2. Phương pháp hàn que (SMAW)[-]
2.7. Kỹ thuật hàn
2.7.1. Que đơng nhanh ―Fast-Freeze‖
Trừ phi có những chú dẫn đặc biệt , ta dùng dòng DCEP ( DC+), que hàn gắn vào cực dương với loại Exx10 và AC với loại Exx11 Loại Exx11 có thể hàn với cực tính DC+ và dòng thấp hơn 10% so với khi hàn AC . Cực tính DCEN ( DC-) hoặc AC thích hợp hơn với que E6022.Chú ý luôn hiệu chỉnh dòng sao cho có thể kiểm soát vũng chảy dễ dàng .
– Giữ chiều dài hồ quang cở 1/8” (3.2 MM) hoặc ngắn hơn , có thể tỳ nhẹ đầu que vào vật hàn . Di chuyển đủ nhanh để đầu que luôn nằm phía duôi vũng chảy. Dùng dòng điện cao hơn trị số trung bình của khoảng dòng điện tham khảo.
– Dùng que có đường kính nhỏ hơn 3/16” . Khi hàn tuột thì dùng kỹ thuật hàn kéo như khi hàn ống lớp lót và hàn tôn mõng . Hàn leo được áp dụng khi hàn tấm dày . Tạo lớp lót bằng kỹ thuật “whipping” (Nhảy cóc) khi hàn leo mối vát V hoặc mối hàn góc Các lớp kế tiếp dùng cách dịch que kiểu hộp hoặc ZigZag kết hợp với dừng ở hai biên để bảo đảm độ ngấu và tránh ngậm xỉ ở biên mối hàn . Dùng dòng điện thấp hơn trung bình của khoảng dòng điện tham khảo
– Dùng que có đường kính nhỏ hơn 3/16”.Các mối hàn này cần được lắp đầy bằng các mối hàn thẳng (Không lắc que) kế tiếp nhau. Có thể dùng kỹ thuật như khi hàn lớp lót tư thế leo.
– Dùng cực tính DC-, que hàn gắn vào cực âm, giữ chiều dài hồ quang 1/16” hoặc dài hơn. Di chuyển nhanh song vẫn bảo đảm sự nóng chảy của mép hàn . Chi tiết đặt nghiêng 450 và hàn tuột dùng dòng trung bình của khoảng dòng điện tham khảo.
– Cần tiến hành thử nghiệm quy trình hàn để xác định cở que và cực tính thích hợp với bề dày thành ống , chất lượng bền yêu cầu cũng như thành phần hóa học của kim loại hàn .
2.7.2. Que ―Fast-Fill‖
– Dòng dòng AC để có tốc độ hàn cao nhất và dễ hàn hơn.Dòng DC có thể hàn song hiện tượng thổi lệch từ có thể gây khó khăn cho công việc hàn.
– Dùng kỹ thuật hàn kéo và đắp mối hàn không lắc que. Di chuyển đủ nhanh để giữ khoảng cách 1/4-3/8” trước vũng chảy. Dòng hàn tối ưu lớn hơn trị trung bình từ 5-10 amps . Khi hàn các mối hàn có yêu cầu kiểm định bằng X-quang , không nên sử dụng dòng cao hơn mức trung bình .
- Giữ que hàn trong mặt phẳng 450 và dùng kỹ thuật hàn phẳng nêu trên . Đầu que hàn cần duy trì tiếp xúc với cả hai mặt vách của chi tiết hàn .
2.7.3. Que ―Fill-Freeze‖
– Dùng cực tính DCEN ( DC-) là thích hợp nhất, trừ phi hiện tượng thổi lệch từ xảy ra nghiêm trọng thì dùng nguồn AC
– Dùng đường độc chiếc cho lớp một ngoại trừ khi việc chuẩn bị có khuyết tật (khe hở (Root gap) rộng quá hoặc bề dày chân (Root Face) quá mỏng thì cần lắc que chút ít để không bị đánh thũng. Lớp kế tiếp vẫn dùng kỹ thuật hàn không lắc que (chọn que có đường kính lớn hơn ) Tỳ đầu que vào chi tiết và chiều dài hố quang 1/8” hoặc ngắn hơn . Di chuyển nhanh song vẫn bảo đảm bề rộng mối hàn. Dùng dòng điện hàn cao hơn mức trung bình của khoảng tham khảo.
– Dùng đường kính 3/16” hoặc nhỏ hơn khi hàn đứng và hàn khỏi đầu.
