Tình trạng dinh dưỡng của đôi tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng ở sinh viên mới nhập trường đại học y hà nội (Trang 27 - 32)

Chương 4: BÀN LUẬN

4.2Tình trạng dinh dưỡng của đôi tượng nghiên cứu

Về chiều cao và cân nặng: chiều cao trung bình của nam sinh viên là 166,3 ± 5,5cm; của nữ là 155,5 ± 5,2cm. Trần Thiết Sơn và cs (1997) nghiên cứu trên 165 sinh viên lứa tuổi 18-19 năm thứ nhất Đại học y Hà Nội cho thấy

chiều cao của nam 162,90 ± 5,43cm; cân nặng 47,25 ± 5,72kg; ở nữ chiều cao 155,05 ± 4,45cm; cân nặng 42,73 ± 4,71kg [6]. Cùng năm đó, Nguyễn Ái Châu và cs (1997) nghiên cứu trên sinh viên của 3 Trường Đại học y Hà Nội, Thái Bình, Bắc Thái thấy chiều cao trung bình của sinh viên nam là 164,7 ± 4,6cm; cân nặng 51,4 ± 4,1kg; chiều cao của nữ 154,6 ± 4,8cm; cân nặng 45,5 ± 4,6kg. Đặc biệt sinh viên ngoại trú Đại học y Hà Nội có chiều cao (nam: 166,2 ± 4,1cm; nữ 156,4 ± 3,2cm) tương tự như của sinh viên trường thể thao Từ Sơn năm 1964 [18]. Như vậy, chiều cao của sinh viên năm thứ nhất Đại học y Hà Nội năm 2010 cao hơn hẳn so với 2 nghiên cứu cách đây 13 năm và chiều cao của sinh viên thành phố thị xã cũng cao hơn sinh viên nông thôn. Đặc biệt, với những sinh viên thành phố, chiều cao của nam cao hơn so với kết quả của Nguyễn Ái Châu (năm 2010: 167,3 ± 5,7cm; năm 1997: 166,2 ± 4,1cm) nhưng chiều cao của nữ dường như không khác biệt (năm 2010: 156,8 ± 4,8cm; năm 1997: 156,4 ± 3,2cm).

Chiều cao và cân nặng của sinh viên y Hà Nội hiện nay tương tự như chiều cao, cân nặng của sinh viên Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn năm 1996, theo kết quả của Trần Sinh Vương nghiên cứu trên 792 sinh viên tuổi từ 17-30 (nam có chiều cao 166,77 ± 4,82cm; cân nặng 54,51 ± 4,82kg; ở nữ có chiều cao 156,96 ± 4,62cm; cân nặng 48,26 ± 4,57kg) [12]; cho thấy có sự gia tăng chiều cao, cân nặng của sinh viên y sau 13-14 năm. Điều này tương đối phù hợp với kết quả của Trương Đình Kiệt và cs (2009) nghiên cứu trên 1955 thanh niên 22 tuổi dân tộc Kinh ở 7 vùng sinh thái trên toàn quốc thấy rằng chiều cao ở nam cứ 10 năm tăng được 1,8cm, nữ tăng 2,0cm [12]. Hy vọng với những điều kiện thuận lợi, chiều cao, cân nặng của sinh viên y Hà Nội sẽ đạt được các kích thước tương tự như của sinh viên ban Giáo dục thể chất, Trường cao đẳng Sư phạm Hà Nội năm 2010 theo kết quả của Đỗ Hồng Cường nghiên cứu trên 50 sinh viên nam và 37 sinh viên nữ có độ tuổi trung

bình là 20,7 (nam cao 170,94 ± 4,20cm; nặng 60,28 ± 5,81kg; ở nữ cao 161,00 ± 3,92cm; nặng 50,89 ± 5,43kg) với thời gian ngắn hơn 10 năm [8].

