Đánh giá sự phù hợp của công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 82 - 86)

Theo số liệu hình 2.16, cho thấy 78,86% nhân viên Tập đoàn thấy vị trí công việc hiện tại phù hợp với họ vì thực chất họ được làm công việc phù hợp với chuyên môn ngành nghề của họ, chỉ có 15,43% nhân viên cảm thấy chưa thực sự phù hợp với công việc hiện tại chủ yếu là bộ phận hành chính và bộ phận bán hàng, chăm sóc khách hàng, còn lại 5,71% là không phù hợp. Công việc tại Tập đoàn là những công việc có sự thay đổi liên tục và đòi hỏi NLĐ phải liên tục học hỏi tích lũy kinh nghiệm. Công ty nên xem xét để giảm tỷ lệ nhân viên không phù hợp xuống mức thấp hơn để có thể phát huy được hết sở trường của họ, tạo điều kiện cho họ phát triển.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, phân công công việc trong tập đoàn đã và đang đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn những điểm chưa hoàn thiện mà các nhà lãnh đạo cần điều chỉnh, tìm ra các biện pháp để bố trí công việc đúng người dúng việc. Có như vậy mới làm NLĐ hăng say làm việc và gắn bó hơn với công ty. NLĐ cũng sẽ có cơ hội thử thách và chinh phục, từ đó tạo ra động lực làm việc và NLD có tinh thần ngày càng tốt hơn.

b) Tạo động lực thông qua đào tạo và thăng tiến

Công ty tiếp tục tập trung đào tạo cho đội ngũ lãnh đạo và quản lý các kỹ năng lãnh đạo quản lý theo khung năng lực quản lý lãnh đạo của công ty, năng lực chung, năng lực chuyên môn. Ban tổ chức nhân sự tập đoàn và các chuyên viên nhân sự toàn hệ thống tiến hành triển khai dự án Coaching đánh giá năng lực lãnh đạo toàn hệ thống đợt 2.

Trung tâm nguồn nhân lực tập đoàn đã xây dựng một số nội dung chính trongkế hoạch xây dựng lộ trình đào tào khung năng lực quản lý lãnh đạo, đã hoàn thành kế hoạch và trao đổi đối tác đào tào cho 2 chương trình thực hiện giao và đánh giá thực hiện công việc.

Công ty chú trọng đào tạo kỷ luật công việc, kỹ năng mềm, nghi thức ngoại giao cho lãnh đạo, quản lý thông qua việc tổ chức đào tạo một số kỹ

58

năng mềm; về tổ chức hội họp, về ERP và quản lý dự án, về kỷ luật công việc và nghi thức ngoại giao. Hoàn thành đào tạo giảng viên nội bội (TOT) khóa 1 cho 19 lãnh đạo quản lý; hoàn thiện chương trình đào tạo hội nhập E-learning. Các lao động tại Tập đoàn đều là những người có trình độ tương đối cao, đội ngũ trẻ nhiều nhiệt huyết, năng động, do đó nhu cầu học tập nâng cao trình độ là rất nhiều. Phương châm của Tập đoàn là “Tài sản hữu hình chỉ là phương tiện, con người mới là vốn quỹ nhất của công ty” do đó công ty rất đầu tư cho các chương trình đào tạo.

Bảng 2.10: Nhu cầu và kinh phí đào tạo cho NLĐ tại Tập đoàn 2018–2020 Số liệu Năm 2018 2019 2020 Tổng

Qua bảng trên cho thấy, trong giai đoạn 2018-2020, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã khá chú trọng đến công tác đào tạo, trung bình mỗi tháng có 200 lượt NLĐ được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập huấn, các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ…bên cạnh đó Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel còn cử đi đào tạo tại Hàn Quốc cho các cấp quản lý. Điều này cho thấy Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel rất chú trọng đến việc đào tạo NLĐ. Việc tăng đột biến lượt người đào tạo năm 2018 là 3070 người tương ứng tăng 1460 người do giai đoạn gần đây công ty tập trung vào việc đào tạo kỹ năng chuyên môn cho toàn bộ NLĐ, hầu như ngày nào cũng có các khóa đào tạo ngắn hạn đặc biệt là đối tượng lao động với nội dung đào tạo là các kỹ năng mềm thực hiện công việc, cách xử lý các tình huống phát sinh.

1.14% 14.86% Tốt Bình thường Chưa tốt 84.00%

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w