Về giải quyết tranh chấp thế chấp quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất – thực tiễn thực hiện tại văn phòng (Trang 33 - 34)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng quy định pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất

2.2.4. Về giải quyết tranh chấp thế chấp quyền sử dụng đất

2.2.4.1. Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

Tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là một tranh chấp cụ thể liên quan đến lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, khi nhìn nhận về bản chất của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là một giao dịch, hợp đồng dân sự thì ta thấy rằng thực chất loại tranh chấp này chính là tranh chấp dân sự. Do đó thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất sẽ được xác định căn cứ vào quy định của BLDS 2015 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự:

[...] 3. Tranh chấp về dân sự, hợp đồng dân sự..”

Như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp QSDĐ thuộc thẩm quyền của Tòa án theo loại việc.

Mặt khác, căn cứ vào đối tượng của những tranh chấp hợp đồng TCQSDĐ là quyền sử dụng đất, nói cách khác là bất động sản thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất còn được xác định theo yếu tố lãnh thổ. Tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

[…] c, Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ có tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết…”

Xem xét về thẩm quyền theo lãnh thổ thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất sẽ do Tòa án nơi có đất tranh chấp giải quyết.

2.2.4.2. Về thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

Tranh chấp hợp đồng TCQSDĐ thực chất là tranh chấp về giao dịch, hợp đồng dân sự. Vì vậy, các cơ quan xét xử khi tiến hành giải quyết những tranh chấp này phải tuân thủ theo những quy định về thủ tục, trình tự của pháp luật về tố tụng và cụ thể là Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo đó, trình tự đầy đủ trong giải quyết một tranh chấp hợp đồng TCQSDĐ bao gồm các giai đoạn từ khởi kiện, thụ lý, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, kháng cáo, kháng nghị, xét xử phúc thẩm, giải quyết đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất – thực tiễn thực hiện tại văn phòng (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)