Cơ cấu nhân tổ chức Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sĩ tại bệnh viện đa khoa xanh pôn (Trang 41 - 119)

Nguồn: Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

2.2. Thực trạng nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nhân lực tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn có những yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực y tế. Mỗi một yếu tố cũng đều có những ảnh hưởng mang tính tích cực và ảnh hưởng mang tính hạn chế đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực y tế của Bệnh viện.

2.2.1. Nhân tố khách quan

2.2.1.1. Quan điểm, chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước

Cùng với sự phát triển chung của Ngành Y tế do nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cũng được đầu tư rất nhiều, các chế độ phụ cấp, đãi ngộ cũng ngày càng được nâng lên để phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội và bù đắp sự cố gắng của mỗi nhân lực y tế.

Thực hiện Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đang trong quá trình xây dựng Đề án tinh giản biên chế, từ đó sẽ giúp Bệnh viện nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực y tế do giảm bớt số lao động làm việc kém hiệu quả, bằng cấp không phù hợp [20].

2.2.1.2. Trình độ phát triển giáo dục, đào tạo

Hệ thống giáo dục của Việt Nam ngày càng được mở rộng, ngày càng có thêm nhiều chuyên ngành đào tạo mới về y tế, chính vì vậy tạo điều kiện cho các Bệnh viện nói chung và Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn nói riêng có thêm nhiều cơ hội để tuyển dụng được những nhân lực y tế phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại và tương lai của Bệnh viện.

Khi hệ thống giáo dục Y tế được mở rộng, việc cử cán bộ đi đào tạo cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Nếu như trước đây, cán bộ đi học sẽ chỉ có loại hình đào tạo chính quy thì nay đã có thêm các hình thức liên thông vừa học vừa làm, hoặc hình thức đào tạo vào thứ 7, chủ nhật, điều này tạo điều kiện cho cán bộ tại Bệnh viện có thể vẫn tham gia chuyên môn tại Bệnh viện vào những ngày nghỉ mà vẫn hoàn thành tốt khóa học.

Sự phát triển của hệ thống giáo dục về Y tế như hiện nay giúp Bệnh viện giảm được chi phí đào tạo, cùng với đó vẫn đảm bảo phần nào thu nhập của nhân lực y tế, điều này sẽ tạo điều kiện và động lực cho các nhân lực y tế trau dồi kiến thức.

Giáo dục, đào tạo phát triển ảnh hưởng tích cực đến trình độ dân trí. Đặc biệt, là bệnh viện của thành phố, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân trình độ dân trí cao nhưng cũng có rất nhiều bệnh nhân chuyển tuyến đến trình độ không cao, chính vì vậy sự hiểu biết trong phòng và điều trị bệnh hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc và điều trị. Khi giáo dục đào tạo phát triển, người dân được tiếp xúc nhiều hơn với các kiến thức xã hội, có ý thức hơn trong việc tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bản thân

sẽ làm giảm áp lực trong công tác khám và điều trị, đội ngũ nhân lực y tế có giảm bớt thời gian tư vấn những vấn đề nhỏ, đơn giản mà có cơ hội tập trung hơn vào chuyên môn, từ đó có thêm điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn.

2.2.1.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ và ứng dụng trong y tế

Khi nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ các nhân lực y tế mới có thể sử dụng có hiệu quả các trang, thiết bị vật tư Y tế hiện đại.

Khi áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào y tế, số lượng nhân lực y tế có thể giảm đi nhưng chất lượng lại yêu cầu ngày càng được nâng cao, điều này sẽ thúc đẩy các nhân lực y tế tự học hỏi nâng cao trình độ để phù hợp tình hình thực tế, tránh bị đào thải.

Nếu như trước đây việc xếp hàng khám bệnh luôn xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy thì từ khi áp dụng hệ thống phát số tự động, đăng ký khám bệnh online điều này giúp cho các nhân lực y tế thuận lợi trong công tác khám, chữa bệnh, tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy, chen ngang, tạo sự ổn định trong tâm lý của cả nhân lực y tế và người bệnh, vậy nên sẽ giúp nhân lực y tế có thể tập trung trong công việc, phát huy hết khả năng của mình.

