Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng năm 2022 (Trang 27 - 31)

4.1. Kết luận:

Từ tầm quan trọng của rừng đối với nền kinh tế quốc dân, đời sống của toàn xã hội mà trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm lãnh đạo chỉ đạo công tác quản lý bảo vệ rừng. Đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ cho người dân nỗ lực tham gia cùng với các ngành, các cấp chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, hàng năm Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra nhiều Quyết định, Chỉ thị, giải pháp để tăng cường công tác ngăn chăn tình trạng chặt phá, khai thác rừng để mưu sinh, chặt phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác trái quy định pháp luật.

Qua tình huống: “Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chuyển đổi

mục đích sử dụng đất rừng trái pháp luật trong lâm phần khu rừng sản xuất huyện Bắc Tân Uyên” cho thấy: Biện pháp giải quyết hài hòa giữa việc

căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật với lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, lợi ích của công dân là vấn đề hết sức quan trọng, góp phần giữ vững kỉ cương pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương nơi xảy ra tình huống, để các hộ dân nhận thức còn nhiều hạn chế thấy được việc làm của mình là vi phạm pháp luật, thành thật hối lỗi và tự nguyện khai báo, khắc phục hậu quả là mục tiêu tốt nhất của hoạt động quản lý nhà nước trong việc xử lý các vụ việc vi phạm về lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng. Đối với cán bộ, công chức trong hoạt động quản lý nhà nước, khi thừa hành công vụ xử lý các tình huống nói chung, các tình huống có nhiều hành vi liên quan đến nhiểu đơn vị vị xử lý cần cân nhắc các tình tiết, phân tích kĩ lưỡng bản chất của tình huống, tìm ra nguyên nhân thật sự của tình huống để đề ra và lựa chọn phương án giải quyết tối ưu nhất, thấu tình đạt lý nhằm giải quyết có hiệu quả tình huống xảy ra.

Việc lựa chọn phương án 2 để xử lý là vừa đảm bảo tính hợp lý vừa mang tính nhân văn sâu sắc trong việc xử lý tình huống, vừa thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và của người dân

4.2. Kiến nghị:

4.2.1. Kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước

- Cần xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những văn bản quy định trong xử lý vi phạm hành chính và có sự thống nhất từ trung ương đến địa phương, tránh sự chồng chéo trong văn bản pháp luật. Chế tài phải đủ tính răn đe, giáo dục nhằm tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý rừng và bảo vệ đất quy hoạch cho lâm nghiệp.

- Chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các Hội, Đoàn thể của tỉnh, huyện, xã, cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.

4.2.2. Kiến nghị đối với cơ quan chức năng

- Các cấp, các ngành, cần có sự phối hợp chặt chẽ, và thực hiện đồng bộ và quan tâm hơn nữa trong công tác quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp.

- Chủ rừng cần có biện pháp quản lý, thường xuyên kiểm tra nắm tình hình diễn biến rừng để báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần xem xét cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra phương án xử lý vụ việc vi phạm theo đúng pháp luật, có tình, có lý và phù hợp với điều kiện của từng đối tượng và tình hình thực tế ở địa phương.

- Các cấp Chính quyền địa phương thường xuyên chủ động phối hợp với các đoàn thể, các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân hiểu biết pháp luật về bảo vệ rừng đồng thời tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng trở thành phong trào rộng khắp và có hiệu quả; Bên cạnh việc xử lý các hành vi vi phạm cần xem xét và có chế độ khuyến khích, biểu dương, khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp trong công tác quản lý bảo vệ rừng hằng năm. Có biện pháp tích cực trong việc quản lý nhân hộ khẩu trên địa bàn, kiên quyết xử lý nghiêm đối với những đối tượng di dân tự do, cư trú bất hợp pháp ở những vùng gần rừng để lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nói chung và các qui định về quản lý bảo vệ rừng nói riêng.

- Tăng cường công tác khuyến lâm, quản lý rừng phải mang tính cộng đồng.

- Đề nghị Ban chỉ đạo Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp chỉ đạo các ban nghành chức năng phối hợp với Kiểm lâm, chủ rừng thường xuyên tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng, nắm bắt, phân loại đối tượng chuyên nghiệp, các đầu nậu phá rừng lên kế hoạch triệt phá các đối tượng này và có biện pháp bảo vệ rừng phù hợp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục Pháp luật về Bảo vệ và Phát triển rừng, đưa Pháp luật vào trong cuộc sống của người dân sống trong rừng, ven rừng, nâng cao ý thức chấp hành Pháp luật về bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 15/11/2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019;

- Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

- Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp;

- Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;

- Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định về quản lý rừng bền vững;

- Thông tư 31//2018/ TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định về phân định ranh giới rừng;

- Thông tư 33//2018/ TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng;

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10, được Quốc hội khóa X kỳ họp lần thứ 9 thông qua ngày 29/06/2001, có hiệu lực từ ngày 04/10/2001;

- Nghị đinh số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ về Quy định việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lương trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển,đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ phòng, chống cháy rừng;

- Thông tư 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định về trồng rừng thay thề khi chyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

- Luật đất đai 2013;

- Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;

- Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng năm 2022 (Trang 27 - 31)