

+ Diện tích đất trống (bao gồm cả đất trồng lúa)năm 2003 là 13527.9 ha đến năm 2009 là 13749.06 ha tăng 221.16 ha so với năm 2009.

+ Diện tích đất xây dựng năm 2003 là 4078.76 ha đến năm 2009 là 4406.39 ha tăng 327.63 ha so với năm 2003.

+ Diện tích đất làm muối 2003 là 172.49 ha đến năm 2009 là 173.61 ha tăng 1.12 ha so với cùng kỳ năm 2009.

+ Diện tích đất rừng ngập mặn năm 2003 là 1304.91 ha đến năm 2009 là 1406.82 ha tăng 101.91 ha so với năm 2009.

+ Diện tích đất biển năm 2003 là 8996.88 ha đến năm 2009 là 8823.44 ha giảm 173.44 ha so với năm 2009 chủ yếu là do chuyển dịch sang đất rừng là 21.921 ha. + Diện tích đất bãi bồi ven biển năm 2003 là 68.63 ha đến năm 2009 là 34.86 ha giảm 33.77 ha so với năm 2009.

Nguyên nhân của sự biến động trên là do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn toàn tỉnh, cộng với sự gia tăng dân số khá nhanh, các công trình mới, các khu du lịch, nghỉ dưỡng được xây dựng. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế chú trọng phát triển kinh tế công nghiệp, đầu tư phát triển kinh tế du lịch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với từng loại đất và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì mục tiêu quan trọng là bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, chống xói mòn đất canh tác, khôi phục vốn rừng đã mất,trồng thêm và tái tạo quỹ rừng là một trong những nhiệm vụ được quan tâm đặc biệt, phủ xanh đồi trọc, vì vậy mà diện tích rừng phòng hộ được nhân lên.

KẾT LUẬN

Sau khi hoàn thành đề tài “ Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý thành lập bản đồ biến động lớp phủ khu vực huyện Thái Thụy – Thái Bình giai đoạn 2003- 2009” em rút ra một số kết luận sau:

- Đất đai là tài nguyên vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Với sức ép của quá trình gia tăng dân số kết hợp với sử dụng đất đai thiếu bền vững đã gây sức ép lớn lên quá trình sử dụng đất. Vì vậy nghiên cứu sự thay đổi lớp phủ là căn cứ khoa học để đưa ra những chính sách sử dụng đất đai phù hợp nhằm nâng cao mức sống của người dân, đem lại hiệu quả cao hơn cả về kinh tế - xã hội và môi trường.

- Tư liệu ảnh viễn thám luôn có được thông tin mới nhất, chính xác và khách quan nó thực sự hiệu quả khi ứng dụng để thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ, một loại bản đồ có tính chất phản ánh đối tượng trong thời gian ngắn, đặc biệt đối với những nơi có biến động lớn, những nơi địa hình phức tạp.

- Ảnh SPOT có độ phân giải không gian cao và cho phép tạo ảnh lập thể nên được sử dụng trong nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và phân tích biến động và thành lập bản đồ tỷ lệ 1: 10.000 và nhỏ hơn.

- Phương pháp đánh giá biến động sau phân loại có những ưu điểm như: dễ thực hiện, cho biết sự thay đổi từ loại đất gì sang loại đất gì, xu hướng biến động và chúng ta cũng có thể sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã được thành lập trước đó.

- Phương pháp phân loại định hướng đối tượng trong viễn thám đã giải quyết được vấn đề xây dựng bản đồ nhanh chính xác, do vậy dần dần thay thế các phương pháp truyền thống bằng phương pháp viễn thám.

- Sau khi nghiên cứu tình hình sử dụng đất của huyện Thái Thụy ta thấy: trong giai đoạn 2003 – 2009 các loại hình sử dụng đất có sự biến động rõ rệt, đặc biệt với loại hình đất xây dựng, đất thủy sản và đất hoa màu. Nguyên nhân của sự

cấu kinh tế… diễn ra mạnh mẽ đã dẫn đến sự biến động đất đai như trên. Vì vậy cần có những chính sách cụ thể trong quy hoạch sử dụng đất nhằm ổn định sản xuất, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Trường Xuân, Phạm Vọng Thành, Công nghệ viễn thám, Giáo trình dùng cho học viên cao học ngành Trắc địa. Trường Đại học Mỏ- Địa chất năm 2005.

2. Phạm Vọng Thành, Viễn thám trong quản lý đất đai, Hà Nội 2009.

3. Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Yên Giang, Hướng dẫn sử dụng Envi 4.3. Đại học Mỏ- Địa Chất

4. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phòng Địa tin học- Viễn thám, Giáo trình ARCGIS căn bản, TP. Hồ Chí Minh 2005.

5.Võ Chí Mỹ, Phan Tuấn Hảo, Khoa học môi trường, Trường Đại học Mỏ- Địa Chất, Hà Nội 2005

6. Phạm Vọng Thành, Đoán đọc điều vẽ ảnh, Trường Đại học Mỏ- Địa Chất 7. Nguyễn Ngọc Thạch, Cơ sở Viễn thám, Hà Nội 2005

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý thành lập bản đồ biến động lớp phủ khu vực huyện Thái Thụy Thái Bình (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w