Về TTDD kết quả nghiên cứu cho thấy: tổng số 962 sinh viên được nghiên cứu có 33,5 % sinh viên bị TNLTD, trong đó sinh viên ở mức TNLTD độ 1 là 26,5%, mức TNLTD độ 2 là 5,2% và TNLTD độ 3 là 1,8%. Theo giới, tỷ lệ bị TNLTD ở nam sinh viên (30,9%) thấp hơn ở nữ sinh viên (33,8%); ngược lại tỷ lệ thừa cân và béo phì ở nam lại cao hơn ở nữ (9,0% so với 3,5%), đặc biệt tỷ lệ béo phì ở nam tới 3,6% trong khi ở nữ chỉ có 0,4%. Trong nghiên cứu về chỉ số thể lực và tình trạng sức khoẻ của sinh viên năm thứ nhất trường đại học Văn hoá Hà Nội của tác giả Trần Đình Toán và cs năm 1993 tỷ lệ TNLTD là 54,6%. Theo Hà Huy Khôi và cs (1997) nghiên cứu về TTDD của 1070 sinh viên Đại học Y Hà Nội, Thái Bình và Bắc Thái cho thấy tỷ lệ TNLTD ở nam là 39,2%, ở nữ là 47,9% [19]. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu về TTDD ở phụ nữ lứa tuổi từ 15-49 tại một huyện tỉnh Hải Dương (2006), tỷ lệ TNLTD là 36,8% [6].

Như vậy các kết quả nghiên cứu trước đây có tỷ lệ TNLTD cao hơn trong nghiên cứu. Điều này có thể được giải thích bởi sự khác nhau về thời điểm nghiên cứu. Trước đây, tình hình kinh tế của nước nhà còn gặp nhiều khó khăn nên TTDD của người dân nói chung còn thiếu về chất lượng, kém về chất lượng. Với sự chuyển đổi của nền kinh tế, Việt Nam đã bước vào một giai đoạn phát triển mới và thu được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Đời sống của nhân dân ta ngày càng được cải thiện và điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới thanh niên, TTDD của thanh niên được cải thiện rõ rệt. Vì thế mà tỷ lệ TNLTD ngày càng có xu hướng giảm qua các năm.

So với một số nghiên cứu khác thì tỷ lệ TNLTD của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội lại cao hơn. Theo nghiên cứu của Hoàng Đức Thịnh

( 2001) tỷ lệ TNLTD ở phụ nữ tại một xã thuộc vùng nông thôn là 26,0%. Tác giả Hà Huy Tuệ và Lê Bạch Mai (2008) nghiên cứu TTDD và mức tiêu thụ lương thực thực phẩm trung bình của người từ 16-60 tuổi tại xã Duyên thái, tình Hà Tây, kết quả cho thấy tỷ lệ TNLTD của người trưởng thành là 22,2%. Trong nghiên cứu về tình trạng thể lực thanh niên Việt Nam năm 2009 ở 454 sinh viên học viện Quân y, tác giả Lê Thị Tuyết Mai cho thấy: 27,5% sinh viên trong nghiên cứu bị TNLTD, trong đó nữ bị TNLTD gấp đôi nam (36,4 % so với 18,6%). Theo nghiên cứu của Nuru Huda và Ruzita Ahmad (2010) về TTDD của 624 sinh viên có độ tuổi từ 18-26, kết quả chỉ ra rằng: có một tỷ lệ cao TNLTD (27,4%), thiếu cân ở nữ (32,78%) cao hơn nam (20,07%). Trong đó, tỷ lệ TNLTD của sinh viên đến từ Trung quốc là 29,81%, cao hơn nhóm sinh viên đền từ Ấn độ (27,96%) và Malaysia (25,33%). Abdelhamid kerkadi (2003) cho thấy sinh viên các nước Ả rập Thống Nhất tuổi từ 18-25 có tỷ lệ TNLTD là 13%. Còn ở Ba Lan, tỷ lệ sinh viên nữ bị TNLTD thì cao hơn (14,3%) .

Như vậy so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì tình trạng thiếu tinh dưỡng trường diễn của sinh viên năm đầu của trường Đại học Y Hà Nội chiếm một tỷ lệ khá cao, đặc biệt là cao hơn cả phụ nữ ở một cùng nông thôn. So với kết quả nghiên của tác giả Lê Thị Tuyết Lan ở sinh viên học viện Quân Y (2009) thì chỉ số BMI cũng thấp hơn đáng kể. Điều này được giải thích do tại trường học viện Quân Y tất cả sinh viên được ăn uống tại nhà trường, được nhà nước chu cấp chi phí ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi cũng theo giờ giấc quân sự. Trong khi đó tại trường Đại học Y Hà Nội, sinh viên phải tự túc việc ăn uống, chi phí ăn uống chủ yếu đựơc chu cấp từ gia đình. Do tự túc nên giờ giấc cũng như chế độ ăn uống nhiều khi không đựơc đảm bảo, vì thế chỉ số BMI thấp hơn, số sinh viên TNLTD chiếm tỷ lệ cao hơn.

