Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kế toán thu, chi và kết quả hoạt động tại Trường Đại học Y Hà Nội (Trang 100 - 103)

7. Kết cấu luận văn

3.4. Điều iện thực hiện giải pháp

3.4.1. Về phía Nhà nước

Thứ nhất, Chính phủ và Bộ tài chính cần hoàn thiện cơ chế tài chính dành cho các trường Đại học công lập

Hoàn thiện nội dung công tác kế toán chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện cơ chế quản lý tài chính nhất định, bởi vậy các giải pháp nêu trên chỉ thực hiện được nếu cơ chế tài chính của các trường Đại học công lập hoàn thiện theo các hướng sau đây:

- Tăng cường phân cấp, tự chủ tự chịu trách nhiệm: Đối với hoạt động giáo dục và đào tạo nói chung và hoạt động của các trường đại học công lập nói riêng về lâu dài phải tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu tư cơ sở vật chất các hoạt động dịch vụ sự nghiệp giáo dục; có trợ cấp trợ giá để đảm bảo các đối tượng chính sách, gia đình có công

và người nghèo thụ hưởng các dịch vụ sự nghiệp giáo dục và đào tạo cơ bản, thiết yếu. Tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính trên cơ sở có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng và nhu cầu thị trường, trình độ quản lý.

- Chuyển từ giao dự toán ngân sách nhà nước sang phương thức đơn đặt hàng: Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, tăng cường đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất các hoạt động sự nghiệp công cơ bản và thực hiện cơ cấu lại chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo giáo dục theo hướng ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên đối với các trường đại học công lập được Nhà nước giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ đào tạo nghề nghiệp ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, biên giới, hải đảo. Bên cạnh đó, thay đổi cơ bản phương thức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo nghề nghiệp tại các trường đại học công lập, từng bước chuyển từ việc giao dự toán ngân sách như hiện nay sang thực hiện phương thức đặt hàng, mua hàng dựa trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng của từng loại hình dịch vụ đào tạo.

Thứ hai, cần quy định cụ thể lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN. Quy định này nhằm tạo điều kiện để từng bước tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công vào chi phí.

Thứ ba, Bộ Tài chính cần xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam dựa trên chuẩn mực kế toán công quốc tế làm căn cứ cho các qui định trong chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Từ sau 2015, chủ trương của Chính phủ là tăng cường tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu do đó đặc điểm hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu có sự thay đổi căn bản: từ chỗ là đơn vị thực hiện dự toán ngân sách sang chủ động tìm kiếm nguồn thu và bù đắp các khoản chi, dẫn đến sự thay đổi trong hệ thống đánh giá tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và các trường đại học công lập nói riêng do đó hệ thống kế toán cơ sở cung cấp thông tin để đánh giá tài chính cũng cần có sự thay đổi tương xứng. Hệ thống kế toán hiện hành trong các đơn vị sự nghiệp có thu chưa phát huy

hiệu quả trong việc đánh giá hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm cả các trường đại học công lập trong điều kiện thực hiện tự chủ tài chính. Hơn nữa trong điều kiện các đơn vị này tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động đầu tư khác dựa trên thế mạnh ngành nghề đào tạo thì việc tổ chức mối liên kết giữa mảng kế toán hoạt động giáo dục đào tạo và mảng kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều bất cập do cơ sở kế toán khác biệt. Hơn nữa, trong lộ trình hội nhập và phát triển của Việt Nam, để tiến tới sự hài hoà giữa kế toán nhà nước Việt Nam và chuẩn mực kế toán công công quốc tế cần thiết phải xây dựng một hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam trên cơ sở chuẩn mực kế toán công quốc tế phù hợp với đặc thù của Việt Nam. Kế toán nhà nước của Việt Nam chịu sự chi phối bởi Luật Ngân sách và các văn bản quy định cơ chế tài chính cho các đơn vị thuộc lĩnh vực công. Khi còn tồn tại điểm khác bịêt giữa các qui định của luật ngân sách với các qui định của chuẩn mực kế toán công quốc tế, để có thể vận dụng được chuẩn mực công quốc tế đòi hỏi phải có sửa đổi, bổ sung theo từng giai đoạn. Là một bộ phận trong các đơn vị nhà nước, kế toán các trường đại học công lập không thể nằm ngoài hệ thống kế toán nhà nước nói chung. Việc thực hiện các giải pháp nêu trên theo hướng ứng dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế chỉ có thể vận hành được nêu toàn bộ hệ thống kế toán công cũng tuân thủ theo chuẩn mực kế toán công quốc tế hoặc chuẩn mực kế toán quốc tế. Do đó, trong giai đoạn 5-10 năm tới Bộ Tài chính cần nghiên cứu, ban hành bộ chuẩn mực kế toán công dành cho toàn bộ khối kế toán nhà nước.

Do vậy Nhà nước cần xem xét điều chỉnh những quy định trong chế độ kế toán HCSN cho phù hợp với xu hướng phát triển của các trường đại học công lập nói riêng và các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung.

Thứ tư, tăng cường nguồn đầu tư, phân cấp nhiều hơn nữa về quản lý cho các trường đại học, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của các đơn vị. Tăng cường đầu tư vốn xây dựng cơ sở vật chất và phương tiện máy móc thiết bị phục vụ công tác giảng dạy.

Thứ năm, Bộ Y tế cần tăng cường kiểm tra việc thực hiện tự chủ tài chính các cơ sở giáo dục có đào tạo khối ngành sức khỏe. Bên cạnh đó cần nghiên cứu đề nghị Chính phủ điều chỉnh các quy định hiện hành về tuyển sinh, chương trình đào

tạo, mức thu học phí, chính sách phân phối thu nhập để tăng quyền tự chủ toàn diện cho các trường đại học, chứ không phải thuần túy là cắt ngân sách chi thường xuyên của các trường. Điều này sẽ là cơ sở cho việc điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và hệ thống kế toán trong Trường.

Bộ Y tế cần chú trọng hơn nữa tới công tác kiểm tra, kiểm toán công tác kế toán của các đơn vị SNCL, thành lập các đoàn thanh tra, đoàn kiểm toán hàng năm độc lập với bộ phận kế toán tài chính nhằm đẩy mạnh công tác kiểm toán trong hoạt động quản lý của các đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý của ngành Y tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kế toán thu, chi và kết quả hoạt động tại Trường Đại học Y Hà Nội (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)