Gia nhập ASEAN và tham gia các chương trình hợp tác kinh tế của tổ chức này là bước đầu tiên trên con đường thực hiện chính sách tự do hoá thương mại, hội nhập với nền kinh tế thế giới mà Nhà nước ta đã vạch ra và đang thực hiện.
Tự do hoá thương mại, hội nhập với nền kinh tế thế giới - ở quy mô toàn cầu nói chung và khu vực nói riêng - chỉ có ý nghĩa khi đem lại những lợi ích thiết thực cho đất nước, thể hiện rõ nhất ở lợi ích cho các doanh nghiệp. Cùng với việc mở cửa thị trường theo các cam kết quốc tế, các hàng rào bảo hộ sẽ bị loại bỏ dần. Điều đó nhắc tất cả các nhà sản xuất - cho dù là chỉ sản xuất hàng tiêu thụ trong nước - phải ý thức được về mức độ cạnh tranh ngày càng tăng với hàng hoá từ nước ngoài đưa vào, để từ đó xác định chiến lược đúng đắn, quyết tâm nâng cao trình độ quản lý và sản xuất, đổi mới kỹ thuật để nâng cao chất lượng và hạ giá thành, chấp nhận cạnh tranh bình đẳng với mọi hàng hoá không phân biệt xuất xứ.
Bên cạnh đó, tự do hoá thương mại còn đem lại những thuận lợi đáng kể mà khai thác triệt để chúng mới là mục tiêu lâu dài cần xác định cho mỗi doanh nghiệp. Theo các chương trình AFTA và AICO, thuế suất hàng nhập khẩu vào các nước ASEAN cũng giảm đi đáng kể, tuy nhiên các doanh nghiệp của chúng ta - hoặc vì chưa đủ sức vươn ra nước ngoài, hoặc vì thiếu thông tin hay những lý do khác nữa - đã chưa tận dụng được.
Sắp tới, công tác hỗ trợ, xúc tiến thương mại sẽ được nâng lên một vị trí mới nhằm giúp các doanh nghiệp nhanh chóng tìm kiếm bạn hàng, thiết lập quan hệ kinh tế ổn định, đặt những bước tiến vững chắc ra các thị trường bên ngoài. Đây cũng là một cơ hội nữa cho các doanh nghiệp tìm hiểu và tiếp cận với các cơ quan lập chính sách để từ đó xác định hướng đi chủ động cho mình trong bối cảnh mở cửa thị trường, chấp nhận cạnh tranh, quyết tâm vươn mạnh ra nước ngoài.
Những năm gần đây , sự thay đổi nhanh chong của môi trường kinh tế - chính trị khu vực( với sự trỗi dậy của trung quốc, sự gia tăng hiện diện can thiệp của mỹ sự chuyển mình của ấn độ) đã thôi thúc ASEAN đổi mới, điều chỉnh chính sách nhằm tăng tính cạnh tranh và thúc đẩy lien kinh tếết khu vực.
Một trong những thích ứng moiứ la xây dựng Cộng đồng ASEAN (AC) VÀO NĂM 2020 và tích cực mở rộng đàm phán thiết lập khu mậu dịch tự do song phương đa phương (RTA và BFTA) với các đối tác ngoài khối.Ben cạnh đó ,ASEAN đã và đang có những linh họat hơnviệc áp dụng “phương thức ASEAN bằng cách cho phép thực hiện các nguyên tắc. Việc quyết định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc từ 2002 và dặc biệt là tuyên bố ở bali II năm 2003 về thiết lập AC dựa trên 3 trụ cột chính là cộng đồng kinh tế (AEC) cộng đồng an ninh (ASC) và cong đồng văn hóa xã hội (ASCC) vào năm 2020 là những quyết định đúng hướng kinh tếịp thời của ASEAN trước nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn.
Những thuận lợi cho Việt Nam khi là thành vien của ASEAN:
Được nâng cao vị thế và tạo thế đứng vững chắc trên trường quốc tế, có tiếng nói trong việc định hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới thông qua những cuộc thương lượng và đàm phán, từ đó có điều kiện bảo vệ các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ theo hướng có lợi cho quốc gia.