2.2.2. Nhân tố chủ quan

2.2.2.1. Môi trường làm việc

Môi trường làm việc tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn là một môi trường năng động, nhiệt huyết với tinh thần lao động hăng say, cầu tiến cao. Bệnh viện luôn quan tâm đến công tác bổ sung nguồn nhân lực tương xứng với quy mô của bệnh viện theo từng giai đoạn phát triển, từng bước hình thành các chuyên khoa sâu, với đội ngũ cán bộ đủ khả năng chuyên môn và trang thiết bị đồng bộ để chữa trị các bệnh nặng thuộc các chuyên khoa. Đây là điều kiện thuận lợi để bệnh viện nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, giải quyết trước mắt tình trạng quá tải và phục vụ người bệnh, phát triển chuyên môn kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô giường bệnh.

2.2.2.2. Cơ sở vật chất, hạ tầng thiết bị y tế

Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện đã không ngừng cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất trên diện tích 19.754m2

nhằm đảm bảo tốt cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Mặc dù cơ sở hạ tầng đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp sạch đẹp hơn, nhưng hệ thống máy, trang thiết bị còn hạn chế, Bệnh viện vẫn chưa có nhiều kỹ thuật tiên tiến để chẩn đoán và điều trị bệnh nên chưa thu hút được nhiều bệnh nhân đến khám bệnh và điều trị. Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, các chuyên gia trong ngành về phục vụ cho Bệnh viện cũng gặp nhiều khó khăn.

2.2.2.3. Tình hình tài chính

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là Bệnh viện thuộc diện tự chủ một phần về tài chính nên tình hình tài chính chi trả cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực y tế cũng bị chi phối bởi đơn vị chủ quản là Sở Y tế Hà Nội. Từ năm 2017 bệnh viện đã thực hiện hạch toán đến từng khoa phòng.

Ngoài phần kinh phí do Nhà nước cấp, Bệnh viện còn một phần thu nhập do đơn vị có được nhờ hoạt động khám, chữa bệnh. Điều này tạo điều kiện cho đơn vị tự cân đối chi tiêu cho các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực y tế.

2.3. Thực trạng chất lượngđội ngũ y tế tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

2.3.1. Về thể lực

Thể lực được đánh giá thông qua cơ cấu nhân lực, bao gồm các yếu tố: Độ tuổi, Giới tính và Tình trạng phân loại sức khoẻ.

2.3.1.1. Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi

Đội ngũ nhân lực y tế của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn ngày càng trẻ hóa, độ tuổi trên 50 tuổi năm 2019 có xu hướng giảm so với năm 2020 (Từ 18,5 xuống 16,5%), gia tăng nhóm dưới 30 tuổi (Năm 2019 tăng từ 51,2% đến 54,8% so với năm 2020) do năm 2020 đơn vị có tổ chức tuyển dụng. Đây là nhóm lao động trẻ, khỏe, năng động, giàu nhiệt huyết, có sức khỏe tốt và đóng góp lâu dài cho sự phát triển của Bệnh viện. Cơ cấu nhóm tuổi từ 30-50

của năm 2017 tăng 0,3% so với năm 2018. Tuy nhiên đây cũng là một bất lợi với Bệnh viện vì những lao động dưới 30 tuổi thường là những người có ít kinh nghiệm làm việc.

Nhân lực của Bệnh viện tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 30-50 tuổi, tương đương 51,2% năm 2021. Đây là độ tuổi mà trình độ nhân lực đã tích lũy được tương đối kinh nghiệm làm việc cũng như sức khỏe vẫn đảm bảo tốt để làm việc, cùng với đó tỷ lệ lao động trong Bệnh viện ở độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 33,1%, Tỷ lệ lao động ở độ tuổi trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 15,7%. Qua bảng dưới đây, có thể thấy với tính chất và đặc thù của tổ chức,cơ cấu lao động theo độ tuổi hiện tại của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn khá hợp lý.

