Tình hình đào tạo tại VietinBank Đống Đa

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 78 - 81)

Bảng 2.17. Tình hình đào tạo tại VietinBank Đống Đa

Năm 2018 2019 2020

Số lớp được mở (Lớp) 8 12 7

Số lượt người tham gia (Lượt người) 125 148 155

Kinh phí đào tạo (Triệu đồng) 300 450 520

Nguồn: VietinBank Đống Đa

Có thể nhận thấy, mặc dù số lớp năm 2020 giảm so với các năm trước do ảnh hưởng của dịch Covid nhưng có thể nhận thấy số lượt nhân viên tham gia đào tạo tăng lên qua các năm và kinh phí đào tạo cũng tăng lên. Điều này cho thấy những nỗ lực trong đào tạo nguồn nhân lực của Ban giám đốc Chi nhánh để có một lực lượng nhân sự chất lượng cao, đồng thời cũng tạo động

lực làm việc cho nhân viên khi được cung cấp đầy đủ kiến thức, kĩ năng chuyên môn hỗ trợ công việc.

-Bổ nhiệm, tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên

Bổ nhiệm nhân viên Chi nhánh được thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 123/QĐ-VI ngày 21/12/2014 của Ngân hàng TMCP VietinBank về việc hướng dẫn công tác bổ nhiệm cán bộ tại các đơn vị thành viên. Chi nhánh đã xây dựng và ban hành tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo quản lý, xây dựng quy trình đánh giá, quy hoạch cán bộ. Để được bổ nhiệm cán bộ, nhân viên phải đạt các tiêu chí về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, trình độ ngoại ngữ và đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Nhân viên được bổ nhiệm cơ bản đáp ứng tiêu chuyên chuyên môn, có năng lực tự chủ trong công việc.

Hàng năm, Chi nhánh tiến hành triển khai rà soát, bổ sung, thực hiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo nhiệm kỳ, báo cáo Hội sở VietinBank phę duyệt theo đúng quy định. Trên cơ sở kết quả quy hoạch, cử nhân việc đi đào tạo, bổ sung chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý đáp ứng tiêu chuẩn chức danh được quy hoạch.

Với những quy định cụ thể về cơ hội thăng tiến, nhân viên chi nhánh sẽ có động lực để phấn đấu, hoàn thành các nhiệm vụ một cách xuất sắc để có thể đáp ứng đủ các tiêu chuẩn với những vị trí mong đợi. Đây có thể nói là một công cụ tạo động lực lao động khá hiệu quả đối với các tổ chức nói chung và Chi nhánh nói riêng.

- Cải thiện điều kiện và môi trường làm việc

Để tạo động lực lao động cho nhân viên, Chi nhánh đã tích cực cải thiện điều kiện và môi trường làm việc. Cụ thể:

Chi nhánh quy định thời gian làm việc và nghỉ ngơi như sau:

+ Thời gian làm việc: Buổi sáng từ 8h đến 12h; buổi chiều từ 13h đến 17h đối với toàn bộ nhân viên.

nhật; nghỉ lễ tết theo quy định.

Việc quy định thời gian làm việc cụ thể sẽ giúp bản thân người lao động có thời gian nghỉ ngơi để tái sản xuất sức lao động, có thời gian chăm lo cho cuộc sống hàng ngày.

Thêm vào đó, với nhận thức môi trường làm việc và điều kiện làm việc sẽ quyết định rất nhiều đến tâm tư, cảm xúc của con người, do vậy, Ban giám đốc Chi nhánh đã rất chú trọng vào việc cải thiện điều kiện và môi trường làm việc cụ thể:

+ Đối với văn phòng làm việc: được sơn màu sáng và lắp đèn led để tạo cảm giác sáng sủa, hưng phấn; trong các phòng làm việc đều được trang bị điều hòa và máy tạo độ ẩm để nhân viên thoải mái khi làm việc; ngoài ra còn có cây xanh trong các phòng làm việc, cây xanh để bàn và tranh treo tường phù hợp để tạo cảm giác tích cực cho nhân viên trong quá trình làm việc.

- Chi nhánh đầu tư đầy đủ máy tính, máy in, điện thoại cố định và có máy photocopy chung; nhân viên kinh doanh được phát khẩu trang, áo chống nắng chuyên dụng và mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn khi làm việc.

- Các thiết bị báo cháy, bình cứu hỏa đều được lắp đặt đầy đủ và đúng tiêu chuẩn. Ngoài ra, còn có nhân viên tạp vụ chuyên dọn dẹp và chuẩn bị nước uống, cafe cho nhân viên tạo một môi trường làm việc sạch sẽ và tiện nghi nhất.

Với những đầu tư trên, nhân viên Chi nhánh hiện đang được làm việc trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp, an toàn. Từ đó sẽ yên tâm làm việc, có nhiều hứng thú khi đến cơ quan, kích thích hăng hái lao động, có những sáng kiến mới để phục vụ cho Chi nhánh.

Ngoài ra, Ban giám đốc Chi nhánh còn tạo điều kiện để người lao động phát huy hết khả năng và hoàn thành tốt công việc. Ban giám đốc luôn quán triệt các bộ phận phải biết tương trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện công việc, để đảm bảo rằng, nhân viên được tạo điều kiện tốt nhất để có thể hoàn thành công việc của mình; nếu phát hiện ra cá nhân nào vì một mục đích

nào đó mà không giúp đỡ hoặc tạo điều kiện cho đồng nghiệp làm việc, sẽ bị khiển trách hoặc đuổi việc.

2.2.3. Đánh giá kết quả tạo động lực lao động cho nhân viên

Khâu cuối cùng của tạo động lực lao động chính là đánh giá kết quả tạo động lực lao động. Kết quả này được đo lường bằng những tiêu chí định tính hoặc định lượng như: doanh thu, lợi nhuận; sự phấn chấn của người lao động đối với công việc; tình hình vi phạm kỉ luật lao động; năng suất lao động; sự gắn kết của nhân viên với Chi nhánh… Hiện nay, Chi nhánh đang đánh giá kết quả tạo động lực lao động thông qua xem xét doanh thu, lợi nhuận và tình hình vi phạm kỉ luật lao động của nhân viên. Cụ thể:

- Theo số liệu tổng hợp về doanh thu và lợi nhuận trong ba năm gần đây, có thể thấy doanh thu và lợi nhuận của Chi nhánh liên tục tăng lên với tốc độ tăng nhanh cho thấy rằng các công cụ mà Chi nhánh đang sử dụng để tạo động lực lao động đã phát huy hiệu quả. Tuy có những công cụ chưa mang tính kích thích nhiều, nhưng nó cũng góp phần tạo nên những sự khuyến khích khác nhau khiến cho nhân viên có thêm động lực làm việc và yên tâm cống hiến hết mình cho Chi nhánh.

- Ngoài ra, nhờ được gia tăng động lực lao động, nhân viênđã có ý thức cao trong chấp hành nội quy chúng; chính vì thế, sẽ giảm thiểu các trường hợp vi phạm kỉ luật lao động, cụ thể:

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)