Có điều kiện khai thác nhiều tiềm năng thông qua việc hợp tác đa dạng với nhiều đối tác để mở rộng và ổn định thị trường, tiếp cận nguồn vốn quốc tế, tạo mội trường hấp dẫn để đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp cận nhanh sự chuyển giao khoa học – công nghệ trên diện rộng và tham gia tích cực vào việc phân công lao động quốc tế.
Giữ vững và ổ định an ninh quốc gia để phát triển Có điều kiện thúc đẩy tiến trình cải cách và cơ cấu lại nền kinh tế linh hoạt và năng động hơn theo hướng nâng cao hiệu quả. Cụ thể là đẩy nhanh quá trình cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, xoá bỏ cơ chế còn mang tính bao cấp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và xuất nhập khẩu phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của các thành phần kinh tế.
Nâng cao khả năng nắm bắt và vận dụng có hiệu quả các quy tắc ứng xử theo chuẩn mực quốc tế, góp phần nhanh chóng đưa nền kinh tế của nước ta tiến lên phát triển ngang tầm quốc tế.
Có điều kiện thực hiện tốt các quan hệ đối ngoại, góp phần tích cực trong việc duy trì . Bên cạnh những thuận lợi cơ hội thì Việt Nam đã và sẽ có những khó khăn thách thức phải vượt qua để tham gia đầy đủ và có hiệu quả cao hơn vào hoạt động ASEAN, tương xứng với vị trí và vai trò của mình trong Hiệp hội:
Về mặt hợp tác trong cộng đòng an ninh ASEAN : đối với Việt Nam, thách thức không phải là nhỏ khi gia nhập ASEAN.Sự khác biệt về chế độ chính trị và hệ tư tưởng còn là một trong những trở ngại lớn đối với Việt Nam trong ASEAN. Về kinh tế Việt Nam đòi hỏi
phải hài hòa về mặt pháp luật cũng như ứng xử.Điều này ít nhiều cũng động chạm đếnchủ quyền và an ninh quốc gia.Với hệ thống pháp luật còn quá phức tạp khiến cho nhiều nhà đầu tư còn e ngại khi tham gia. Khiến cho Việt Nam bị mất đi nhiều nhà đầu tư lớn.
Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi và hiệu quả quản lý còn bất cập, hệ thống các thể chế kinh tế thị trường còn chưa đồng bộ, còn yếu kém, cộng thêm với sự chảy máu chát xám lớn nhiều người chưa quen với cơ chế hội nhập mới mà vẫn kinh doanh làm việc theo cơ chế bao cấp. Thách thức lớn nhất là trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, của từng ngành và từng doanh nghiệp nói riêng còn yếu.
Việt Nam đi sau rất nhiều nước trên đường phát triển. Cơ chế thị trường còn đang trong quá trình hình thành, các khuôn khổ pháp lý còn chưa hoàn chỉnh, chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Còn tồn tại nhiều bất hợp lý trong cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, trong việc phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế, trong việc vận dụng các chính sách, quy định, trong việc quy hoạch chiến lược phát triển các ngành kinh tế.
Sự hiểu biết về các tổ chức cần hội nhập còn rất hạn chế, đội ngũ cán bộ còn thiếu lại bị hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng hoạt động đàm phán đa phương.
Mở cửa kinh tế còn làm cho nền kinh tế trong nước dễ bị tác động bởi sự biến động không thuận lợi diễn ra từ các nước khác.
Các nước ASEAN có những lợi thế tương đồng giống Việt Nam do vậy việc hợp tác thông qua sự phân công lao động sẽ trở nên khó khăn phức tạp và mang tính cạnh tranh gay gắt hơn.
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là nông sản chưa qua chế biến. Đây là những mặt hàng giảm thuế chậm, trong khi đó những mặt hàng công nghiệp, xuất
nguyên liệu là những mặt hàng giảm thuế nhanh lại là sản phẩm xuất khẩu của các nước AFTA khác và là sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam.
Cạnh tranh gay gắt trong thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà nhiều nước trong khu vực đã vực dậy sau cơn khủng hoảng.
Chúng ta cần phải đưa ra những biện pháp khắc phục để đẩy mạnh nền kinh tế phát triển vững chắc tạo tiền đề cho sự phát triển hội nhập thế giới.