Nguyên tắc chiều cao bề mặt làm việc

Một phần của tài liệu Đánh giá gánh nặng lao động đối với người lao động làm việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn crystal martin, việt nam (Trang 86)

Tính chất công việc Chiều cao bề mặt làm việc

Công việc yêu cầu nhìn chính xác cao Trên mức khuỷu tay 10- 20 cm Công việc yêu cầu trợ giúp bàn tay Trên mức khuỷu tay 5- 7 cm Công việc yêu cầu cử động bàn tay tự do Dưới mức khuỷu tay một chút Thao tác với các vật liệu nặng (chỉ cho

công việc với tư thế đứng)

Dưới mức khuỷu tay từ 10- 30 cm

Công việc gồm nhiều yêu cầu khác nhau Được xác định theo yêu cầu công việc nhiều nhất

Nguồn:Thường quy kỹ thuật sức khỏe nghề nghiệp và môi trường

- Xác định vùng thao tác thuận lợi

Hình 3.7. Vùng thao tác theo mặt phẳng ngang

Nguồn:20

Vùng I là vùng bố trí các bộ phận sử dụng nhiều nhất (vùng tối ưu) Vùng II là vùng bố trí các bộ phận hay sử dụng (dễ với tới)

3.3. Giải pháp về tuy n truyền, huấn luyện

Như chúng ta đã biết, nhận thức sẽ liên quan đến hành động. Nhận thức đúng sẽ có hành động đúng. Việc nâng cao nhận thức đối với người lao động là một chiến lược quan trọng trong quản lý tại doanh nghiệp. Khi người lao động nhận thực rõ được nguy cơ gây rối loạn cơ xương và những chi phí họ phải trả do tư thế lao động sai thì chính bản thân họ sẽ có những điều chỉnh để tự mình có tư thế làm việc đúng.

Qua kết quả khảo sát về nhận thức của người lao động trong Công ty TNHH CRYSTAL MARTIN (VIỆT NAM) về tư thế làm việc và gánh nặng lao động cho thấy còn nhiều người nhận thức chưa đầy đủ cả về lý thuyết và kỹ năng thực hành. Do vậy việc xây dựng các chương trình tuyên truyền, huấn luyện cho cán bộ công nhân viên trong Công ty là điều cần thiết để nâng cao kiến thức tư thế làm việc đúng nhằm giảm thiểu các rủi ro rối loạn cơ xương và bệnh tật. Khi người lao động nhận ra được tư thế làm việc đúng, chính bản thân họ sẽ xây dựng cho mình được chuẩn làm việc để tránh rủi ro. Việc huấn luyện này được lồng ghép trong chương trình đào tạo, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động hàng năm của công ty với thời lượng 4 giờ.

Một số nội dung tuyên truyền huấn luyện cần được đưa vào cụ thể như sau:

- Tư thế nâng nhấc vật an toàn: Tư thế nâng nhấc không đúng, trọng lượng mang vác vật không an toàn… là nguy cơ cao gây rối loạn cơ xương. Tư thế nâng nhấc đúng xem hình 3.8. Việt Nam đã có quy định cụ thể tiêu chuẩn mang vác - giới hạn trọng lượng cho phép như sau:

Bảng 3.2. Tiêu chuẩn mang vác - Giới hạn trọng lƣợng cho phép

Loại chỉ tiêu

Giới hạn trọng lƣợng cho phép

Nam Nữ

Mang vác thường xuyên 40kg 30kg

Mang vác không thường xuyên 20kg 15kg

Hình 3.8. Tƣ thế nâng nhấc vật nặng úng

Nguồn: [25]

Tuy nhiên, khi mang vác ở các độ cao khác nhau thì trọng lượng chịu tải cũng khác nhau. Dưới đây là một khuyến cáo về giới hạn trong lượng vật cầm ở các tư thế khác nhau.

Hình 3.9. Giới hạn tr ng lƣợng vật cầm ở các tƣ thế khác nhau

Nguồn:[24]

- Thay đổi tư thế để cải thiện hiệu suất làm việc.

Trong quá trình làm việc tư thế cơ thể có vai trò quan trọng. Thực tế, ngồi thẳng hay cong lưng đều có tác động nhất định tới hiệu quả công việc. Khi nằm hoặc ngồi, cơ thể sẽ được thư giãn hơn và điều này cũng đồng nghĩa với việc mất cảnh giác. Trong khi đó, nếu đứng dậy hoặc di chuyển xung quanh (đứng lên bằng hai chân) thì thêm một chút tập trung cũng sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể. Cách người lao động tạo ra và duy trì tư thế sẽ mang đến sự khác biệt lớn đối với mọi hoạt động của cơ thể.