Với sinh viên Y mới nhập trường các em vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp và thi đại học hết sức vất vả. Căng thẳng, áp lực học hành và thời gian ôn thi ảnh hưởng không nhỏ tới TTDD của các em trước khi nhập trường. Sau khi nhập trường, từ ngay năm thứ nhất tại trường Đại học Y Hà Nội áp lực học tập cũng khá nặng. Ngoài việc học tập tại trường còn phải đi tới các bệnh viện thực hành, thực tập hàng ngày và phải tham gia trực đêm, chương trình học tập khá căng thẳng, ngoài ra việc di chuyển đi lại trong một ngày cũng là một hoạt động thể lực đáng kể, nhất là đối với sinh viên nữ.

Nghiên cứu trên sinh viên Nigeria D.O Noayelugo và E.Chinewe Okele (1984) cho thấy: sinh viên bỏ bữa do nguyên nhân thiếu thời gian chiếm 45,5%, bỏ bữa do mệt mỏi vì học tập quá sức là 33,0%. Đây là điều đáng lo ngại và cần phải có biện pháp kịp thời cải thiện, vì độ tuổi này có thể vẫn có hiện tượng lớn bù do ở những năm trước đó cơ thể chưa tăng trưởng hết tiềm năng vốn có của nó. Chính vì vậy, mọi lệch lạc trong dinh dưỡng đều có thể dẫn tới những ảnh hưởng không nhỏ và có thể để lại những hậu quả lâu dài cho sức khỏe, thể lực và làm giảm sút khả năng học tập của sinh viên, từ đó dẫn tới giảm sút khả năng làm việc, lao động sau này.

Bên cạnh tỷ lệ TNLTD còn cao thì tình trạng thừa cân, béo phì chiếm tỷ lệ đáng kể (6,1%), tạo nên một gánh nặng kép về dinh dưỡng. Tỷ lệ sinh viên ở mức thừa cân là 4,2% và có duy nhất một trường hợp trong số 962 sinh viên có mức béo phì độ 3 (0,1%). Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nam cao hơn ở nữ (3,6 % so với 0,4%); sinh viên ở thành phố, thị xã (12,2%) cao hơn sinh viên ở vùng nông thôn (4,4%). Kết quả này cao hơn nhiều so với các nghiên cứu trước đây. Theo Hà Huy Khôi và cs nghiên cứu về TTDD của 1070 sinh viên Đại học Y Hà Nội, Thái Bình và Bắc Thái năm 1997 không có sinh viên nào có tình trạng thừa cân, béo phì. Trong nghiên cứu về chỉ số thể lực và tình trạng sức khoẻ của sinh viên năm thứ nhất trường đại học Văn hoá Hà Nội

của tác giả Trần Đình Toán, Nguyễn Mai Hoa, Phạm Văn Thông, Chu Thị Lan năm 1993 tỷ lệ sinh viên béo phì là 0,15%. Trong nghiên cứu về tình trạng thể lực thanh niên Việt Nam năm 2009 ở 454 sinh viên học viện Quân y, tác giả Lê Thị Tuyết Mai cho thấy: trong 454 thanh niên chỉ có 15 người ở tình trạng thừa cân, chỉ có một người ở tình trạng béo phì.

Tỷ lệ béo phì của nam sinh viên thành phố cao hơn nông thôn do sự khác nhau về điều kiện sống. Ở thành phố mức sống của người dân cao hơn, ăn uống đầy đủ hơn trong khi vận động thể lực lại ít dẫn tới tỷ lệ thừa cân, béo phì đang có xu hướng gia tăng.

Một phần của tài liệu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng ở sinh viên mới nhập trường đại học y hà nội (Trang 27 - 32)