7. Kết cấu luận văn
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa
3.2.4. Hoàn thiện tổ chức kiểm tra kế toán
Để thực hiện tốt và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát, Bệnh viện cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004. Mới đây nhất là Thông tư 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được Nhà nước hỗ trợ.
Với sự phát triển trong các hoạt động của bệnh viện đi kèm là rất nhiều các loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính nên yêu cầu tổ chức kế toán phải dần hoàn thiện và phát triển. Việc kiểm tra công tác kế toán của bệnh viện cũng cần có những thay đổi hoàn thiện nhằm khắc phục những tồn tại và bước phát triển cho phù hợp.
Để đảm bảo nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra công tác kế toán cần đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt công tác kế toán tài chính trong bệnh viện cần phải thực hiện một số nội dung sau:
- Kiểm tra việc tính toán, ghi chép, phản ánh của kế toán về các mặt chính xác, kịp thời đầy đủ, trung thực, rõ ràng. Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ kế toán và kết quả công tác của bộ máy kế toán;
- Thông qua kết quả kiểm tra kế toán của đơn vị, kiểm tra đánh giá tình
hình chấp hành ngân sách, chấp hành kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu chi tài chính, kỷ luật nộp thu, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn, sử dụng các loại vật tư và vốn bằng tiền; phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ kinh tế tài chính;
- Trên cơ sở kết quả kiểm tra kế toán, đề xuất các biện pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý của đơn vị. Thận trọng, nghiêm túc, trung thực, khách quan trong quá trình kiểm tra;
- Các kết luận phải kiểm tra rõ ràng, chính xác, chặt chẽ trên cơ sở đối chiếu với chế độ, thể lệ kế toán cũng như các chính sách chế độ quản lý kinh tế, tài chính hiện hành. Qua đó vạch rõ những thiếu sót, tồn tại cần khắc phục;
- Phải có báo cáo kịp thời lên cấp trên và các cơ quan tổng hợp kết quả
kiểm tra; những kinh nghiệm tốt về công tác kiểm tra kế toán, cũng như các vấn đề cần bổ sung, sửa đổi về chế độ kế toán và chính sách, chế độ kinh tế tài chính;
- Các đơn vị được kiểm tra phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trong thời gian quy định các kiến nghị của cơ quan kiểm tra về việc sửa chữa những thiếu sót đã được phát hiện qua kiểm tra kế toán.
Công tác kiểm tra kế toán có thể được thực hiện thường kỳ hoặc kiểm tra bất thường, kiểm tra trước, kiểm tra trong và kiểm tra sau khi thực hiện các nghiệp vụ kinh tế, tài chính.