Nhân viên văn phòng hoàn toàn có khả năng nâng cao hiệu suất làm việc nếu biết tận dụng những tư thế hợp lý của cơ thể và việc điều chỉnh này chỉ mất một quãng thời gian khoảng... 2 giây. Có một thay đổi quan trọng diễn ra khi người lao động ngồi thẳng dậy hoặc đứng lên, đó là nhịp tim sẽ tăng lên khoảng 10 nhịp/phút. Điều này rất có ý nghĩa trong việc cải thiện khả năng phản ứng và tăng cường sự chú ý. Do đó, nếu điều chỉnh lại tư thế ngồi hoặc đứng thẳng dậy khi nhận một nhiệm vụ quan trọng thì sự chú ý và tập trung của người lao động cũng được tăng lên đáng kể. Tư thế buông thõng người khiến cho trở nên buồn bã và suy nghĩ tiêu cực thậm chí duy trì tư thế này trong một thời gian lâu sẽ bị mất đi phương hướng. Do vậy, chỉ cần 30 giây nâng người lên, người lao động có thể cải thiện rõ rệt tâm trạng và nguồn năng lượng bên trong cơ thể. Do vậy người lao động, muốn cải thiện hiệu suất làm việc thì hãy cố gắng ngồi thẳng lưng, sắp xếp làm những công việc khó khăn một chút, đòi hỏi nhiều sức lực, hạn chế ngồi buông thõng và thường xuyên vận động cơ thể, thay đổi tư thế trong quá trình làm việc.

- Đào tạo, huấn luyện thường xuyên cho người lao động thao tác tránh xoay, vặn lưng và giám sát việc thực hiện. Việc đào tạo này không chỉ là lý thuyết mà cần phải thực hành thường xuyên. Tác giả đề xuất Phòng An toàn môi trường của công ty huấn luyện kỹ năng làm việc an toàn cho mạng lưới an toàn vệ sinh viên và an toàn vệ sinh viên sẽ hướng dẫn trực tiếp cũng như giám sát người lao động thực hiện.

- Kỳ vọng của giải pháp tuyên truyền huấn luyện:

Giải pháp tuyên truyền huấn luyện sẽ giúp cho người lao động trong Công ty TNHH CRYSTAL MARTIN (VIỆT NAM) nhận thức được rõ hơn về tư thế lao động, giới hạn nâng vật để từ đó họ có những thao tác làm việc đúng với tư thế.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương này, tác giả đã dựa trên những vấn đề còn tồn tại của Công ty TNHH CRYSTAL MARTIN (VIỆT NAM) về gánh nặng lao động và đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật, quản lý và tuyên truyền huấn luyện. Trong đó, đối với giải pháp về kỹ thuật nhóm đã đề xuất công ty thực hiện một số vấn đề đó là thay đổi trang thiết bị có thể điều chình độ cao, trang bị bàn có ghế có thể thay đổi độ cao, thiết kế chỗ gác chân cho người lao động, trang bị thảm chống mệt mỏi cho những người làm việc ở tư thế đứng chính và trang bị giá đỡ cơ thể đối với những công nhân làm ở những tư thế khó trong thời gian dài. Đối với giải pháp về quản lý, tác giả đã đề xuất công ty cần bố trí thêm thời gian nghỉ ngắn giữa ca, hướng dẫn người lao động luyện tập thể dục, thiết kế điều kiện thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi (cây xanh, bể cá…) tại khu vực nghỉ giải lao cho người lao động và đưa chương trình 5S vào thực hiện tại công ty. Về giải pháp tuyên truyền huấn luyện, nhóm nghiên cứu đề xuất huấn luyện về tư thế làm việc đúng cho người lao động được lồng ghép trong chương trình đào tạo, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động hàng năm của công ty với thời lượng 4 giờ. Một số nội dung tuyên truyền huấn luyện cần được đưa vào cụ thể như: tư thế nâng nhấc vật an toàn, thay đổi tư thế để cải thiện hiệu suất làm việc, thao tác làm việc tránh xoay, vặn lưng.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu gánh nặng lao động cho người lao động tại Công ty TNHH CRYSTAL MARTIN (VIỆT NAM) là một việc làm cần thiết. Tác giả đã thực hiện khảo sát và đánh giá tư thế người lao động làm việc ở các bộ phận có rủi ro cao về gánh nặng lao động bằng phương pháp RULA và OWAS, đánh giá mức độ ảnh hưởng của công việc tới tâm sinh lý của người lao động bằng phương pháp trí nhớ hình và kỹ thuật đo đánh giá khả năng chú ý, đồng thời thực hiện phát phiếu điều tra cho 100 người lao động để đánh giá về nguy cơ và hiểu biết của họ về gánh nặng lao động liên quan đến thời gian làm việc và tư thế làm việc, kết quả nghiên cứu chỉ ra được một số vấn đề sau:

Người lao động tại các chuyền may có tư thế làm việc khá thuận lợi, gần như 100% công nhân làm việc trưc tiếp tại chuyền may có nguy cơ rủi ro thấp cần có sự thay đổi trong thời gian tới.

Đối với người lao động làm việc tại bộ phận là hơi và bộ phận cắt, do đặc thù công việc thường phải đứng trong thời gian dài, đồng thời việc bố trí trang thiết bị chưa thực sự phù hợp khiến những người lao động tại hai vị trí này đang phải làm việc trong tư thế chưa thực sự thoải mái, dẫn đến nguy cơ trung bình về rối loạn cơ xương khớp, cần đánh giá thêm và phải thay đổi sớm trong tương lai.

Đối với người lao động làm việc tại bộ phận kho nguyên liệu, do đặc thù công việc thường xuyên phải nâng nhấc vật nặng, dẫn đến người lao động đang phải làm những công việc có các tư thế gây căng thẳng rất đáng kể và rất cần có một giải pháp điều chỉnh càng sớm càng tốt.

Đối với người lao động làm việc tại bộ phận sửa máy, do tư thế lao động thường là ở những tư thế khó trong thời gian dài, khiến người lao động đang phải lao động với nhưng tư thế gây căng thẳng đáng kể và cần có sự cân nhắc điều chỉnh từ phía lãnh đạo để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Trong khi đó, việc đánh giá tâm sinh lý người lao động cho thấy rằng, ở cả 5 bộ phận được khảo sát, những tác động của công việc như thời gian làm

việc, thời gian nghỉ ngơi, chế độ thăm khám sức khỏe định kỳ khiến cho có đến 33% người lao động căng thẳng ở mức trung bình, 40% rất căng thẳng và có tới 13% người lao động đang rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức. Chỉ có 14% trogn đó thực sự khỏe mạnh và chưa bị công việc làm ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Điều này dẫn đến việc, 73% trong số họ có sự suy giảm khả năng chú ý ở mức trung bình và có tới 27% suy giảm khả năng chú ý quá mức.

Do vậy trong đề tài này tác giả nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nhằm giảm bớt gánh nặng cho người lao động thông qua ba giải pháp cơ bản, một là giải pháp về kỹ thuật, thay đổi trang thiết bị có thể điều chình độ cao, trang bị bàn có ghế có thể thay đổi độ cao, thiết kế chỗ gác chân cho người lao động, trang bị thảm chống mệt mỏi cho những người làm việc ở tư thế đứng chính và trang bị giá đỡ cơ thể đối với những công nhân làm ở những tư thế khó trong thời gian dài.

Giải pháp thứ hai là giải pháp về tổ chức quản lý, trong đó có nêu những nguyên tắc khi thiết kế công việc nhằm giúp cho người quản lý chủ động đưa ra những hoạt động nhằm giảm bớt gánh nặng cho người lao động.

Giải pháp thứ ba là giải pháp tuyên truyền huấn luyện, giải pháp này hướng nội dung đến tái tạo năng lượng làm việc từ việc thay đổi tư thế và đào tạo những tư thế đúng cho người lao động.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Vũ Quang Bích (1993), Phòng và chữa các bệnh đau lưng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

2. Tạ Tuyết Bình và CS (1997), “Đánh giá nguy cơ gây rối loạn cơ xương ở nữ công nhân sản xuất gạch bằng lò tuynel”, Tập san Y học lao động và Vệ sinh môi trường, số 11, tr.34.

3. Nguyễn Thế Công, Nguyễn Đức Hồng (2001), “Nghiên cứu điều kiện lao động, đánh giá gánh nặng thao tác và tư thế làm việc của công nhân trên dây chuyền lắp ráp ô tô”, Tạp chí B o hộ lao động, số tháng 8, tr.4-6. 4. Nguyễn Thế Công (2003), iều kiện làm việc và sức khỏe nghề nghiệp của

lao động nữ, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

5. Phan Hạnh Dung, Nguyễn Đức Trọng (2006), Mối liên hệ giữa tư thế làm việc và đau mỏi cơ xương của công nhân ở một số công ty cơ khí, Hội th o quốc gia khoa học công nghệ AT-SKNN và b o vệ môi trường trong quá trình hội nhập ở Việt Nam.