Bảng 2.1. Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2017- 2021 Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) < 30 117 36,5 135 38,6 115 30,3 167 28,7 247 33,1 30-50 155 48,3 170 48,6 194 51,2 319 54,8 383 51,2 > 50 49 15,2 45 12,8 70 18,5 96 16,5 117 15,7 Tổng 321 100 350 100 379 100 582 100 747 100

Nguồn: Phòng TCCB – BVĐK Xanh Pôn 2.3.1.2. Cơ cấu nhân lực theo giới tính

Ngành y là một ngành đặc thù, không có ngày Tết, ngày Lễ, ngày nghỉ, mà chỉ có ngày làm việc, ngày trực và ngày không trực. Xuất phát từ những đặc thù nghề nghiệp nên tỷ lệ nhân viên y tế nữ giới cao hơn nam giới.

Bảng 2.2. Tỉ lệ phân loại nguồn nhân lực theo giới tính tại bệnh viện năm 2017- 2021

STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

1 Nam 90 (28%) 101 (29%) 117 (31%) 198 (34%) 291 (39%) 2 Nữ 231 (72%) 249 (71%) 262 (69%) 384 (66%) 456 (61%)

Tỷ lệ nhân lực nữ trên tổng số nhân lực của Bệnh viện chiếm tỷ lệ 66% đến 72,5%. Tỷ lệ nữ nhiều hơn ở vị trí Điều dưỡng viên vì đây là những công việc mang tính đặc thù. Điều dưỡng viên nữ thường nhẹ nhàng, ân cần và chu đáo hơn Điều dưỡng viên nam, họ sẽ tạo sự thân thiệnvới bệnh nhân khi được họ chăm sóc.

2.3.1.3. Cơ cấu nhân lực theo phân loại sức khỏe

Việc khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ viên chức có khả năng đánh giá tình hình và phân loại sức khỏe cán bộ viên chức, người lao động.

Hàng năm, bệnh viện tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn thể cán bộ viên chức, người lao động, căn cứ vào phân loại các chỉ số sau khi khám và kiểm tra, sức khỏe của cán bộ viên chức, người lao động được phân loại theo quy định:

Loại A: Khỏe mạnh, không có bệnh, hoặc có mắc một số bệnh thông thường nhưng không ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt và sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 60.

Loại B1: Đủ sức khỏe công tác, mắc một hay một số bệnh mãn tính cần phải theo dõi, điều trị nhưng không hoặc ít ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt và sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 70.

Loại B2: Đủ sức khỏe công tác, mắc một số bệnh mạn tính cần phải theo dõi, điều trị thường xuyên nhưng đang trong thời kỳ ổn định, ít ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt, sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 80.

Loại C: Không đủ sức khỏe công tác tại thời điểm khám sức khỏe, mắc một số bệnh mạn tính nặng, bệnh đã có các biến chứng, phải nghỉ việc để điều trị bệnh từ 01 đến 03 tháng.

Loại D: Không đủ sức khỏe để tiếp tục công tác, bệnh nặng ở giai đoạn cuối, biến chứng nặng, khó hồi phục, sức khỏe sút kém, phải nghỉ hẳn để chữa bệnh và phục hồi chức năng.

Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn nhân lực Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn theo phân loại sức khỏe giai đoạn 2019 - 2021

TT

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số ngƣời Tỷ lệ (%) Số ngƣời Tỷ lệ (%) Số ngƣời Tỷ lệ (%) 1 Sức khỏe loại A 318 83,9 496 85,2 622 83,3 2 Sức khỏe loại B1 31 8,2 50 8,6 96 12,9 3 Sức khỏe loại B2 30 7,9 36 6,2 29 3,8 4 Sức khỏe loại C 0 0,0 0 0,0 0 0,0 5 Sức khỏe loại D 0 0,0 0 0,0 0 0,0

Nguồn: Phòng TCCB – BVĐK Xanh Pôn

Qua bảng trên, có thể thấy tình trạng sức khỏe của nhân viên y tế đang được cải thiện qua từng năm. Tỷ lệ sức khỏe loại A, B1, B2 tăng qua các năm, tỷ lệ cán bộ viên chức, người lao động có sức khỏe loại Avà B1 ở mức khá cao, điều này cho thấy nhân viên y tế đã quan tâm hơn đến việc chăm sóc sức khỏe cá nhân.

