Một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần giao thông công chính thị xã quảng yên (Trang 65 - 68)

7. Kết cấu luận văn

3.3. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả

quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Giao thông - Công chính thị xã Quảng Yên

3.3.1. Hoàn thiện kế toán doanh thu

Về hệ thống tài khoản: TK 511 nên chi tiết theo từng công trình nhận thầu. Vì các công trình của công ty có giá trị khá lớn, thời gian kéo dài nên việc lập sổ chi tiết sẽ giúp kế toán theo dõi được sát sao chứng từ, sổ sách cũng như theo dõi công nợ. Hơn nữa, việc ghi nhận theo công trình sẽ giúp kế toán hạch toán một cách chi tiết và rõ ràng, từ đó giúp nhà quản trị có quyết định phù hợp và định hướng cho tương lai.

Ví dụ nhận thầu công trình công ích thị xã Cẩm Phả thì mở sổ chi tiết 51131 – công ích Cẩm Phả.

3.3.2. Hoàn thiện kế toán chi phí

* Hoàn thiện phương pháp tính giá xuất kho

Công ty nên áp dụng phương pháp tính giá vốn xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Vì do đặc điểm Công ty là cung cấp dịch vụ công ích theo hợp đồng và việc nhập hàng được Công ty quy định khi lượng

hàng tồn kho còn lại bằng 10% x lượng hàng nhập lô trước đó nên khi áp dụng phương pháp này trị giá vốn hàng hóa còn trong kho sát với giá thị trường, chỉ tiêu hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán có ý nghĩa kinh tế hơn.

Phương pháp này dựa trên giả định là hàng được nhập mua trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước và thực hiện tuần tự cho đến khi hàng được xuất đi hết. Cũng theo phương pháp này, giá vốn sẽ được tính toán ngay sau từng lần xuất hàng, đảm bảo việc ghi chép và cung cấp số liệu cho công tác quản lý và có những đánh giá xác thực hơn trong kinh doanh. Chính vì vậy, việc áp dụng phương pháp này sẽ khắc phục được nhược điểm của phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ ở mức độ chính xác cao hơn.

Mặt khác về chi phí liên quan đến từng công trình công ích, kế toán nên tiến hành theo dõi riêng biệt từng chi phí phát sinh đối với từng công trình trên TK 632 chi tiết cho từng công trình. Các chi phí có sự giao thoa ví dụ phát sinh chung giữa các công trình thì nên phân bổ theo diện tích của từng công trình để phân bổ cho hợp lý.

* Hoàn thiện việc lập dự phòng phải thu khó đòi

Dự phòng nợ phải thu khó đòi được căn cứ trên Thông tư 48 2019 TT- BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp của doanh nghiệp.

Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.

Công ty tính toán khoản nợ có khả năng khó đòi, tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ.

Công ty phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng theo từng khoản nợ phải thu khó đòi. Khoản nợ phải thu phải có chứng từ gốc và có đối chiếu xác nhận nợ bao gồm

hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ,...

Mức trích lập dự phòng được quy định như sau:


- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.


- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.


- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.


- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.


* TK sử dụng: TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản, chi tiết TK 2293 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi, tài khoản này theo dõi chi tiết cho từng đối tượng, từng khoản phải thu khó đòi mà doanh nghiệp đã lập dự phòng.

* Phương pháp hạch toán


(1) Vào cuối niên độ kế toán, khi trích lập khoản dự phòng kế toán ghi: Nợ TK 642

Có TK 229 (2293)


(2) Cuối niên độ kế toán tiếp theo, nếu số cần trích lập nhỏ hơn số đã trích lập năm trước thì tiến hành hoàn nhập dự phòng:

Nợ TK 229 (2293): Số chênh lệch Có TK 642: Số chênh lệch

(3) Cuối niên độ kế toán tiếp theo, nếu số cần trích lập lớn hơn số đã trích lập năm trước thì tiến hành trích bổ sung:

Nợ TK 642: Số chênh lệch

Có TK 229 (2293): Số chênh lệch

3.3.3. Hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh

Ngoài việc xác định lợi nhuận tạo ra tại công ty, kế toán cần theo dõi lợi nhuận tạo ra từ từng công trình của doanh nghiệp. Khi đó tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” của công ty cũng cần theo dõi chi tiết cho từng công trình.

Phần mềm kế toán cần bổ sung tài khoản chi tiết cho TK 632, đồng thời ghi khi khai báo công trình cần tích hợp tài khoản chi tiết của tài khoản

giá vốn hàng bán chính xác để khi khai bút toán doanh thu phần mềm tự động ghi nhận bút toán giá vốn vào tài khoản chi tiết hợp lý. Đến cuối kỳ kế toán, sau khi cập nhật giá xuất kho, công ty có thể xác định được giá vốn hàng bán phát sinh của từng công trình tổng hợp là bao nhiêu từ đó dễ dàng đưa ra các kết luận về việc kinh doanh, đánh giá khả năng thu được lợi nhuận từ công trình đó.

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần giao thông công chính thị xã quảng yên (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)