Phẩm hữu cơ

Một phần của tài liệu Những yếu tố thúc đẩy và kìm hãm ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại TP hồ chí minh phần 1 (Trang 29 - 31)

đẩy và kìm hãm ý định mua thực phẩm hữu cơ đang trong quá trình quy nạp để tổng hợp lý thuyết. Mặt khác, các nghiên cứu chủ yếu thực hiện ở những nước phát triển và vẫn còn mới trong bối cảnh những nước đang phát triển (Talwar và cộng sự, 2020). Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), trong nghiên cứu khoa học thì sự khác nhau về văn hóa và kinh tế dẫn đến sự khác nhau trong đó lường. Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam, nơi có nền văn hóa đặc trưng và trình độ phát triển kinh tế thấp hơn các nước đã phát triển có thể tiềm ẩn nhiều khác biệt so với các nghiên cứu trước.

Tác giả tìm hiểu tài liệu, cơ sở lý thuyết, học thuyết, mô hình liên quan đến những yếu tố tác động ý định mua thực phẩm hữu cơ đặc biệt là những yếu tố thúc đẩy và kìm hãm. Từ các mô hình nghiên cứu trước đây của nhà khoa học, các chuyên gia cũng như các học giả trong và ngoài nước, tác giả kế thừa những yếu tố đã được minh chứng và thực nghiệm trong thực tiễn để tiếp tục đánh giá mức độ ảnh hưởng của những yếu tố thúc đẩy và kìm hãm ý định mua thực phẩm hữu cơ tại bối cảnh một đất nước đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh thông qua: lý thuyết hành động hợp lý, lý thuyết hành vi dự định để góp phần giải thích ý định hành vi mua của người tiêu dùng, lý thuyết phản kháng sự đổi mới giải thích các yếu tố kìm hãm và lý thuyết nhân tố kép sẽ giải thích ảnh hưởng đồng thời của yếu tố thúc đẩy và các rào cản kìm hãm. Từ việc sử dụng các lý thuyết nền sẽ có thể đánh giá mức độ tin cậy cũng như khẳng định thêm giá trị của mô hình nghiên cứu đề xuất. Kết quả của đề tài nghiên cứu góp phần hỗ trợ công tác giảng dạy trong bộ môn quản trị rủi ro, hành vi khách hàng, v.v… Ngoài ra, đề tài nghiên cứu còn cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu khoa học, cơ sở lý thuyết nghiên cứu cho sinh viên ở khóa học sau.

1.8.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn

Tác giả căn cứ số liệu thống kê từ bài báo chính thống trong và ngoài nước, kế thừa lý thuyết cũng như mô hình nghiên cứu của các chuyên gia và nhà nghiên cứu, kết hợp kết quả phỏng vấn sâu sơ bộ các chuyên gia trong lĩnh vực tiêu dùng xanh cùng với tình hình, thực trạng tiêu thụ thực phẩm hữu cơ để từ đó đề xuất, tìm ra những yếu tố thúc đẩy và kìm hãm ý định mua thực phẩm hữu cơ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị góp phần hỗ trợ những nhà sản xuất, các công ty, doanh nghiệp, v.v… đang kinh doanh thực phẩm hữu cơ nhận thức động cơ thúc đẩy và rào cản kìm hãm. Qua đó, các doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phù hợp, khắc phục quy trình quản lý chất

8

lượng, chính sách bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng để củng cố, xây dựng lòng tin và gia tăng nhận thức, phát triển ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng.

1.9 Kết cấu đề tài nghiên cứu

Nội dung bài báo cáo bao gồm 5 chương và được trình bày cụ thể như sau:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương này trình bày tổng quan về đề tài: lý do chọn đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, mục tiêu tổng quát và cụ thể, đối tượng, câu hỏi và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn, cuối cùng là kết cấu của đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất

Ở chương này giới thiệu các khái niệm cơ sở khoa học, lý luận, lý thuyết nền liên quan đến những yếu tố thúc đẩy và kìm hãm ý định mua thực phẩm hữu cơ và cơ sở lý thuyết khác có liên quan gần nhất với đề tài. Đây là tiền đề để tác giả thực hiện và hoàn thành nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu của các học giả trước đây cũng được đề cập, là cơ sở phát triển giả thuyết, là nền tảng hỗ trợ tác giả phác thảo mô hình nghiên cứu đề xuất. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất sẽ được trình bày chi tiết ở cuối chương 2.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Ở chương này trình bày chi tiết về quy trình nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ kiểm định mức độ phù hợp thang đo và kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ đánh giá độ tin cậy thang đo, thiết lập bảng thang đo, thiết kế quá trình nghiên cứu chính thức, công cụ và phương pháp thu thập dữ liệu, cách thức tính toán kích cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu, cách thức điều tra khảo sát. Các phương pháp nghiên cứu được trình bày để đánh giá mức độ ảnh hưởng của những yếu tố thúc đẩy và kìm hãm ý định mua thực phẩm hữu cơ. Bên cạnh đó, tác giả cụ thể hóa từng giai đoạn của quy trình nghiên cứu.

Chương 4: Phân tích kết quả và kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Chương 4 trình bày cụ thể kết quả nghiên cứu chính thức dựa vào kết quả thu được thông qua phân tích dữ liệu đã thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu bao gồm: thống kê cơ cấu mẫu, đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông qua Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan (Pearson), phân tích hồi quy tuyến tính đa biến và kiểm định sự tác động của biến kiểm soát.

9

Chương 5: Kết luận và hàm ý của nghiên cứu

Tác giả tóm tắt kết quả chính của nghiên cứu, đề xuất một số hàm ý quản trị, tóm lược những đóng góp của nghiên cứu mang ý nghĩa lý thuyết, thực tiễn đồng thời là những hạn chế của đề tài và đề xuất những định hướng cho nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

1.10 Tóm tắt chương 1

Ở chương 1, tác giả đã trình bày mở đầu về đề tài nghiên cứu bao gồm các phần: tính cấp thiết của đề tài, thiết lập mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của nghiên cứu, xác định đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cuối cùng là ý nghĩa về mặt lý thuyết và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

Một phần của tài liệu Những yếu tố thúc đẩy và kìm hãm ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại TP hồ chí minh phần 1 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)