Ở Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, một số khoa đặc thù như khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Khám bệnh, Khoa Truyền nhiễm có những nguy cơ gây tổn hại cho sức khỏe của các nhân lực y tế, nhân viên tại các khoa có nguy cơ bị stress, giảm tập trung chú ý…và các biểu hiện này xuất hiện ngay từ khi công việc bắt đầu cho đến khi kết thúc; sự căng thẳng có xu hướng tăng lên vào cuối ca làm việc.

2.3.2. Về trí lực

2.3.2.1. Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn

Cơ cấu đội ngũ nhân lực y tế các khoa, phòng của Bệnh viện tương đối hợp lý. Tỷ lệ Bác sĩ/Điều dưỡng với tỷ lệ các chuyên ngành tương đối phù hợp theo Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/06/2007 về Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở Y tế nhà nước, ngoài ra tỷ lệ, cơ cấu của nhân lực y tế còn căn cứ theo lượng công việc mỗi khoa, phòng phải gánh vác trong từng thời kỳ (Cơ cấu và số lượng cụ thể được thể

Hiện nay, bệnh viện đang có tổng số 1084 nhân lực đang làm việc, trong đó, số lượng viên chức hiện có là 596 người, số lượng nhân lực hợp đồng 68 là 20 người và số lượng hợp đồng lao động cho đơn vị thỏa thuận là 468 người.

Số liệu cho thấy cơ cấu về trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực y tế với trình độ Trung cấp chiếm số lượng lớn. Đa phần số nhân viên có trình độ trung cấp là những điều dưỡng, họ được bố trí làm các công việc có tính phức tạp không cao và hoàn toàn phù hợp với trình độ, điều này giúp Bệnh viện có được sự cân nhắc khi bố trí sử dụng nhân lực để tránh lãng phí nguồn lực có trình độ cao hơn như trình độ Cao đẳng, Đại học và sau Đại học. Tuy vậy, do yêu cầu của việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng cao nên việc nâng cao trình độ chuyên môn đang được quan tâm hơn, số lao động có trình độ Trung cấp cần được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng nhiệm vụ.

Bảng 2.4. Cơ cấu bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2021

Trình độ Viên chức Hợp đồng Tổng cộng Bác sỹ 256 Phó giáo sư 1 0 1 Tiến sỹ, Bác sĩ CKII 30 00 30 Thạc sỹ, Bác sĩ CKI 95 24 117 Bác sĩ 46 62 108 Điều dưỡng 492 Thạc sỹ, CK I 20 0 20 Đại học 102 36 138 Cao đẳng 98 116 214 Trung cấp 84 36 120

Nguồn: Phòng TCCB – BVĐK Xanh Pôn

Từ bảng dưới đây, có thể thấy rõ số lượng Bác sĩ chuyên khoa I, Thạc sĩ đều tăng lên qua các năm, cùng với đó số lượng Bác sĩ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên cũng dần tăng lên về lượng có trình độ Đại học, Cao đẳng, có được điều này một phần là do tuyển dụng và một phần là do đầu tư cho đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.

Trong năm 2020, so với năm 2019 số Thạc sĩ và chuyên khoa I tăng lên đáng kể, trong cùng một năm có đến 3 Bác sĩ học trình độ Sau đại học ra trường, đồng thời nhờ kỳ tuyển dụng năm 2019, số lượng Bác sĩ của Bệnh viện cũng tăng thêm, góp phần đẩy mạnh công tác khám, chữa bệnh.

Bảng 2.5. Thống kê trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn qua các năm

TT Trình độ chuyên môn Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 1 Tiến sỹ, CKII 8 11 18 24 30 Thạc sĩ /CKI 50 60 65 85 117 2 Bs Đại học 56 60 67 89 108 Thạc sỹ - CKI ĐD 2 3 5 8 20 Đại học ĐD 45 50 55 90 138 3 Cao đẳng ĐD 25 25 29 176 214

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sĩ tại bệnh viện đa khoa xanh pôn (Trang 41 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)