6. Nguyễn Đình Dũng và CS (2001), “Bước đầu tìm hiểu tình hình đau thắt lưng ở công nhân may công nghiệp thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam”, Tạp chí B o hộ lao động, số tháng 2, tr.8-11.

7. Trịnh Xuân Đàn (2008), Gi i phẫu học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Hồng, Nguyễn Hữu Nhân (2004), Giáo trình Nhân trắc học Ergonomi, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Đức Hồng, Cao Duy Tuyết và Cộng sự (2002), Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

10. Nguyễn Đức Hồng (2010), “Tác động của gánh nặng lao động đối với người lao động trên các dây chuyền hoàn thành sản xuất giầy”, Tạp chí An toàn-Sức khỏe và môi trường lao động, số 1, tr. 10-19.

11. Nguyễn An Lương, Nguyễn Đức Hồng (2010), Ecgonomi với an toàn và vệ sinh lao động, Hội th o khoa học Ecgonomi với An toàn vệ sinh lao động, Hội KHKT An toàn vệ sinh lao động Việt Nam, Hà Nội.

12. Nguyễn Hữu Nhân, Hoàng Quý Tỉnh (2009), Sinh học người, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

13. Nguyễn Ngọc Ngà (2001), “Điều kiện lao động và sức khỏe của nữ công nhân ngành giầy”, Tạp chí B o hộ lao động, Số 1, tr..22-24.

14. Nguyễn Bạch Ngọc (2000), Ecgônômi trong thiết kế và s n xu t, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

Tiếng Anh

15. Burke, R. J., & Deszca, E. (1986). Correlates of psychological burnout phases among policeofficers. Human Relations

16. Bussing, A. and Hoge, T. (2004). Aggression and violence against home care workers. Journal of Occupational Health Psychology

17. Carr, J., Kelley, B., Keaton, R., & Albrecht, C. (2011). Getting to grips with stress in the workplace:Strategies for promoting a healthier, more productive environment. Human Resource Management International Digest

18. Centers for Disease Control and Prevention. (2008). Exposure to stress: Occupational hazards in hospital. National Institute for Occupational Safety and Health. retrieved on 25th February, 2017.

Tài liệu We 19. https://ergo-plus.com/rula-assessment-tool-guide 20. https://www.researchgate.net/ 21. https://protechmats.com/ 22. https://www.6sigma.us/ 23. www.advindeq.com.vn 24. https://www.beckettandco.co.uk/ 25. https://www.ishn.com/

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

VỀ TÌNH TRẠNG GÁNH NẶNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY

Kính thưa ông/bà !

Hiện nay tôi đang nghiên cứu về “Gánh nặng lao động đối với người lao động làm việc tại công ty TNHH CRYSTAL MARTIN (VIỆT NAM)” ,

vì vậy tôi xây dựng b ng hỏi dưới đây nhằm tìm hiểu tình trạng và những rủi ro của người lao động do gánh nặng lao động gây nên. Những ý kiến của ông/ bà sẽ là những thông tin quý báu giúp tôi hoàn thành đề tài. Tôi r t mong nhận được sự hợp tác của ông/ bà. Tôi đ m b o những thông tin của ông/ bà chỉ phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Xin trân thành c m ơn.

PHẦN I: THÔNG TIN CÁ NHÂN

Xin ông/ bà cho biết một số thông tin cá nhân - Họ và tên:

- Giới tính: - Độ tuổi: - Nghề nghiệp: - Ngày vào công ty:

PHẦN II: TÌNH TRẠNG CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG DO GÁNH NẶNG LAO ĐỘNG GÂY RA

Ông/Bà hãy đánh dấu vào ô cho là đáp án đúng

Câu 1: Ông/Bà làm công việc này bao lâu rồi?

< 1 năm

Từ 1 năm – 3 năm

> 3 năm

Câu 2: Ông/ Bà làm việc 1 ngày bao nhiêu thời gian (gồm cả thời gian nghỉ ngơi)?

8 giờ

Trên 8 giờ đến 10 giờ

Trên 10 giờ đến 12 giờ

Câu 3: Trong một ca làm việc Ông/ Bà ƣợc nghỉ tổng số bao nhiêu thời

Một phần của tài liệu Đánh giá gánh nặng lao động đối với người lao động làm việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn crystal martin, việt nam (Trang 86)