– Dùng kỹ thuật hàn đường độc chiếc hoặc lắc nhẹ que . Kỹ thuật hàn kéo với loại E6013 . Tạo mối hàn hẹp hướng que hàn sao cho áp lực hồ quang đẩy vũng chảy lên trên . Di chuyển đủ nhanh và dùng dòng hàn cao hơn trị trung bình của khoảng tham khảo.
– Dùng kiểu lắc que tam giác cho lớp lót . Hàn theo kỹ thuật tạo bệ di chuyển men theo bệ đã hàn leo dần lên. Chú ý dừng ở biên mối hàn để bảo đảm ngấu và biên mối hàn không bị khuyết chân hoặc ngậm xỉ. Không nên dùng kỹ thuật nhảy cóc (whipping) hoặc nhấc que hàn ra khỏi vũng chảy. Que hàn có hướng nhẹ lên trên sao cho áp lực hồ quang giữ vũng chảy không bị chảy xệ . Tốc độ di chuyển chậm sao cho vẫn giữ được bệ hàn mà không bị chảy.Dùng dòng hàn thấp hơn trị số trung bình.
– Tạo đường hàn hẹp với kỹ thuật hàn kéo kết hợp tạo vòng nhỏ ở vũng chảy. Không nên lắc ngang. Di chuyển đủ nhanh để loại trừ chảy xệ. Dùng dòng điện ở mức thấp hơn trị trung bình.
– Hàn tuột khi có thể . Di chuyển nhanh trong khi vẫn giữ bề rộng mối hàn . Dùng dòng hàn ở mức cao hơn trị số trung bình.
2.7.4. Que giảm Hydro – (Low hydrogen)
– Dùng cực tính DCEP ( DC+) khi có thể, Chọn que hàn có đường kính 5/32” hoặc nhỏ hơn. Dùng nguồn AC khi phải hàn với que hàn đường kính lớn để loại trừ thổi lệch từ .
– Ở lớp lót hoặc khi cần thiết phải giãm sự hoà tan kim loại hàn (có tính hàn xấu) vào trong mối hàn nên dùng dòng hàn thấp. Đối với các lớp hàn kế tiếp dùng dòng điện bảo đảm yêu cầu của thao tác hàn .Tỳ nhẹ que hàn và giữ chiều dài hồ quang ngắn đến mức có thể 1/16” max. Khi mối hàn có yêu cầu kiểm định bằng X- quang không nên hàn với hồ quang dài bởi vì loại que hàn này dùng xỉ loãng như là yếu tố bảo vệ vũng chảy. Đường hàn hẹp hoặc lắc nhẹ sẽ có chất lượng cao hơn đường hàn rộng.Các lớp hàn không nên dày quá 3/16” max. để bảo đảm chất lượng. Khi thay que
hàn , mồi hồ quang trên rãnh hàn sau đó kéo về vũng chảy và tiếp tục hàn bình thường . Dùng dòng điện cao hơn nếu hàn với dòng AC . Tốc độ đều , bảo đảm bề rộng mối hàn
– Hàn leo với cở que đến 5/32”. Dùng dịch chuyển tam giác cho các mối hàn một lớp , lớp lót dùng mối hàn hẹp lắc nhẹ . Đắp đều hai bên mặt chi tiết và đừng ngại dừng biên lâu để bảo đảm không khuyết chân và đủ thời gian đẩy xỉ nóng chảy ra khỏi biên mối hàn . Không dùng kỹ thuật nhảy cóc hoặc kéo dài hồ quang . Di chuyển chậm đủ để tạo bệ hàn mà không bị chảy xệ . Dòng hàn nên chọn ở mức thấp hơn trị trung bình và phù hợp với bề dày và sự chuẩn bị mép hàn (Root gap và Root Face)
Hàn khỏi đầu – Dùng cở que nhỏ hơn 5/32” . Đắp mối hàn hẹp có chuyển động tròn
nhẹ ở vũng chảy . Chuyển động chậm và thận trọng . Tốc độ hàn đủ nhanh để loại trừ sự chảy xệ . Tuy nhiên đừng phát hoảng khi xỉ bị chảy.Dùng dòng điện ở mức thấp hơn trị trung bình
Que hàn (Jetweld LH-3800) E7028 - Hàn theo kỹ thuật hàn que “Fast-Fill” Tất cả các chủng loại que E7018 đều nên hàn kéo với chiều dài hồ quang Max = 1/16” để bảo đảm chất lượng kim loại hàn