Sự phân bố của tuyết

Một phần của tài liệu Nguyên lý thủy văn ( NXB ĐH Quốc gia Hà Nội ) - Chương 2 ppsx (Trang 36 - 37)

c) Xác định lượng giáng thủy lớn nhất có khả năng xảy ra (PMP Probable Maximum Precipitation)

2.7.1Sự phân bố của tuyết

đảo Greenland, trên một khu vực rộng lớn ở châu á, châu âu và Bắc Mỹ. Tuyết rơi là

dạng chiếm ưu thế của giáng thủy khi nhiệt độ ở tầng thấp của khí quyển dưới 0C và

nhiệt độ mặt đất dưới nhiệt độ đóng băng là cần thiết để tuyết tích tụ lại không bị tan chảy ra.

Thông tin về sự phân bố theo không gian của tuyết theo truyền thống phụ thuộc vào những bản dự báo từ những quan trắc viên ở các trạm khí tượng. Nhưng sẽ là rất khó để có thể thu được một bức tranh khái quát về quy mô khu vực của lớp tuyết phủ từ những quan trắc cục bộ như vậy.

Do có albedo cao nên lớp tuyết phủ có thể dễ dàng được phân biệt với tuyết rơi trên mặt đất bằng cách sử dụng hệ số phản xạ bức xạ nhìn thấy. Cảm biến điều khiển từ xa ở trên máy bay hoặc trên các vệ tinh cho phép xây dựng nhanh chóng bản đồ phạm vi của lớp tuyết phủ trên những khu vực rộng lớn. Robinson và các cộng sự (1993) đã phân tích những số liệu lớp tuyết phủ của Bắc bán cầu giai đoạn 1972-92 và nhận thấy những chu kỳ tuyết rơi quy mô lớn hơn vào cuối những năm 1970 và giữa những năm 1980, xen giữa là những chu kỳ nhỏ hơn và sự giảm mạnh lớp tuyết phủ vào những năm 1990 trùng khớp với sự tăng nhiệt độ không khí toàn cầu.

Tuy nhiên, thường là rất khó để phân biệt tuyết với lớp phủ mây nếu chỉ sử dụng hệ số phản xạ nhìn thấy đồng thời không có sự chụp ảnh lặp đi lặp lại theo thời gian để loại bỏ trường mây biến đổi. Điều này có thể được khắc phục bằng việc sử dụng bức xạ cực ngắn "thụ động" do bề mặt Trái đất phát ra tự nhiên. Bức xạ này có thể xuyên qua lớp phủ mây và cho phép việc vẽ lên bản đồ khu vực tuyết rơi không bị cản trở bởi những ảnh hưởng của thời tiết. Tuy vậy, dữ liệu sóng viba thụ động có độ phân giải không gian thấp chỉ chừng vài chục km (Rango, 1994) sẽ gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Nguyên lý thủy văn ( NXB ĐH Quốc gia Hà Nội ) - Chương 2 ppsx (Trang 36 - 37)